Ban Mục vụ Di Dân: Khóa cơ bản về Mục vụ Di Dân lần II, tuần thứ 2
WGPSG -- Vào lúc 08 giờ Chúa nhật 18-9-2011, Ban Mục vụ Di Dân TGP đã khai mạc buổi huấn luyện tuần thứ 2 tại GX Khiết Tâm, hạt Thủ Đức với đề tài: “Giáo huấn của Giáo hội về Di Dân” do cha Giuse Đỗ Đình Ánh, Tổng Thư ký UBMVDD hướng dẫn.
Đến tham dự có cha Gioan Nguyễn Văn Ty SDB - Phó Chủ tịch Ủy ban Mục vụ Di Dân và hơn 100 học viên đến từ 22 đơn vị là các giáo xứ, dòng tu trong Giáo phận.
Cha Giuse Đỗ Đình Ánh đã thuyết trình đề tài với các nội dung:
- Sự cần thiết của việc chăm sóc mục vụ đặc biệt cho người di dân.
- Sự phát triển ý thức về di dân trong Giáo hội.
- Tài liệu tham khảo:
- Huấn quyền “ex cathedral” và “ex professo”.
- Các Văn kiện về Di dân của Giáo hội Hoàn vũ và Giáo hội Á Châu.
- Giáo huấn của Giáo hội Toàn cầu.
BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TÔN GIÁO LÚC KHỞI ĐẦU CỦA DI DÂN TỪNG KHỐI
- Thập niên 1880 thách đố mới cho Giáo hội tại Mỹ: đối mặt với cuộc di dân lớn đến từ Châu Âu.
- Cùng một quan tâm với Giáo hội hoàn vũ, nhưng khác biệt trong phương thức mục vụ.
- Năm 1884 Công Đồng Baltimore: Hướng giải quyết thích ứng là thành lập các giáo xứ quốc gia cho các Di dân.
Giáo Hoàng Lêô XIII (1878-1903)
- 1887, thư Libenter agnovimus gởi cho Đức cha Scalabrini: cổ võ việc lập hiệp hội các linh mục giúp Di dân Ý tại Mỹ.
- 1888, tông thư Quam Aerumnosa gởi cho các Giám mục tại Mỹ lưu ý tình trạng americanismo.
Giáo Hoàng Lêô XIII (1878-1903)
- 1900, thư E’ noto come 1891, thông điệp Rerum Novarum, ra đời học thuyết Xã hội của Giáo hội bàn về “Vấn đề của thợ thuyền và những bận tâm về thực trạng Di dân”.
- l’emigrazione temporanea giúp đỡ những người di dân theo thời vụ ở các quốc gia Âu Châu.
Giáo Hoàng Piô X (1904-1914
- 1912, tự sắc Cum omnes catholicos: chỉ định Bộ Giám mục lo cho Di dân.
- 1914, tự sắc thành Iam pridem lập tại Roma học viện cho các linh mục phục vụ người Di dân Ý ở hải ngoại.
- 1914, sắc lệnh Ethnographica Studia: làm mới lại những quy tắc liên quan đến kỷ luật cho các linh mục lo cho Di dân.
Giáo Hoàng Bênêđictô XV (1914-1922)
- 1914, thông điệp Maximum illud: tạo thuận lợi cho việc hình thành các chủng viện miền đào tạo các linh mục bản xứ.
- 1917, công bố Bộ Giáo Luật Codice di dirito canonico 1917: kiểu nói loại biệt là nói về Di dân (216§4).
- 1917, thư Dès le début: gởi các quốc gia tham chiếm cho biết sự quan tâm của Giáo hội về tù nhân và những người bị lưu đày.
- 1918, sắc lệnh Considerando che I sacerdoti: chỉ Giám mục tòng nhân cho Di dân.
- 1918, sắc lệnh Magni sempre negotti: cập nhật quy luật cho các linh mục phục vụ Di dân.
Giáo Hoàng Piô XI (1922- 1939)
- 1937, thông điệp Firmissiman Constantiam: lo lắng cho người Mêxicô phải rời bỏ quê hương và lánh nạn tại Mỹ.
- 1922, cổ võ hoạt động tông đồ đường biển.
- 1923, thư Admodum gaudemus: kêu gọi các cha Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời đón nhận các thanh niên da đen bị phân tán khắp nơi vào chủng viện.
