Bác ái không phải là một thứ hoạt động trợ giúp xã hội mà ta có thể để lại cho người khác làm,...
(Trao Đổi của Linh Mục Vinh Sơn Vũ Ngọc Đồng, giám đốc Caritas Tổng giáo phận TP.HCM với phóng viên Trung Nhân–CGvDT về chủ đề Bác Ái)
Câu 1: Thánh Laurensô từng nói “Người nghèo là tài sản Giáo hội”, vậy Giáo hội đã và đang đối thoại với họ qua hình thức và cung cách như thế nào, thưa cha?
- Thật ra, có một câu truyện của thánh Ambrosio tường thuật về việc tử đạo của thánh Laurenso liên quan đến người nghèo. Câu truyện thế này: Sau khi Đức giáo hoàng và các bạn phó tế bị bắt, Laurenso, vì là người chịu trách nhiệm chăm sóc các người nghèo tại Rôma, đã được lệnh là trong một thời gian, phải gom góp các của cải châu báu của Giáo hội và trao nộp cho Chinh quyền. Thế nhưng ngài đã đem phân phát hết của cải có trong tay cho người nghèo, và sau đó trình diện các người nghèo cho chính quyền như là kho báu đích thực của Giáo hội. (Thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu). Noi gương Đức Giê su, Giáo hội đối xử với mọi người trong sự kính trọng và trong tình yêu thương.
Câu 2: Trong Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010 có nhắc đến việc “nhận ra hình thức nghèo mới”. Xin cha có thể nói rõ hơn?
- Ngày nay, “nghèo” không chỉ được hiểu đơn thuần là thiếu thốn tiền bạc hoặc những nhu cần thiết cho cuộc sống vật chất, nhưng còn là thiếu những nhu cầu cần thiết cho một con người toàn diện, về tâm linh, về tình thương, về phẩm giá con người,... Vì thế, tôi thích sử dụng cụm từ “những người có hoàn cảnh đặc biệt” thay cho từ “người nghèo”. Họ là những trẻ em bị bỏ rơi ngay từ khi mới sinh vì lầm lỡ của cha mẹ hoặc vì gia đình tan vỡ, những người già neo đơn không ai chăm sóc, những người bệnh tật bị hất hủi, những người sống bên lề xả hội vì bị kỳ thị về màu da, tôn giáo, v.v.
Câu 3: "Trước thực tế đó, Giáo hội làm gì để đáp ứng những chờ đợi của những người có hoàn cảnh đặc biệt?"
- Trong chức năng của mình, Giáo hội đã lên tiếng: phải tôn trọng sự sống, tôn trọng phẩm giá con người, đối xử bình đẳng với mọi người,v.v. Trong khả năng của mình, Giáo hội đã thiết lập nhiều tổ chức để phục vụ những người có hoàn cảnh đặc biệt, mời gọi con cái mình dấn thân trong những môi trường bác ái xã hội, phuc vụ những anh chị em đó. Trong suốt lịch sử của mình, ngay từ buổi sơ khai, những hình thức thi hành bác ái này đã được thực hiện trong Giáo hội. Giáo hội cũng đã hướng dẫn con cái thực thi giới răn yêu thương qua những giáo huấn của Giáo hội. Mới đây nhất, ĐTC Benedito XVI qua thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, đã đưa ra những hướng dẫn căn bản cho các tín hữu trong trách nhiêm phục vụ bác ái. Trong Đại hội Dân Chúa 2010 vừa qua, Giáo hội Việt nam đã xác định lại mệnh lệnh căn bản này. Mới đây, Giáo hội Việt Nam đã thiết lập lại Caritas quốc gia và Caritas các giáo phận sau một thời gian tạm ngưng. Các khóa tập huấn thiêng liêng và chuyên môn được tổ chức, giúp người ki tô hữu nhận thức trách nhiệm và có được những chuyên môn cần thiết, qua đó việc phục vụ bác ái được thực hiện cách hữu hiệu hơn. Trong khi đó, các dòng tu vẫn tiêp tục thực hiện các việc bác ái theo tôn chỉ và sứ mệnh của mình.
Câu 4: Tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, hằng năm có hàng vạn người dân nhập cư tạo thành một lớp nghèo mới trong đô thị. Con số này có làm cho các Giáo hội địa gặp những khó khăn, bị động?
