Bài giảng lễ giỗ đầu ĐGM Giuse Vũ Duy Thống
WGPSG -- Trong dịp giỗ đầu (1 năm) Đức cha Giuse Vũ Duy Thống - người đã từng làm giám mục phụ tá Sài Gòn trong suốt 8 năm (2001 - 2009) - Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn đã gợi ý cho mỗi giáo xứ tại Tổng Giáo phận đều dâng Thánh lễ cầu nguyện cho ngài trong ngày 1-3-2018.
Riêng tại Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn, Thánh lễ giỗ đầu cầu nguyện cho cố Giám mục Giuse đã được cử hành vào lúc 17g30.
Dưới đây là bài giảng của cha Phêrô Kiều Công Tùng - linh mục chủ tế, cũng là thân nhân của cố Giám mục - trong dịp lễ giỗ này.
HẠT NẮNG VÔ TƯ
Ga 12,23-26
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không chết đi, thì chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi thì sẽ sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24). Hình ảnh hạt lúa chết đi trong Tin mừng Gioan khiến chúng ta liên tưởng đến sự ra đi đột ngột của Đức cha Giuse Vũ Duy Thống đúng một năm trước. Trong ngày giỗ giáp năm của ngài, chúng ta có cơ hội nhìn lại và suy gẫm về cuộc đời của một vị mục tử cũng như cuộc đời của mỗi người chúng ta trước lời mời gọi sống theo linh đạo của “hạt lúa” chấp nhận chết đi.
Trước hết, bối cảnh của trang Tin Mừng chúng ta vừa nghe là việc những người Hy Lạp (gốc ngoại giáo) nhân dịp lên Giêrusalem mừng lễ cũng muốn tìm gặp Đức Giêsu (qua ông Philípphê). Đây chính là những lời Chúa nói với nhóm người này. Như thế, hình ảnh hạt lúa chết đi ở đây được Chúa Giêsu dùng để nói về bản thân Người và cuộc vượt qua mà Người sắp phải trải qua: “hạt lúa chết đi” diễn tả khía cạnh thương khó, còn “sinh nhiều bông hạt” như là hoa trái và hiệu quả của mầu nhiệm phục sinh… Qua đó, Chúa Giêsu muốn nói với dân chúng rằng người ta không thể gặp hay theo một Giêsu mà không gắn liền với tử nạn và phục sinh.
Vì lẽ đó, khi nghe lời mời gọi “Ai phụng sự Thầy, hãy theo Thầy” (Ga 12,26), người ta phải hiểu rằng “theo Chúa Giêsu không đơn thuần là theo một học thuyết, một giáo phái, hay một lý tưởng, một con đường, mà trước hết là theo đuổi một khuôn mặt mình yêu mến, rồi từ đó tìm ra cho mình một khuôn mẫu để tuân theo và một khuôn thước để tu thân tích đức.” Đối với một người môn đệ đích thực, khuôn mặt ấy là Đức Giêsu, khuôn mẫu ấy là “hạt lúa” và khuôn thước ấy là sự “chết đi” mỗi ngày.
Tới đây, tôi lại nhớ đến hình ảnh “hạt nắng vô tư” mà Đức cha Giuse luôn tâm niệm như ngài đã viết trong lời ngỏ của bộ sách gồm năm tập của mình được phát hành 8/2007: “Xin làm hạt nắng vô tư, ươm thênh thang sớm, gieo dư tràn chiều.” Qua đó ta thấy, để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, Đức cha đã chuyển đổi một cách tinh tế hình ảnh “hạt lúa chết đi” sang hình ảnh “hạt nắng vô tư” để thực hành trong suốt cuộc đời và sứ vụ của mình. Ngài luôn ý thức rằng theo Chúa không phải là để yên vị vui hưởng một cuộc sống dễ dãi đủ đầy, mà là để sẵn sàng lên đường phục vụ cho bất cứ ai và ở bất cứ đâu. Thầy Giêsu đã nguyện là “hạt lúa chết đi” thì môn đệ Giuse cũng xin làm “hạt nắng vô tư”. Làm “hạt nắng vô tư” nghe thì có vẻ nhẹ nhàng hơn và cũng có thể gây ngộ nhận, nhưng khi thực hành thì tuyệt đối không được tách rời khỏi con đường hạ mình và từ bỏ của thầy Giêsu. Đó là lý do Đức cha đã chọn châm ngôn cho đời giám mục: “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi”. Với châm ngôn ấy, thì dù là hạt lúa hay hạt nắng, ngài không còn sống cho mình nữa, nhưng luôn sống cho Chúa, vì yêu Chúa Kitô và thuộc về Chúa Kitô.