Giáo Hoàng Piô XII (1939-1958)
- 1939, thông điệp Summi pontificatus dignitiatem: nhấn mạnh con người có chung một nguồn gốc và bình đẳng về phẩm chất.
- 1940, diễn văn Grazie, venerabili fratelli: nhắc lại bận tâm của Giáo hội với các tù nhân chiến tranh, tị nạn, lưu đày, kêu gọi đối xử công bằng với tầng lớp nói trên.
- 1952, công bố Hiến chế tông tòa Exsul Familia: ‘Cương lĩnh’ cho hoạt động mục vụ di dân của Hội Thánh.
Exsul Familia: hai phần chính
- Phần 1: phần lịch sử gồm 104 khoản
- lịch sử chăm lo của Giáo hội dành cho người di cư.
- bản tóm tắt các hoạt động mục vụ của các hội dòng được chính thức thành lập để lo cho di dân.
- bản tóm tắt các hoạt động mục vụ của các hội dòng được chính thức thành lập để lo cho di dân.
- Phần 2: phần về luật gồm 6 chương với 59 khoản
- năng quyền dành cho Bộ Giám mục lo cho Di dân.
- văn phòng các hội dòng lo cho di dân thuộc Bộ Giám mục.
- các cấu trúc đặc biệt lo cho mục vụ di dân.
- xác định quyền hạn của các thường quyền để lo cho di dân.
- xác định quyền hạn của các giám mục Ý lo cho di dân Ý.
- quy định về Học Viện Giáo Hoàng đào tạo linh mục lo cho di dân.
Cộng đồng Vaticano II (1962 - 1965).
- văn phòng các hội dòng lo cho di dân thuộc Bộ Giám mục.
- các cấu trúc đặc biệt lo cho mục vụ di dân.
- xác định quyền hạn của các thường quyền để lo cho di dân.
- xác định quyền hạn của các giám mục Ý lo cho di dân Ý.
- quy định về Học Viện Giáo Hoàng đào tạo linh mục lo cho di dân.
Cộng đồng Vaticano II (1962 - 1965).
4/ văn kiện về di dân:
1. Sắc lệnh Christus Dominus: nhiệm vụ mục vụ của các Giám mục trong Giáo hội:
- số 18 đề ra tiêu chuẩn nền tảng cho hoạt động mục vụ di dân bảo đảm cho người lữ khách hiện diện trong lãnh thổ hưởng được sự lo lắng mục vụ trong thời gian cư trú.
- số 23 chỉ rõ cách thức thực hiện công tác mục vụ di dân cho các tín hữu thuộc các nghi lễ và ngôn ngữ khác nhau trong cùng một Giáo phận.
- số 23 chỉ rõ cách thức thực hiện công tác mục vụ di dân cho các tín hữu thuộc các nghi lễ và ngôn ngữ khác nhau trong cùng một Giáo phận.
2. Sắc lệnh Ad Gentes: Truyền giáo của Giáo hội.
- số 20 Giáo hội địa phương có nhiệm vụ phản ảnh Giáo hội toàn cầu cách hoàn hảo, nên phải thành thực nhận định rằng mình cũng được sai tới những kẻ chưa tin Đức Kitô đang sống trong cùng một địa hạt với mình.... Giám mục trước tiên phải là người rao giảng đức tin. Để chu toàn đứng đắn chức vụ cao trọng đó, ngài phải thấu triệt những hoàn cảnh của đoàn chiên mình... phải cẩn thận để ý đến những biến đổi gây nên bởi cuộc thành thị hóa những cuộc di dân và chủ nghĩa lãnh đạm tôn giáo.
- số 38 các Hội đồng Giám mục có nhiệm vụ tiếp đón huynh đệ và chăm sóc mục vụ thỏa đáng những người vì lý do học hành, công vụ, từ miền truyền giáo đến trú ngụ.
3. Hiến chế Gaudium et Spes: Mục vụ của Giáo hội trong thế giới hôm nay.
- số 6 không thể đánh giá thấp là biết bao người bởi nhiều lý do phải di cư, và vì di cư đã thay đổi cả cuộc sống.
