Bài giảng Chúa Nhật II Mùa Vọng năm A
"Anh em hãy sám hối,
vì Nước Trời đã đến gần." (Mt 3,2)
Hằng năm cứ mỗi lần mùa vọng trở về là chúng ta có dịp gặp lại một trong những khuôn mặt rất đặc biệt của Tin Mừng. Tôi muốn nói đến Gioan Tẩy Giả.
Hồi ấy Gioan xuất hiện trong hoang địa miền Giuđêa. Ông xuất hiện với một cung cách rất đặc biệt. Tin Mừng nói về ông như sau: "Ông mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng".
Chúng ta tự hỏi: Tại sao ông lại làm thế? Ông làm thế là vì ông mang một sứ mệnh cao cả. Ông từ bỏ hết mọi thứ mà người đời thường tìm kiếm.
Ông tự nguyện sống một cuộc sống khắc khổ khó khăn để tự rèn luyện mình nên một con người sắt đá hầu có thể đương đầu với những thách đố do sứ mệnh của ông đòi buộc.
Claude Tassin nói về ông như thế này: "Ông không lập dị nhưng ông coi thường những tiện nghi vật chất. Ông muốn sống hoàn toàn tự do không để cho mình bị ràng buộc vào bất cứ một thứ gì mà người trần thế coi trọng".
Bây giờ chúng ta hãy nghe lời ông tuyên bố:
- Ông nói với mọi người: "Nước Trời đã kề bên" Hãy ăn năn sám hối. Hãy dọn đường Chúa - Sửa đường Chúa cho ngay thẳng.
- Ông cảnh cáo nặng lời đối với những người có nhiều thành tích bất công.
- Ông khuyên mọi người hãy làm việc lành cho xứng với lòng sám hối.
Nhiều người đã đến với ông. Nghe những lời ông giảng, họ cảm thấy bức xúc nơi cõi lòng. Họ đã thành khẩn sám hối và để cụ thể hóa những khát vọng muốn đổi mới của mình, họ đã xin ông làm phép rửa sám hối cho họ.
Kính thưa anh chị em
Đấng mà Gioan loan báo Ngài đã đến rồi. Đó là Đức Giêsu Kitô Chúa của chúng ta.
Trước khi về trời Ngài còn tuyên bố một lời mà tất cả chúng ta vẫn không thể quên: "Thầy sẽ ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế"
Ngài vẫn ở giữa chúng ta những rất nhiều người trong chúng ta vẫn không nhận ra Ngài. Tại sao thế?
Có nhiều lý do nhưng
Trước hết có một lý hết sức quan trọng đó là con người hôm nay quá bám víu vào những giá trị của trần thế.
Đây là một trong những kinh nghiệm mà Jacques Maritain và Raissa là 2 triết gia của Pháp vào đầu thế kỷ này kể lại. Xét về phương diện trần thế thì quả họ là những con người không thiếu một thứ gì trên đời. Họ rất yêu thương nhau, đã tích trữ cho mình được một gia sản kếch xù ít có ai sánh bằng thế nhưng họ vẫn cảm thấy cuộc đời thật vô nghĩa. Họ cảm thấy thiếu một cái gì đó mà họ vẫn chưa tìm ra. Thế rồi một hôm họ cùng nhau đến một công viên. Và chính từ trong công viên này mà họ đã đi tới một quyết định rất táo bạo ít có ai dám làm như thế. Họ thề với nhau rằng nếu trong một năm mà họ không tìm ra cho cuộc sống mình một ý nghĩa thì họ sẽ cùng nhau tự tử.
Rất may, sau 12 tháng, họ đã tìm ra. Ý nghĩa ấy nằm trong hai tiếng Yêu thương và ân sủng của Thiên Chúa. Họ đã thực sự gặp được Tình yêu của Thiên Chúa trong cuộc đời của mình. Từ đó trở đi hai người dùng cả quãng đời còn lại 50 năm trời để làm chứng cho một cuộc đời có Chúa ở cùng.