Xét về gốc gác, tôi có một chút liên hệ “giây mơ rễ má” với Đức cha Giuse nên cũng được biết ít nhiều về con người và cuộc đời của ngài từ cái thời chủng viện đóng cửa phải về quê ngày ngày “vác cần đi câu” cho đến khi làm giám mục hằng tuần “xách gậy đi quơ” (kiểu nói riêng của Đức cha chỉ việc đi ban phép Thêm Sức). Từ những ký ức và kỷ niệm về ngài, tôi nghiệm ra rằng: để nên giống Chúa Giêsu, để nên như hạt lúa và hạt nắng, Đức cha đã chọn một lối sống đơn nghèo, một phong cách giản dị nhưng gần gũi. Có lẽ nhiều người không còn lạ với hình ảnh một giám mục với áo sơ-mi và quần ka-ki, thậm chí trong một vài tình huống còn là áo phông với quần cộc. Nhiều người thường nghĩ đã là giám mục thì phải thưởng thức những món ngon vật lạ hay cao lương mỹ vị, nhưng với những ai quen thân hẳn biết ngài vẫn yêu thích những món dân dã với lá mơ hay củ chuối, vẫn thèm những bữa ăn theo kiểu “cơm mẹ nấu” với cà ghém hoặc ngó khoai. Dù gánh nặng trách nhiệm với nhiều ưu tư khiến mái đầu ngài càng bạc trắng, nhưng sự vô tư vẫn luôn thường trực trên gương mặt rạng rỡ mỉm cười.
Sự đơn sơ giản dị ấy không phải là biểu hiện của tính cách xuề xòa nhưng là kết quả của cả quá trình huấn luyện nên chu đáo và tự lập. Vẻ vô tư bề ngoài kia không chỉ là bản lĩnh mà còn là dấu chứng của tinh thần phó thác tuyệt đối và sức mạnh nội tâm sâu thẳm. Nhờ đó, dù trong hoàn cảnh gây thất vọng hay cay đắng thì ngài vẫn vững lòng cậy trông; dù có thời gian phải tham gia lao động nhiều ngành nghề khác nhau như đắp vỏ xe đạp, kéo lá buông, đan chiếu, hay dệt dây thun, dệt vải, mắc trục đánh bồng…, và thậm chí là về vườn câu cá trong giai đoạn chủng viện chưa hoạt động trở lại, tương lai ơn gọi thật bấp bênh, thì ngài vẫn lạc quan hy vọng và trung thành với chọn lựa dâng hiến đời mình để làm hạt nắng vô tư đem ấm áp cho người và gieo ánh sáng cho đời. Những năm sau này với trách nhiệm nặng nề tại một giáo phận, kèm theo bệnh tật thể xác, khi có dịp gặp gỡ và hỏi thăm thì ngài vẫn tếu táo trả lời nửa Anh nửa Việt “nát bét” (not bad) để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Chỉ một lần duy nhất và cũng là lần cuối cùng, ngài nói với tôi “cũng không khỏe lắm đâu” và qua câu ấy tôi cảm nhận rằng hạt nắng vẫn vô tư đó, nhưng không còn “thênh thang” hay “dư tràn” nữa.
Tóm lại, tưởng nhớ một người cha đã ra đi dưới ánh sáng lời Chúa để chúng ta ghi nhận Đức cha Giuse là một vị mục tử hiền lành và giản dị; một người mục tử với sáu chữ “em” luôn mặn mà trong tình Chúa, miệt mài với sứ vụ và mạnh mẽ trên bước đường phục vụ mọi người; một mục tử luôn sống trọn linh đạo của “hạt lúa chết đi” theo gương vị mục tử nhân lành Giêsu. Chúng ta hãy tiếp tục tưởng nhớ và cầu nguyện cho ngài, người mục tử thân thương. Theo gương ngài, mỗi người chúng ta cũng hãy quyết tâm sống trọn vẹn linh đạo “hạt lúa chết đi” hay “hạt nắng vô tư”, để trở nên những con chiên hiền lành biết dấn thân trong đàn chiên của Chúa là Giáo hội.
Cuối cùng, xin mượn ý của một bài thơ để thân thưa tâm sự với Đức cha Giuse:
Cha cứ mãi vô tư gieo hạt nắng
Để xuân tàn khi nắng gắt qua thềm...
Cha cứ mãi ru tình nơi xa vắng
Đến bao giờ nắng rọi giữa màn đêm...
Riêng tại Nhà thờ Chính tòa Sài Gòn, Thánh lễ giỗ đầu cầu nguyện cho cố Giám mục Giuse đã được cử hành vào lúc 17g30.
Dưới đây là bài giảng của cha Phêrô Kiều Công Tùng - linh mục chủ tế, cũng là thân nhân của cố Giám mục - trong dịp lễ giỗ này.