- số 27 mỗi người đều phải coi người đồng loại như chính mình không trừ một ai, cho nên trước hết phải quan tâm đến sự sống của họ và quan tâm cả đến những phương tiện cần thiết để giúp họ có một đời sống xứng đáng.
- số 66 sự di chuyển của di dân là điều cần thiết đối với nền kinh tế phát triển… Mọi người nhất là chính quyền phải coi họ như những nhân vị chứ không là công cụ sản xuất.
- số 84 cộng đồng các dân tộc cần phải được tổ chức theo một thể thức hợp với công cuộc hiện thời... Các cơ quan của cộng đồng quốc tế thùy theo phận vụ mình phải đáp ứng nhu cầu muôn mặt của con người... cần phải cổ võ sự thăng tiến… trợ giúp những đau khổ của những người tị nạn rải rác trên khắp thế giới và họ còn phải cứu trợ những người di cư và gia đình họ.
- số 27 mỗi người đều phải coi người đồng loại như chính mình không trừ một ai, cho nên trước hết phải quan tâm đến sự sống của họ và quan tâm cả đến những phương tiện cần thiết để giúp họ có một đời sống xứng đáng.
- số 66 sự di chuyển của di dân là điều cần thiết đối với nền kinh tế phát triển… Mọi người nhất là chính quyền phải coi họ như những nhân vị chứ không là công cụ sản xuất.
- số 84 cộng đồng các dân tộc cần phải được tổ chức theo một thể thức hợp với công cuộc hiện thời... Các cơ quan của cộng đồng quốc tế thùy theo phận vụ mình phải đáp ứng nhu cầu muôn mặt của con người... cần phải cổ võ sự thăng tiến… trợ giúp những đau khổ của những người tị nạn rải rác trên khắp thế giới và họ còn phải cứu trợ những người di cư và gia đình họ.
Giáo hoàng Phaolô VI (1963-1978)
- Tự sắc Pastoralis migratorum cura: Phê chuẩn huấn thị của Thánh bộ các Giám mục Nemo est, đề ra các tiêu chuẩn căn bản của Khoa Mục vụ Di Dân coi trọng tinh thần di sản văn hóa, ngôn ngữ của người di dân, sự tham gia của tu sĩ giáo dân trong công tác mục vụ di dân.
- “Trước hiện tượng di chuyển hiện nay của thế giới con người, Giáo hội cần một khoa mục vụ thích ứng gọi là Mục vụ Di Dân”.
- Hoạt động mục vụ được triển khai mọi góc cạnh của hiện tượng di dân, tị nạn, lưu đày, du mục, đường thủy, đường hàng không, di dân thời vụ, người hành hương, người du lịch...
De Pastoralis Migratorum Cura (memo est)
Huấn thị chia làm 7 chương:
- Những nguyên tắc tổng quát
- Vai trò của Thánh bộ các Giám mục
- Vai trò của các Hội đồng Giám mục
- Sự liên hệ các bản quyền: thuộc các quốc gia xuất phát, thuộc các quốc gia có người nhập cư.
- Trách nhiệm của các tuyên uý, các nhà truyền giáo lo cho di dân.
- Trách nhiệm của các hội dòng nam nữ lo cho di dân.
- Sự cộng tác của người giáo dân lo cho di dân.
Cần phải khẳng định quyền tự nhiên của con người khi xử dụng các của cải vật chất và tinh thần để đạt được sự hoàn hiện bản thân cách đầy đủ và nhanh chóng hơn... quyền này được thể hiện không chỉ nơi mỗi cá nhân nhưng còn cho tập thể gia đình... nhà chức trách không thể chối bỏ cách bất công quyền này của con người hay chống lại việc di cư, nhập cư hoặc gây những trở ngại trừ phi có những đòi hỏi nghiêm trọng và một cách khách quan mang lại tiện ích cho người dân trong ECM số 457 về Quyền Di Cư của người dân.
- Tự sắc 1970 Apostolicae cartatis lập Ủy ban Giáo hoàng lo mục vụ cho Di Dân và Du Lịch.
- 1978 phê chuẩn thư Chiesa e mobilità umana của Ủy ban Giáo hoàng đặc trách về Mục vụ Di dân và Du lịch.
- Đề cao vai trò của Giáo hội tiếp nhận như là người có trách nhiệm trước tiên phải lo cho người di dân.
- 1. Cần 01 khoa MV di động thích ứng.
