Ấn Độ bị đưa vào danh sách các quốc gia “cần được theo dõi” về tự do tôn giáo
Không ngăn chặn tình trạng người công giáo bị tấn công, Ấn Độ bị đưa vào danh sách các quốc gia “cần được theo dõi” về tự do tôn giáo
WHĐ (24.08.2009) – Các hãng tin công giáo quốc tế CNS (Catholic News Service) và InfoCatho tuần qua đưa tin: Ủy ban Quốc tế của Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo (USCIRF) ngày 12-08-2009 đã đưa Ấn Độ vào danh sách các quốc gia cần được theo dõi (về tự do tôn giáo) [watch list].
Lý do được USCIRF nêu ra khi liệt Ấn Độ vào danh sách các quốc gia cần được theo dõi là: “Ấn Độ đã không cho thấy khả năng ngăn chặn sự gia tăng đáng lo ngại tình trạng bạo lực xảy đến cho cộng đồng”.
Trong báo cáo bổ sung được công bố hôm 12-08 vừa qua (báo cáo thường niên đã được công bố hôm 1-05-2009), ông Leonard Leo, chủ tịch USCIRF nêu rõ tình trạng người công giáo thiểu số bị những người Hindu, chiếm đa số tại bang Orissa, tấn công liên tục và dữ dội trong năm 2008. Đồng thời, ông chủ tịch cũng nhắc lại tình cảnh tương tự đã xảy ra với người Hồi giáo tại bang Gujarat vào năm 2002.
Phản ứng trước sự kiện này, ông Vishnu Prakash, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết “lấy làm tiếc” trước quyết định của USCIRF.
Theo tường thuật của PTI (thông tấn xã chính thức của nhà nước Ấn Độ), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói: “Ấn Độ là một quốc gia có dân số 1 tỉ người, nhiều chủng tộc và đa tôn giáo. Tình trạng quá lạm, nếu có, cũng chỉ diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, được công lý và các phương tiện thông tin theo dõi”. Viên chức ngoại giao này tuyên bố: “Hiến pháp Ấn Độ bảo đảm quyền tự do tôn giáo và sự bình đẳng về cơ hội cho mọi công dân”.
Trong khi đó Ủy ban Quốc tế về Tự do tôn giáo tố cáo nhà cầm quyền Ấn Độ đã không chỉ thất bại trong việc ngăn ngừa bạo lực mà còn tỏ ra “chiếu lệ”, “làm cho có” trong việc xét xử các viên chức nhà nước hành động vô trách nhiệm, cũng như đã để cho hàng vạn người dân phải lâm cảnh ly tán.
Tại Ấn Độ hiện nay, số tín hữu Kitô vào khoảng 2,3% dân số. Đó là một cộng đồng thiểu số, thường xuyên trở thành mục tiêu bị tấn công.
Nếu tình hình không được cải thiện, bước tiếp theo USCIRF có thể đề nghị đưa Ấn Độ vào danh sách “các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt” (CPC, Countries of Particular Concern). Hiện Việt Nam đang nằm trong số các quốc gia được đề nghị đưa vào danh sách CPC cùng với Irak, Pakistan, Turkmenistan và Nigeria.
Tưởng cũng nên nhắc lại, Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách CPC vào năm 2007.
Tuy nhiên trong Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế tại Việt Nam do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 19-09-2008, tình hình tôn trọng tự do tôn giáo vẫn còn là một vấn đề, trong đó có vấn đề đất đai thuộc sở hữu của các tôn giáo.
Bạn đọc có thể đọc toàn văn bản báo cáo này bằng tiếng Việt trên website của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, tại địa chỉ:
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/irfreport2008.html
PV
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19