HẠT NẮNG VÔ TƯ
Ga 12,23-26
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không chết đi, thì chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi thì sẽ sinh nhiều bông hạt” (Ga 12,24). Hình ảnh hạt lúa chết đi trong Tin mừng Gioan khiến chúng ta liên tưởng đến sự ra đi đột ngột của Đức cha Giuse Vũ Duy Thống đúng một năm trước. Trong ngày giỗ giáp năm của ngài, chúng ta có cơ hội nhìn lại và suy gẫm về cuộc đời của một vị mục tử cũng như cuộc đời của mỗi người chúng ta trước lời mời gọi sống theo linh đạo của “hạt lúa” chấp nhận chết đi.
Trước hết, bối cảnh của trang Tin Mừng chúng ta vừa nghe là việc những người Hy Lạp (gốc ngoại giáo) nhân dịp lên Giêrusalem mừng lễ cũng muốn tìm gặp Đức Giêsu (qua ông Philípphê). Đây chính là những lời Chúa nói với nhóm người này. Như thế, hình ảnh hạt lúa chết đi ở đây được Chúa Giêsu dùng để nói về bản thân Người và cuộc vượt qua mà Người sắp phải trải qua: “hạt lúa chết đi” diễn tả khía cạnh thương khó, còn “sinh nhiều bông hạt” như là hoa trái và hiệu quả của mầu nhiệm phục sinh… Qua đó, Chúa Giêsu muốn nói với dân chúng rằng người ta không thể gặp hay theo một Giêsu mà không gắn liền với tử nạn và phục sinh.
Vì lẽ đó, khi nghe lời mời gọi “Ai phụng sự Thầy, hãy theo Thầy” (Ga 12,26), người ta phải hiểu rằng “theo Chúa Giêsu không đơn thuần là theo một học thuyết, một giáo phái, hay một lý tưởng, một con đường, mà trước hết là theo đuổi một khuôn mặt mình yêu mến, rồi từ đó tìm ra cho mình một khuôn mẫu để tuân theo và một khuôn thước để tu thân tích đức.” Đối với một người môn đệ đích thực, khuôn mặt ấy là Đức Giêsu, khuôn mẫu ấy là “hạt lúa” và khuôn thước ấy là sự “chết đi” mỗi ngày.
Tới đây, tôi lại nhớ đến hình ảnh “hạt nắng vô tư” mà Đức cha Giuse luôn tâm niệm như ngài đã viết trong lời ngỏ của bộ sách gồm năm tập của mình được phát hành 8/2007: “Xin làm hạt nắng vô tư, ươm thênh thang sớm, gieo dư tràn chiều.” Qua đó ta thấy, để thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, Đức cha đã chuyển đổi một cách tinh tế hình ảnh “hạt lúa chết đi” sang hình ảnh “hạt nắng vô tư” để thực hành trong suốt cuộc đời và sứ vụ của mình. Ngài luôn ý thức rằng theo Chúa không phải là để yên vị vui hưởng một cuộc sống dễ dãi đủ đầy, mà là để sẵn sàng lên đường phục vụ cho bất cứ ai và ở bất cứ đâu. Thầy Giêsu đã nguyện là “hạt lúa chết đi” thì môn đệ Giuse cũng xin làm “hạt nắng vô tư”. Làm “hạt nắng vô tư” nghe thì có vẻ nhẹ nhàng hơn và cũng có thể gây ngộ nhận, nhưng khi thực hành thì tuyệt đối không được tách rời khỏi con đường hạ mình và từ bỏ của thầy Giêsu. Đó là lý do Đức cha đã chọn châm ngôn cho đời giám mục: “Tình yêu Chúa Kitô thúc bách tôi”. Với châm ngôn ấy, thì dù là hạt lúa hay hạt nắng, ngài không còn sống cho mình nữa, nhưng luôn sống cho Chúa, vì yêu Chúa Kitô và thuộc về Chúa Kitô.
Xét về gốc gác, tôi có một chút liên hệ “giây mơ rễ má” với Đức cha Giuse nên cũng được biết ít nhiều về con người và cuộc đời của ngài từ cái thời chủng viện đóng cửa phải về quê ngày ngày “vác cần đi câu” cho đến khi làm giám mục hằng tuần “xách gậy đi quơ” (kiểu nói riêng của Đức cha chỉ việc đi ban phép Thêm Sức). Từ những ký ức và kỷ niệm về ngài, tôi nghiệm ra rằng: để nên giống Chúa Giêsu, để nên như hạt lúa và hạt nắng, Đức cha đã chọn một lối sống đơn nghèo, một phong cách giản dị nhưng gần gũi. Có lẽ nhiều người không còn lạ với hình ảnh một giám mục với áo sơ-mi và quần ka-ki, thậm chí trong một vài tình huống còn là áo phông với quần cộc. Nhiều người thường nghĩ đã là giám mục thì phải thưởng thức những món ngon vật lạ hay cao lương mỹ vị, nhưng với những ai quen thân hẳn biết ngài vẫn yêu thích những món dân dã với lá mơ hay củ chuối, vẫn thèm những bữa ăn theo kiểu “cơm mẹ nấu” với cà ghém hoặc ngó khoai. Dù gánh nặng trách nhiệm với nhiều ưu tư khiến mái đầu ngài càng bạc trắng, nhưng sự vô tư vẫn luôn thường trực trên gương mặt rạng rỡ mỉm cười.
