Bài giảng lễ thiếu nhi: Lễ Chúa Hiển Linh, năm A (Lm ĐTQ)
CHÚA NHẬT : LỄ HIỂN LINH NĂM A
(Mt 2, 1-12)
"Họ vào nhà, thấy Hài Nhi
với thân mẫu là bà Maria,
liền sấp mình bái lạy Người,
rồi mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương
và mộc dược mà dâng tiến."
(Mt 2,11)
Thiếu nhi chúng con yêu quí,
Cha đố chúng con hôm nay là lễ gì?
- Lễ Ba vua….Lễ Hiển linh.
- Chúng con trả lời rất hay, nhưng cha hỏi tiếp: Tại sao lại gọi là lễ Ba Vua? Tại sao lại gọi là lễ Hiển linh?
- ???.
+ Đây cha cắt nghĩa cho chúng con.
Lễ này ngày xưa người ta hay gọi là lễ Ba Vua. Người ta cho rằng lúc Chúa Giáng Sinh tại Belem thì có Ba Vua từ phương Đông tìm đến để thờ lạy. Nhưng ngày nay với những phương tiện nghiên cứu tốt hơn và sâu xa hơn người ta thấy đây không phải là các vua chúa trần gian như người ta vẫn hiểu mà thực ra đó là các nhà chiêm tinh chuyên nghiên cứu về những vấn đề tâm linh của con người. Các ngài là những nhà thông thái, có tâm hồn tìm kiếm những điều mới lạ. Các ngài thấy trên bầu trời có một ngôi sao lạ xuất hiện. Ngôi sao lạ xuất hiện trên bầu trời. Chẳng thiếu gì người đã nhìn thấy ngôi sao lạ nhưng chắng mấy ai để ý. Duy chỉ có mấy nhà chiêm tinh khi nhìn thấy và các ngài đã tự hỏi: Phải chăng đây là tín hiệu loan báo cho mọi người biết về một vị Cứu thế của loài người sinh ra và các ngài đã bắt đầu cuộc tìm kiếm.
Nói đến đây cha thấy việc Thiên Chúa làm quả thực thật lạ lùng. Để loan báo cho loài người biết việc Chúa Giêsu Ngôi Hai Thiên Chúa sinh ra làm người, Thiên Chúa đã không dùng một biến có kinh thiên động địa nào mà chỉ nhẹ nhàng dùng một tạo vật rất nhỏ bé trên bầu trời để làm việc này. Và đây là cách thức Chúa vẫn thường dùng trong lịch sử ơn cứu độ.
Chúng con hãy nghe câu chuyện này:
Một học giả người Pháp nọ băng qua sa mạc. Ông dẫn theo vài người Arập làm hướng đạo. Khi mặt trời lặn, một người trong bọn trải xuống đất một tấm thảm và cầu nguyện.
- Nguơi làm gì thế?-vị học giã hỏi-
- Tôi cầu nguyện.
- Ngươi cầu nguyện ư? Ngươi cầu nguyện cùng ai?
- Allah, Thiên Chúa.
Nhà thông thái mỉm cười.
- Ngươi đã bao giờ thấy Thiên Chúa chưa?
- Chưa!
- Vậy thì ngươi là một kẻ điên nếu tin vào một Thiên Chúa mà ngươi không bao giờ thấy, không bao giờ nghe và không bao giờ đụng chạm đến.
Người Á-Rập không trả lời gì. Sáng sớm hôm sau, trước khi mặt trời mọc, nhà thông thái lúc ra khỏi lều, nói nhận xét này với người hướng đạo của ông:
- Đã có một con lạc đà đi qua đây!
Một tia sáng lóe lên trong mắt người A-Rập.
- Ngài thấy con lạc đà chứ?
- Không.
- Ngài không đụng đến nó chứ?
- Không.
- Vậy thì ngài thật là người điên khi tin một con lạc đà mà ngài không nghe, không thấy, không ngửi.
- Ồ!- nhà thông thái đáp trả –nhưng người ta thấy rõ các dấu chân của nó trên cát.
Vào chính ngay lúc ấy, mặt trời mọc lên từ chân trời với tất cả các màu sắc rực rỡ của phương đông. Bằng một cử chỉ gọn gàng, người Á-Rập đưa tay chỉ tinh thể rực sáng, rồi nói:
- Ngài đã thấy dấu vết của đấng tạo hóa, vậy ngài hãy tin vào Thiên Chúa đi.
2. Các nhà chiêm tinh trong bài Tin Mừng hôm nay đã để lại cho chúng một bài học rất quí giá. Bài học đó là các ngài đã đọc được dấu chỉ Thiên Chúa muốn nhắn gửi cho các ngài sự xuất hiện của một ngôi sao.
Cha hỏi chúng con đã có bao giờ chúng con được người ta nói về dấu chỉ chưa?
Từ "dấu chỉ" là từ rất quan trọng trong cuộc sống hôm nay.