Lý do thứ hai như Gioan nói trong bài Tin Mừng hôm nay: Muốn thấy Chúa, muốn gặp được Ngài con người phải dẹp qua một bên những chướng ngại làm cho con đường gặp gỡ không được khai thông. Gioan đã nói đến hố sâu của hận thù, nói đến núi cao của kiêu ngạo, nói đến quanh co của những nẻo đường bất chính gian dối. Đó là những chướng ngại ngăn cách làm cho giữa Chúa và con người không thể gặp nhau. Lý do rất dễ hiểu : Bởi vì Thiên Chúa là Đấng Thánh....Tuyệt đối thánh thiện.
Lịch sử kể lại rằng: Phía nam Châu Ký, có hai quả núi Thái hàng và Vương Ốc to bảy trăm dặm, cao hơn 1000 thước, cây cối rậm, ác thú thì vô số, đi lại rất khó khăn. Ở chân núi có một cái nhà của ông lão tên là Ngu Công tuổi đã chín mươi. Ngu Công thấy vì núi mà gia đình ông ở gặp chướng ngại, đường đi lại rất bất tiện. Tức quá cho nên Một hôm, cụ họp cả vợ con, người nhà lại bàn rằng:
- Ta muốn cùng các ngươi dùng hết sức mình để bạt phẳng hai quả núi này đi thì có nên không?
Ai nấy đều thuận. Chỉ có người vợ ngần ngại, hỏi vặn rằng:
- Sức ông không bạt nổi một cái gò, thì làm thế nào bạt được những hai quả núi? Mà dù cho có sức bạt được nữa, thì đất, đá định đem đổ đi đâu?
Ngu Công nói:
- Khuân đổ ra bể Đông.
Đoạn Ngu Công đem con cháu cùng cả họ ra phá núi, kẻ đục đá, người đào đất, kẻ đầu đội, người vai mang, hết ngày này sang tháng khác. Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà goá cũng xin đi làm giúp, mỗi năm chỉ về thăm nhà một lần.
Gần miền đó có một ông lão khác, tên là Trí Tẩu thấy vậy, cười Ngu Công và can rằng:
- Sao khờ dại vậy? Mình thì tuổi tác, núi thì cao lớn, phá làm sao nổi.!
Ngu Công thở dài nói:
- Người bền chí thì việc gì cũng phải được. Ngươi không bằng người đàn bà goá, đứa trẻ con thơ. Ta già, ta chết, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta đã có chắt ta, con con cháu cháu sinh hạ vô cùng mà núi thì bao giờ cũng vậy, lo gì không bạt nổi.
Trí Tẩu nghe nói, nín lặng, không dám trả lời.
Sau này vùng Nam Châu Ký không có núi non chướng ngại nữa. Việc đi lại hết sức thuận tiện. Đó là nhờ có Ngu Công.
Vâng! Phải bạt những núi cao của kiêu ngạo, uốn thắng những quanh co của những nẻo đường bất chính gian dối, lấp đầy những hố sâu của chia rẽ hận thù. Làm thế chúng ta khai thông con đường để Chúa có thể đến với chúng ta. Công việc sẽ thật khó nhưng niềm vui và hạnh phúc sẽ đến với chúng ta. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 26-12-2021 đến 1-1-2022
-
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Giáng sinh 2021 -
Phái đoàn chính quyền thành phố chúc mừng Giáng Sinh 2021 và năm mới 2022 đến đồng bào Công Giáo -
Thánh lễ Tạ ơn của Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài-Gòn ngày 19.12.2021 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 20-12-2021 đến 25-12-2021 -
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng vụ mừng 50 năm hiện diện (1971-2021) -
70 Tình nguyện viên tu sĩ đến phục vụ tại 4 bệnh viện điều trị covid 19 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C (2021) -
Hội nghị ‘tri ân’ các tôn giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống Covid -
Phái đoàn Nhà Nước chúc mừng Giáng Sinh đồng bào Công giáo Thành phố
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn đón Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến từ ngày 20.4.2020 đến 26.4.2020 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 01-8-2020 đến 08-8-2020 -
Khóa Thường huấn Linh mục Sài Gòn 2019 -
Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn: Chương trình Lễ đêm Giáng sinh 2020