Bạn có biết ai đứng đằng sau những bản tin?

Bạn có biết ai đứng đằng sau những bản tin?

Bạn có biết ai đứng đằng sau những bản tin?

Đức Tổng Giám mục Chaput cảnh báo về “Giai cấp thứ tư” (giới báo chí)

COLORADO SPRINGS, Colorado ngày 12-07-2009 (Zenit.org) Đức Tổng Giám mục (TGM) Charles Chaput nói, giới truyền thông có ảnh hưởng rất lớn trong việc tạo ra dư luận, và vì vậy người Công giáo phải cấp bách hiểu rõ tin tức được tường thuật như thế nào và ai hành động ở hậu trường.

TGM giáo phận Denver đã đề cập vấn đề này vào tuần trước trong bài nói chuyện của Ngài với Legatus, một tổ chức chăm lo cho các nhà lãnh đạo kinh doanh Công Giáo.

Bài diễn văn của Ngài có tựa đề “Người Công giáo và Giai cấp thứ tư” hàm ý nói đến một từ được tạo ra trong thời cách mạng. Lúc đó tại Pháp, có ba giai cấp chính trong xã hội – giới tăng lữ, giới quý tộc và dân thường – chính là ba “giai cấp” trong xã hội Pháp. Chính trong bối cảnh này mà báo chí được nói đến như là ‘giai cấp thứ tư’, qua đó thừa nhận quyền lực và ảnh hưởng lớn lao của chữ viết (trên báo chí).

TGM Chaput thừa nhận, “Truyền thông Mỹ có sức mạnh khủng khiếp trong việc tạo ra dư luận. Vì thế điều quan trọng là người Công giáo phải hiểu cách làm việc của giới truyền thông và cách chúng chĩa mũi vào chúng ta.”

Ngài giải thích, “Hầu hết những điều chúng ta biết về thế giới đều đến từ những con người mà chúng ta chưa bao giờ gặp mặt và không thật sự hiểu họ. Thậm chí chúng ta cũng không nghĩ họ cũng là những cá thể. Thay vào đó, chúng ta thường nói về họ bằng danh từ tập hợp như “truyền thông” hay “ báo chí.”

“Tuy nhiên đằng sau bài xã luận của tờ Los Angeles Times hay phần tin tức truyền đi của Fox News là những con người với quan điểm và thành kiến cá nhân. Những con người này chọn lựa và điều chỉnh thông tin. Rồi khi chúng ta đọc những bài báo của họ hay theo dõi chương trình truyền hình của họ, chúng ta đưa họ vào một sự kết giao tri thức trong cùng một cách các bạn đang lắng nghe tôi nói ngay lúc này đây.”

Mặc dù Ngài công nhận “đây không nhất thiết là những hoạt động có ý đồ xấu,” nhưng chúng ta phải biết ai đứng sau phần tin tức đó.

TGM nói, “Thường chúng ta biết rất ít về người viết một bài xã luận không ký tên hay những người đã tạo ra tin tức hằng đêm. Đây là điều đáng nói tới. Đây là lý do. Trong một xã hội thông tin, người ta nhào nặn thông tin để điều khiển dư luận.”

Gọi giới truyền thông và những kỹ xảo của họ là một lọai “thống trị mềm”, vị giám mục lưu ý rằng “dù muốn hay không, hầu hết chúng ta đều định nghĩa ‘tin tức’ là cái nhận được nhiều sự chú ý nhất của một số hãng truyền thông lớn.”

TGM Chaput trình bày, “Chính vì phương tiện truyền thông có khả năng tạo ra dư luận, nên việc tìm hiểu những con người làm truyền thông là chuyện sống còn của chúng ta. Khi ta không nhận ra tính chất cá nhân của những cá thể nam nữ cung cấp cho chúng ta tin tức - tức là, quan điểm chính trị và văn hóa của họ, những áp lực kinh tế của họ, những tham vọng xã hội của họ - chúng ta sẽ quên là chúng ta đã đánh giá quá thấp giới truyền thông. Và điều quan trọng hơn nữa là chúng ta cũng đánh mất chính mình khi không suy nghĩ và hành động như những công dân có tri thức.”

Kém tư duy

TGM Chaput nói về hệ thống tin tức của mạng Internet và cáp-quang-24-giờ về cơ bản đã thay đổi, không chỉ về quy trình đưa tin - từng được lưu ý là nhật báo nay đã phát hành cả buổi sáng và buổi tối -, mà còn thay đổi luôn cách xã hội tiếp thu tin tức.

Ngài nói, “Trong 50 năm qua, nền văn hóa của chúng ta đã chuyển biến từ báo in sang những phương tiện truyền thông hình ảnh, khuynh hướng này thiên về cảm giác và tiếp thu thụ động. Khuynh hướng này để lại nhiều hậu quả. Khi văn hóa in ấn suy tàn, những tư tưởng, thể chế và thậm chí tập quán ứng xử của công chúng được xây dựng trên nền văn hóa đó cũng bắt đầu suy yếu theo.