Chúng con hãy tập cho quen nghe và hiểu từ này.
Đây là từ Công Đồng Vaticanô II dùng rất nhiều.
Theo Cha Chenu, từ “dấu chỉ thời đại” là một trong ba hoặc bốn từ quan trọng nhất của Công đồng Vatican II.
Đọc trong các bài viết của xã hội hôm nay cha thấy người ta cũng bắt đầu nói nhiều về từ này.
Cha thử tìm trong Google, chỉ trong vòng có 0,23 giây người đã có được 2.750.000 kết quả về "dấu chỉ thời đại Cứu thế". Nói thế có nghĩa là việc nhận ra ý Chúa qua các dấu chỉ của thời đại rất là quan trọng. Không biết nhận ra ý Chúa qua các dấu chỉ Chúa dùng để dạy dỗ chúng ta quả là một thiếu xót không thể chấp nhận được.
Bởi thế cha mới nói các nhà chiêm tinh đạ để lại cho chúng ta một bài học rất quan trọng đó là biết đọc ra những ý nghĩa của dấu chỉ Thiên Chúa muốn nhắn gửi cho các ngài sự xuất hiện của một ngôi sao.
Chính Chúa Giêsu cụng đã muốn cho mọi người biết nhìn qua các dấu chỉ mà nhận ra Ngài. Chắc chúng con còn nhớ câu chuyện của ông Gioan.
Câu chuyện như thế này: "Hồi ấy ông Gio-an lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Ki-tô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác? " Đức Giê-su trả lời: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi."(Lc 7,2-6).
"Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng." Đó chính là các dấu chỉ của thời đại Cứu Thế.
Chúng ta hãy tập cho biết nhận ra các dấu chỉ Chúa gửi đến cho chúng ta hằng ngày để thấy được những việc Chúa làm cho chúng ta. Có như thế chúng ta mới thấy cuộc đời của chúng ta hạnh phúc.
Một vị Giám mục kiểm tra khả năng của một nhóm ứng viên xin lãnh nhận bí tích Thanh Tẩy. Ngài hỏi:
- Bằng vào dấu chỉ nào các người khác nhận ra các con là người Công giáo?
Không có tiếng trả lời. Rõ ràng không có ai ngờ một câu hỏi như thế. Vị Giám mục lập lại câu hỏi và ngài lập lại thêm một lần nữa, lần này ngài làm dấu thánh giá có ý mách nước cho các người dự tòng một câu trả lời đúng. Bất. chợt một ứng viên trả lời:
- Đó là "Tình yêu" .
Cha muốn kết thức bài suy niệm hôm nay bằng câu chuyện nhỏ này: Đây là cãm nghĩ của một giáo viên: Trong một chuyến đến thăm ngôi trường khiếm thị duy nhất của thành phố, tôi chạnh lòng nhìn cảnh một số em quơ quạng với chiếc gậy trên tay, có em lại bám vào vai bạn và cả hai cùng lần bước. Còn đến khi vào lớp, các em lại cần mẫn dùng những ngón tay nhỏ bé gầy guộc để đọc từng giòng chữ Braine trên trang giấy nổi
Bất chợt, ánh mắt tôi dừng lại ở một em bé có đeo một mẫu ảnh thánh giá nho nhỏ trên ngực áo. Tiến lại gần, tôi làm quen với em và được biết. Em kể rằng: "Trước khi vào trường này, mẹ em đã đeo cây Thánh Giá này cho em và bảo: Đèn của thân thể người ta là đôi mắt, còn với con, thì Thánh Giá sẽ là cây đèn cho con đấy!"
Tôi ân cần hỏi em:
- Thế em có thấy vui không?
Em bé ngước nhìn lên với đôi mắt đục mờ, trả lời ngay:
- Có chứ anh, em đã mất đôi mắt của thân thể, nhưng thật sự thì đôi mắt của tâm hồn em vẫn sáng!
Nghe câu trả lời quả quyết ấy, tôi giật mình tự nhủ: con mắt của tâm hồn mình có còn sáng hay đã tắt ngủm rồi nhỉ?
bài liên quan mới nhất
- Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm A (+video)
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi (+video) -
Thứ Bảy tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Sáu tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Ba tuần 21 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 16 Thường niên (+video) -
Chúa nhật Lễ Lá năm C (+video) -
Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 4 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 3 mùa Chay năm C (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Thứ Năm tuần Thánh: Thánh lễ Tiệc Ly (+video)
-
Thứ Tư Lễ Tro (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa Nhật 5 Mùa Chay - Năm A (Lm.ĐTQ) -
Thứ Ba tuần 15 Thường niên (+video) -
Thứ Bảy tuần Thánh (+video) -
Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020) (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa nhật XII Thường Niên năm A -
Thứ Sáu tuần Thánh (+video) -
Thứ Năm sau Lễ Tro (+video) -
Thứ Năm tuần 23 Thường niên (+video)