- 2. Bổn phận và trách nhiệm của GH (tiếp nhận – gốc).
- 3. Sự góp phần của mọi thành phần dân Chúa lo cho Di dân.
Giáo hoàng Gioan Phaolo II (1978-2005)
- 28/6/1988 phổ biến Tông hiến Pastor Bonus: thiết lập HĐGH lo MV Di dân và Lữ hành.
- 03/5/2004 công bố Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi: tài liệu của Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Chăm sóc Di Dân và Lữ Hành soạn được Đức Thánh Cha phê chuẩn 01/05/2004 là thủ bản, kim chỉ nam cho Mục vụ Di dân hiện nay.
- Tính thời sự - sự quan tâm nhất quán của Giáo hội về di dân - những cố gắng thích ứng của Giáo hội trong thời đại hôm nay.
Giáo luật 1983
- Số 393§1: Giám mục Giáo phận hãy tỏ ra ân cần với mọi tín hữu đã trao phó thuộc mọi lứa tuổi, điều kiện mọi quốc tịch, những người cư ngụ trong lãnh thổ cũng như những người ở đó tạm thời. Ngài cũng phải nhiệt tình tông đồ cho cả những người do điều kiện sinh sống đã không được hưởng đầy đủ sự săn sóc mục vụ thông thường, cũng như những ai đã bỏ bê việc giữ đạo.
§2,3,4 thuộc nghi lễ khác, không hiệp thông đầy đủ với Giáo hội, những người chưa chịu phép rửa tội.
- Số 518: quy định giáo xứ tòng nhân vì lý do lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các tín hữu sống trong lãnh thổ của mình.
Erga Migrantes Caritas Christi
- Thách đố của chuyển động con người.
- Di dân Quốc tế.
- Di dân Quốc nội.
- Di dân Quốc tế.
- Di dân Quốc nội.
Phần 1
Di dân như là một dấu chỉ thời đại và mối quan tâm của Giáo hội
- Di dân dưới con mắt đức tin
- Di dân trong lịch sử cứu độ
- Đức Kitô ngoại kiều và Đức Maria biểu tượng sống của di dân
- Hội Thánh của ngày Hiện xuống
- Giáo hội chăm sóc di dân và người di cư
- Exsul Familia
- Công đồng chung Vatican II
- Các quy định của giáo luật
- Đường hướng mục vụ của huấn quyền
- Các cơ quan Tòa Thánh
Phần 2
Di dân và việc chăm sóc mục vụ tiếp đón
- Hội nhập văn hóa, đa diện về văn hóa tôn giáo
- Giáo hội của Công đồng chung Vatican
- Văn hóa trong Phụng vụ và đạo đức bình dân
- Đón tiếp và liên đới
- Di dân Công giáo
- Di dân Công giáo theo nghi lễ Đông phương
- Di dân thuộc các Giáo hội và cộng đoàn Giáo hội khác
- Di dân thuộc các tôn giáo khác nói chung
- Bốn vấn đề cần lưu tâm đặc biệt
- Di dân Hồi giáo
- Đối thoại liên tôn
Phần 3
Các cán sự trong mục vụ chăm sóc của hiệp thông
- Trong các Giáo hội quê nhà và Giáo hội tiếp nhận
- Điều phối viên các tuyên úy/ truyền giáo cấp quốc gia
- Tuyên úy/ truyền giáo cho di dân
- Linh mục giáo phận làm tuyên úy - truyền giáo
- Linh mục dòng, sư huynh, nữ tu làm việc cho di dân
- Giáo dân, Hiệp hội Giáo dân và Phong trào Hội Thánh: dấn thân giữa di dân
Phần 4
Các cơ cấu của việc chăm sóc mục vụ truyền giáo
- Hợp nhất trong đa diện: các vấn đề
- Các cơ cấu mục vụ
- Mục vụ chăm sóc tổng hợp và các khu vực khác nhau
- Các đơn vị mục vụ
Kết luận
- Hạt giống lời Chúa
- Những người xây dựng hiệp nhất
- Tinh thần đối thoại và truyền giáo trong việc chăm sóc mục vụ
- Hội Thánh và các Kitô hữu dấu chỉ của hy vọng
Những quy định về pháp lý và mục vụ
- Dẫn nhập
- Chương 1: tín hữu giáo dân
- Chương 2: tuyên úy / truyền giáo