“Truyền thông hình ảnh và điện tử, dạng truyền thông đang chiếm ưu thế ngày nay, cần đến một kiểu nội dung nào đó. Chúng lớn mạnh dựa trên tính ngắn gọn, tốc độ, luôn thay đổi, đa dạng và tạo cảm giác. Nhưng tư duy lại yêu cầu điều ngược lại. Tư duy cần có thời gian. Nó cần sự thinh lặng và kỹ năng suy luận có phương pháp”.

Cho dù nhận thức rõ về lợi ích của việc tiếp nhận được nhiều thông tin hơn, TGM Chaput vẫn than phiền về loại công nghệ “đã làm hỏng nguyên lý tri thức mà chúng ta đã từng có khi những công cụ thông tin chính của chúng ta là sách vở hay ấn phẩm. Đây không là sự phát triển hay ho. Thực ra nó nguy hiểm cho một nền dân chủ - một dạng chính quyền, để sống sót, cần sự trưởng thành về tri thức lẫn đạo đức của những công dân”.

Không thúc giục mọi người dẹp bỏ máy tính, điện thọai di động hay những thiết bị khác gắn với công nghệ mới, nhưng TGM chỉ muốn nhắc nhở rằng “sự tiến bộ về vật chất chưa bao giờ là một phúc lành trọn vẹn”.

Ngài giải thích “Nó cho đi và nó sẽ lấy lại. Nó luôn đem lại những hậu quả không lường trước được, có nghĩa là chúng ta cần phải cảnh giác nhiều hơn về cách truyền thông nhào nặn chúng ta, và cách những ảnh hưởng của chúng tạo nên nội dung cuộc sống công cộng của chúng ta”.

Hiểu đúng

Quan tâm thứ hai của TGM Chaput là giới truyền thông đã lạc lối khi che đậy những câu chuyện với “một tinh thần đúng đắn”.

Ngài giải thích bằng cách nhắc lại rằng “báo chí đóng một vai trò quan trọng trong trật tự chung của nước Mỹ: “Báo chí là lãnh vực duy nhất, bên cạnh tôn giáo, rõ ràng được chọn ra để nhận đựơc sự bảo vệ từ Đạo Luật Thứ Nhất. Thomas Jefferson, trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, đã viết về tầm quan trọng của tự do báo chí theo cách này: “Không có một thử nghiệm nào có thể hay hơn điều chúng ta đang cố làm hiện nay, và điều chúng ta tin tưởng cuối cùng sẽ dẫn đến việc thiết lập điều này là, con người được điều khiển bởi lẽ phải và chân lý. Vì thế mục tiêu đầu tiên của chúng ta là hãy mở ra cho con người tất cả mọi con đường dẫn đến chân lý. Mục tiêu hiệu quả nhất cho đến nay chính là tự do báo chí”.

TGM gọi ngôn từ của Jefferson là “rất ấn tượng vì những ngôn từ đó, khi nhằm bảo vệ cho tự do báo chí, đã nhấn mạnh rằng tự do báo chí chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Hãy lưu ý rằng Jefferson đã định nghĩa mục đích của tự do báo chí: chính là lẽ phải và chân lý, rất cần thiết cho sự tự chủ.

“Nhưng trong thời đại chúng ta, các tổ chức báo chí - thậm chí khi tranh luận một vấn đề nghiêm trọng - cũng thường ít quan tâm đến lẽ phải hay chân lý hơn cái mà Christopher Lasch gọi là ‘hành vi ý thức hệ’; nói cách khác, những câu trích dẫn và khẩu hiệu kiểu bộ tộc được thiết kế nhằm nhào nặn hơn là khuyến khích suy nghĩ của chúng ta”.

Ngài nói, “Bất chấp những tuyên bố của họ về tính công tâm, và bất chấp những thành tích họ đạt được, giới truyền thông chỉ thiên về thành kiến, thờ ơ, tay nghề tồi và bộ lạc chủ nghĩa như bất cứ nghề nghiệp nào khác. Nhưng không như những ngành nghề khác, báo chí lại được hiến pháp bảo vệ. Nó cũng có quyền lực thật sự trong việc nhào nặn cách chúng ta suy nghĩ, điều chúng ta nghĩ, điều chúng ta thích, điều chúng ta ghét, và điều chúng ta thờ ơ.

“Truyền thông Mỹ, bao gồm cả truyền thông tin tức, là tổ chức giáo điều lớn nhất trong lịch sử. Và nếu loại thế lực đó không làm chúng ta khó chịu, thì ít nhất nó cũng khiến chúng ta phải cảnh giác.”
 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top