Bài giảng Chúa Nhật VII thường niên năm A
Lời Chúa: Mt 5,38-48
"Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù
và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em."
(Mt 5,43-44)
Trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật tuần trước, Chúa Giêsu dạy chúng ta về cách hành xử cần phải có trong những hành động trực tiếp làm cho người thân cận. Với bài Tin Mừng hôm nay Chúa tiếp tục những lời dạy về cách cư xử đó. Nội dung những lời chỉ dẫn của Chúa Giêsu thì có nhiều nhưng chúng ta có thể tóm gọn lại bằng 2 ý:
A.. Ý thứ 1 Chúa bảo đừng trả đũa (Mt 5,38-42):
- Khuynh hướng tự nhiên là muốn trả đũa, và trả đũa thì thường nặng hơn mức người ta gây cho mình: “Hòn đất ném đi hòn chì ném lại”. Chì thì chắc chắn nặng hơn đất và nguy hiểm hơn đất.
- Cựu Ước hạn chế sự trả đũa đúng với mức thiệt hại người ta gây cho mình: “Mắt đền mắt, răng đền răng”(Mt 5,38)
- Còn Chúa Giêsu, thì Ngài dạy: hoàn toàn không trả đũa.
Không trả đũa, đó không phải là thái độ của kẻ yếu, mà ngược lại đó chính là thái độ của kẻ mạnh.
Hàn Tín, một danh tướng của vua Hán Cao Tổ, thuở nhàn vi phải đi câu cá đổi gạo ăn. Thế mà có những lúc cũng không đủ ăn, Hàn Tín được một bà lão thợ giặt gọi về cho ăn cơm. Ó một điều lạ là, đi đâu Hàn Tín cũng mang theo một thanh gươm kè kè bên mình.
Một hôm, có một tên đồ tể thô lỗ ở chợ tên là Ác Thiểu muốn hạ nhục Hàn Tín nên chặn đường thách thức:
- Chú thường mang gươm, chả biết để làm gì. Bây giờ tôi không cho chú đi. Chú có to gan thì sẵn gươm đó, hãy chém tôi mà đi, bằng không thì phải lòn dưới "chôn" tôi mà qua!
Hàn Tín chẳng chút đo dự, lòn dưới "chôn" tên hạ tiện đó mà đi, lòng tự nhủ:
- Giết thằng này thì được rồi, nhưng mà phải lấy mạng mình mà đổi mạng nó, thì không đáng tí nào.
Sau đó Hàn Tín nhờ có công giúp Hán Cao Tổ dựng nước mà được phong làm một vua chư hầu vùng Tam Tề . Lúc bấy giờ, Hàn Tín bèn mời bà thợ giặt đến biếu một nghìn lạng vàng để tạ ơn. Rồi không những không thèm trả thù tên đồ tể mất dạy ngày xưa, Hàn Tín lại còn phong cho hắn chức Trung Húy. Ác Thiểu rất ngạc nhiên, khúm núm nói:
- Lúc trước tôi ngu lậu thô bỉ, đã dại dột xúc phạm đến oai nghiêm của Ngài, nay tội ấy được tha chết là may lắm ròi, đâu còn dám mong được ban chức tước?
Hàn Tín ôn tồn bảo:
- Ta chẳng phải là kẻ tiểu nhân hay cố chấp, đem lòng cừu hận. Hành động của ngươi ngày xưa tuy quá đáng, nhưng cũng là bài học để ta luyện chí. Vậy nhà ngươi chớ tỵ hiềm mà từ chối nhưng hãy nhận lấy chức tước ta ban.
Vâng! Chỉ người nào rất mạnh mới chế ngự được khuynh hướng trả đũa vốn nằm sẵn trong lòng mình. Người đó còn mạnh hơn về tình thương, vì chỉ khi có một tình thương rất mạnh mới có thể tiếp tục yêu thương và không trả đũa kẻ đã xúc phạm mình.
B. Ý thứ hai: hãy đối xử tốt với những kẻ thù ghét mình (Mt 5,43-48):
- Khuynh hướng tự nhiên là thù ghét kẻ thù ghét mình.