- Vì những điều kiện sinh sống không đồng đều giữa các thành phố lớn và thôn quê, nên có rất nhiều anh chị em nhập cư để kiếm sống tại các thành phố lớn. Con số này trở nên quá tải so với khả năng dung nạp của các thành phố. Điều này tạo ra nhiều vấn đề cho dịa phương và cho chính những người nhập cư. Ban Di dân cấp toàn quốc và giáo phận được thiết lập. Ban này có trách nhiệm nghiên cứu và thực hiện những hình thức giúp đỡ những anh chi em di dân. Tại các giáo xứ cũng có những tổ chức hỗ trợ anh chị em di dân Công giáo hội nhập với đời sống đạo tại các giáo xứ. Về phương diên xã hội, nhiều dòng tu và cả cá nhân cũng tổ chức nhà trẻ miễn phí, các lớp học tình thương dành cho con em di dân không được chính thức đến trường,v.v. Hiện Caritas Tổng giáo phận Thành phố cũng đang lên dự án, hỗ trợ một phần chi phí cho bữa ăn trưa của các em thuộc một số lớp học tình thương còn khó khăn.
Câu 5: Theo cha, khó khăn nhất trong mục vụ cho người nghèo hiện nay là gì?
- Có nhiều nguyên nhân đưa người ta đến tình trạng nghèo. Khó đáp ứng hết được nhu cầu của những anh chị em có hoàn cảnh đặc biệt. Cần có sự liên đới và hợp tác của nhiều thành phần trong xã hội.
Câu 6: Một người giáo dân bình thường có thể làm gì để cộng tác với Giáo hội chăm lo cho người nghèo?
- Trong Thông điệp Thiên Chúa là Tình Yêu, Đức Thánh Cha Bê nê đi tô XVI nhắc lại rằng: ba trách nhiệm căn bản của người Ki tô hữu, là Loan báo Tin Mừng, Cử hành Bí tích và Thi hành Bác ái. Như vậy đối mọi tín hữu, Thi hành bác ái cũng quan trọng như việc Loan báo Tin Mừng và Cử hành Bí tích. Trong Giáo hội, bác ái không phải là một thứ hoạt động trợ giúp xã hội mà ta có thể để lại cho người khác làm, nhưng thuộc về bản tính của Giáo hội, một lối diễn tả không thể thiếu của bản chất Giáo hội. (Thông điệp TCLTY số 25). Giáo hội không bao giờ được miễn trừ khỏi việc thực thi bác ái như một hoạt động có tổ chức của các tín hữu, và mặt khác, sẽ không có một hoàn cảnh nào mà bác ái của mỗi cá nhân ki tô hữu là không cần thiết, bởi vì ngoài sự công bằng, con người cần đến và sẽ luôn cần đến tình yêu. (số 29). Trách nhiệm hàng đầu của Caritas các giáo phận là hỗ trợ các giáo xứ trong việc giúp các tín hữu ý thức và thực thi bổn phận này. Hiện nay, nhiều Caritas giáo phận đã tổ chức những khóa tập huấn, bao gồm việc đào luyện thiêng liêng, giúp các tín hữu xác tín và nhận ra trách nhiệm của mình là thực thi bác ái, biết đào luyện con tim mình để biết động lòng trắc ẩn trước những hoàn cảnh khó khăn của người khác, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc; rồi được đào luyện chuyên môn, để biết làm việc chung với nhau, với cha xứ, với các đoàn thể, biết lên kế hoạch, biết làm dự án, qua đó, họ có thể phục vụ cách hữu hiệu cho những người có hoàn cảnh đặc biệt.
Đây chính là cách thực hiện lòng yêu thương mà Chúa đã dậy và cũng là cách loan báo Tin mừng rất hiệu quả.
04/07/2011
bài liên quan mới nhất
- Cộng đoàn Bác ái Cao Thái: Lịch cấm phòng năm 2022
-
Phát quà Giáng sinh cho trẻ em và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt -
Giáo Xứ Chợ Đũi phát học bổng Mẹ Têrêsa Calcutta -
Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Phường 6 quận Gò Vấp đến thăm và tặng quà Mái Ấm Hà Đông -
Doanh nhân Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Vọng năm 2021 -
Doanh nhân Công giáo: Thư mời Tĩnh tâm mùa Vọng ngày 19-12-2021 -
Cùng thắp lên ngọn lửa Hòa bình Niềm tin và Tình yêu -
Caritas Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện nhân dịp phát động chiến dịch ‘Together we – Chúng ta cùng nhau’ -
Giới Y tế Công giáo TGP.SG: Tĩnh tâm Mùa Vọng 5-12-2021 -
Nội san Lửa Mến tháng 12.2021
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Caritas TGP Sài Gòn: chung tay lan tỏa yêu thương giữa đại dịch covid-19 -
Chuyên đề 150: “Xác định sứ mệnh mục tiêu cuộc đời” -
Thư ngỏ v/v kế hoạch “Mục vụ Chăm sóc các em mồ côi” -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung -
Chương trình Lan Tỏa Yêu Thương đợt 4 -
Họp mặt Di dân Phát Diệm tại miền Nam lần thứ 12