- Chương 3: tu sĩ nam và nữ
- Chương 4: các thẩm quyền Hội Thánh
- Chương 5: Hội đồng Giám mục và các tổ chức tương ứng của các Giáo hội Công giáo Đông phương
- Chương 6: Hội đồng Giáo hoàng về mục vụ chăm sóc Di dân và người Lữ hành
Đại hội VII của Liên Hội đồng Giám mục Á Châu: Đổi mới Giáo hội tại Châu Á: Sứ Mạng Yêu thương và Phục vụ, tại Samphran (Thái Lan) năm 2000
- Sự cần thiết đổi mới tại Giáo hội Á Châu
- Hiệp thông trong sự đa dạng và xúc tiến con người toàn diện
- Bao gồm người di cư, người tị nạn và những người đi biển là một trong những mối quan tâm mục vụ cho những năm tiếp theo
- Kết thúc: người di cư là đại diện chính cho Phúc Âm hóa
Giáo hội Á Châu cam kết lo cho người di dân với những kế hoạch cụ thể năm 2011
1. Cấp Lục Địa Á Châu
2. Cấp Quốc Gia hoặc Hội Đồng Giám Mục
3. Cấp Địa Phận
2. Cấp Quốc Gia hoặc Hội Đồng Giám Mục
3. Cấp Địa Phận
(Phần nội dung và đề cương trích từ tài liệu giảng huấn của cha Giuse Đỗ Đình Ánh)
Nhờ sự hướng dẫn của cha Giuse Đỗ Đình Ánh qua đề tài “Giáo huấn của Giáo hội về Di Dân”, mọi người đã hiểu rõ sự quan tâm sâu sắc của Giáo hội Toàn cầu từ các Triều đại Giáo hoàng. Giáo hội Việt Nam từ Hội đồng Giám mục, Hồng y, các Giám mục đều chăm lo cho anh chị em di dân.
Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, có bao ngàn người từ các nơi về đây làm ăn sinh sống trong các công ty, xí nghiệp, Đức Hồng y, Đức cha phụ tá, quý cha đặc trách đã lo cho anh chị em di dân nhiều năm qua, về nhiều hình thức: tinh thần và vật chất, phần hồn cũng như phần xác, đi thăm và đọc kinh với anh chị em di dân tại các phòng trọ v.v…
Sau các khóa tập huấn này, hy vọng sẽ có nhiều người được mời gọi ra đi đến với anh chị em di dân, để cùng chia sẻ cuộc sống vui buồn với người công nhân, nơi phòng trọ, nơi nhà máy, nơi xưởng thợ, giúp họ hòa nhập vào môi trường mới, tham gia các sinh hoạt của các giáo xứ nơi họ đến nhập cư, hầu trở nên người công dân tốt và người Công giáo tốt.
bài liên quan mới nhất
- Cộng đoàn Bác ái Cao Thái: Lịch cấm phòng năm 2022
-
Phát quà Giáng sinh cho trẻ em và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt -
Giáo Xứ Chợ Đũi phát học bổng Mẹ Têrêsa Calcutta -
Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Phường 6 quận Gò Vấp đến thăm và tặng quà Mái Ấm Hà Đông -
Doanh nhân Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Vọng năm 2021 -
Doanh nhân Công giáo: Thư mời Tĩnh tâm mùa Vọng ngày 19-12-2021 -
Cùng thắp lên ngọn lửa Hòa bình Niềm tin và Tình yêu -
Caritas Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện nhân dịp phát động chiến dịch ‘Together we – Chúng ta cùng nhau’ -
Giới Y tế Công giáo TGP.SG: Tĩnh tâm Mùa Vọng 5-12-2021 -
Nội san Lửa Mến tháng 12.2021
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Caritas TGP Sài Gòn: chung tay lan tỏa yêu thương giữa đại dịch covid-19 -
Chuyên đề 150: “Xác định sứ mệnh mục tiêu cuộc đời” -
Thư ngỏ v/v kế hoạch “Mục vụ Chăm sóc các em mồ côi” -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung -
Chương trình Lan Tỏa Yêu Thương đợt 4 -
Họp mặt Di dân Phát Diệm tại miền Nam lần thứ 12