- Cựu Ước không có khoản luật nào dạy yêu thương kẻ thù.
- Còn Chúa Giêsu thì dạy :
a/ Hãy yêu thương kẻ thù;
b/ Hãy làm ơn cho kẻ ghét mình;
c/ Hãy cầu nguyện cho họ.
Phim ảnh thường nói về những chuyện báo thù, coi việc báo thù là bổn phận thiêng liêng: con báo thù cho cha, chồng báo thù cho vợ, anh em báo thù cho nhau, bạn bè báo thù cho nhau v.v. Nhưng gần đây, ngay cả những phim mang nội dung báo thù ấy cũng dẫn đến một ý tưởng kết thúc là báo thù không giải quyết được vấn đề, càng báo thù thì hận thù càng gia tăng chồng chất. Nghĩa là lương tri con người đã ý thức rằng báo thù không phải là một nghĩa vụ thiêng liêng nhưng là một thảm họa.
Đấy là câu truyện do nhà văn hào Lep Tolstoi kể: Có người hành khất nọ đến trước cửa nhà một người giàu có để xin bố thí một đồng xu hay một miếng bánh vụn. Đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi ở người giàu có. Thế nhưng mặc cho người nghèo khó khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Đến lúc không còn chịu đựng nổi những lời năn nỉ của kẻ ăn xin nữa, thì thay vì bố thí cho nghèo đó một cái gì thì người giàu có lại lấy hòn đá ném vào mặt người nghèo khó khốn khổ đó. Người hành khất cúi xuống nhặt hòn đá cho vào bị vừa nhặt vừa thì thầm trong miệng: "Ta sẽ mang hòn đá này cho đến khi nhà ngươi sa cơ thất thế, ta sẽ dùng nó để ném trả lại nhà ngươi”. Thế rồi, đi đến đâu người hành khất đó cũng mang theo hòn đá đó. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.
Rồi năm tháng qua đi, lời chúc dữ đó đã trở thành sự thật. Vì biển lận nên người giàu có đã bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vô ngục.
Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người giàu có bị áp giải dẫn vào ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong tâm hồn ông. Ông len lỏi đi theo đoàn người áp giải. Tay ông nắm thật chặt hòn đá mà cách đây 10 năm người kia đã ném vào ông. Ông muốn ném ngay hòn đá ấy vào mặt người tù để rửa mối nhục hằng đeo đuổi bên ông. Nhưng rồi cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy khốn nạn của kẻ đang bị còng tay dẫn đi trước mặt ông, người hành khất ném nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: “Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này suốt bao năm qua. Con người này giờ đây cũng chỉ là một kẻ khốn khổ, có lẽ còn khốn khổ hơn ta nữa".
Có lẽ trong cuộc đời biết đâu lại chẳng có lúc chúng ta cũng ứng xử giống như người hành khất nghèo khó nọ. Chúng ta vẫn còn mang những hòn những hòn đá thù hận còn tệ hơn, không những làm cho tâm hồn chúng ta bất an mà còn phá hủy đi mối tương quan liên đới tồt đẹp giữa người với nhau.
bài liên quan mới nhất
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 26-12-2021 đến 1-1-2022
-
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Giáng sinh 2021 -
Phái đoàn chính quyền thành phố chúc mừng Giáng Sinh 2021 và năm mới 2022 đến đồng bào Công Giáo -
Thánh lễ Tạ ơn của Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài-Gòn ngày 19.12.2021 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 20-12-2021 đến 25-12-2021 -
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng vụ mừng 50 năm hiện diện (1971-2021) -
70 Tình nguyện viên tu sĩ đến phục vụ tại 4 bệnh viện điều trị covid 19 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C (2021) -
Hội nghị ‘tri ân’ các tôn giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống Covid -
Phái đoàn Nhà Nước chúc mừng Giáng Sinh đồng bào Công giáo Thành phố
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn đón Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến từ ngày 20.4.2020 đến 26.4.2020 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 01-8-2020 đến 08-8-2020 -
Khóa Thường huấn Linh mục Sài Gòn 2019 -
Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn: Chương trình Lễ đêm Giáng sinh 2020