Sự đơn sơ giản dị ấy không phải là biểu hiện của tính cách xuề xòa nhưng là kết quả của cả quá trình huấn luyện nên chu đáo và tự lập. Vẻ vô tư bề ngoài kia không chỉ là bản lĩnh mà còn là dấu chứng của tinh thần phó thác tuyệt đối và sức mạnh nội tâm sâu thẳm. Nhờ đó, dù trong hoàn cảnh gây thất vọng hay cay đắng thì ngài vẫn vững lòng cậy trông; dù có thời gian phải tham gia lao động nhiều ngành nghề khác nhau như đắp vỏ xe đạp, kéo lá buông, đan chiếu, hay dệt dây thun, dệt vải, mắc trục đánh bồng…, và thậm chí là về vườn câu cá trong giai đoạn chủng viện chưa hoạt động trở lại, tương lai ơn gọi thật bấp bênh, thì ngài vẫn lạc quan hy vọng và trung thành với chọn lựa dâng hiến đời mình để làm hạt nắng vô tư đem ấm áp cho người và gieo ánh sáng cho đời. Những năm sau này với trách nhiệm nặng nề tại một giáo phận, kèm theo bệnh tật thể xác, khi có dịp gặp gỡ và hỏi thăm thì ngài vẫn tếu táo trả lời nửa Anh nửa Việt “nát bét” (not bad) để ai muốn hiểu sao thì hiểu. Chỉ một lần duy nhất và cũng là lần cuối cùng, ngài nói với tôi “cũng không khỏe lắm đâu” và qua câu ấy tôi cảm nhận rằng hạt nắng vẫn vô tư đó, nhưng không còn “thênh thang” hay “dư tràn” nữa.
Tóm lại, tưởng nhớ một người cha đã ra đi dưới ánh sáng lời Chúa để chúng ta ghi nhận Đức cha Giuse là một vị mục tử hiền lành và giản dị; một người mục tử với sáu chữ “em” luôn mặn mà trong tình Chúa, miệt mài với sứ vụ và mạnh mẽ trên bước đường phục vụ mọi người; một mục tử luôn sống trọn linh đạo của “hạt lúa chết đi” theo gương vị mục tử nhân lành Giêsu. Chúng ta hãy tiếp tục tưởng nhớ và cầu nguyện cho ngài, người mục tử thân thương. Theo gương ngài, mỗi người chúng ta cũng hãy quyết tâm sống trọn vẹn linh đạo “hạt lúa chết đi” hay “hạt nắng vô tư”, để trở nên những con chiên hiền lành biết dấn thân trong đàn chiên của Chúa là Giáo hội.
Cuối cùng, xin mượn ý của một bài thơ để thân thưa tâm sự với Đức cha Giuse:
Cha cứ mãi vô tư gieo hạt nắng
Để xuân tàn khi nắng gắt qua thềm...
Cha cứ mãi ru tình nơi xa vắng
Đến bao giờ nắng rọi giữa màn đêm...
bài liên quan mới nhất
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 26-12-2021 đến 1-1-2022
-
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Giáng sinh 2021 -
Phái đoàn chính quyền thành phố chúc mừng Giáng Sinh 2021 và năm mới 2022 đến đồng bào Công Giáo -
Thánh lễ Tạ ơn của Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài-Gòn ngày 19.12.2021 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 20-12-2021 đến 25-12-2021 -
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng vụ mừng 50 năm hiện diện (1971-2021) -
70 Tình nguyện viên tu sĩ đến phục vụ tại 4 bệnh viện điều trị covid 19 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C (2021) -
Hội nghị ‘tri ân’ các tôn giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống Covid -
Phái đoàn Nhà Nước chúc mừng Giáng Sinh đồng bào Công giáo Thành phố
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn đón Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến từ ngày 20.4.2020 đến 26.4.2020 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 01-8-2020 đến 08-8-2020 -
Khóa Thường huấn Linh mục Sài Gòn 2019 -
Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn: Chương trình Lễ đêm Giáng sinh 2020