Ban Mục vụ Gia đình: Chuyên đề 138 “Gia trưởng tốt hay xấu?”
WGPSG -- Lúc 14g30 ngày 03/3/2012, Chương trình Chuyên đề thuộc Ban Mục vụ Gia đình TGP đã tổ chức buổi giao lưu với Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa - Du lịch, qua đề tài: GIA TRƯỞNG - TỐT HAY XẤU?
Tham dự chương trình có khá đông các bạn trẻ đang chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân và nhiều quý vị đang sống trong bậc hôn nhân gia đình. Như chúng ta đã biết phần đông mâu thuẫn gia đình nẩy sinh do tính cách gia trưởng trong gia đình. Chúng ta hãy cùng Tiến sĩ Vũ Gia Hiền chia sẻ về vấn đề này:
Theo lịch sử phát triển xã hội, con người luôn đấu tranh chống thống trị, tìm kiếm sự bình đẳng. Cũng vậy, trong đời sống gia đình, nếu người chồng có tính gia trưởng, luôn thể hiện quyền lực của ông chủ gia đình thì vợ con cũng dần xa lánh và dẫn đến tình trạng đổ vỡ.
Vậy Gia trưởng - Tốt hay xấu?
Tính gia trưởng cũng có mặt tích cực, khi người chồng là một người tính cách chuẩn mực, đạo đức, giáo dục con cái chỉn chu theo nề nếp gia đình và có tính nhân bản cao, thì nhân cách của con cái sẽ hình thành cách vững vàng, sẽ bớt dần nỗi lo trẻ sa ngã, đổ vỡ, hay lệch lạc nhân cách sau này. Người phụ nữ cũng vậy, luôn mong muốn chồng mình là một người khôn ngoan, tài đức, chăm lo cho gia đình. Người “Gia trưởng” đúng nghĩa thì người phụ nữ vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc.
Những điểm hạn chế của tính gia trưởng là khi người chồng luôn luôn thể hiện quyền lực, điều khiển mọi người và quyết đoán mọi việc trong nhà, người vợ phải nghe theo (dù rằng quyết định sai). Tác phong gia trưởng nơi công sở là tự coi mình là người cấp trên, lạm dụng quyền hành, đàn áp dân chủ, tự ý quyết đoán mọi việc, không hỏi ý kiến mọi người. Khi sống với người có tính gia trưởng, mọi thành viên sẽ thấy cuộc sống ngột ngạt, nặng nề…Và gia đình sẽ dễ dàng đổ vỡ.
Diễn giả không đưa ra khái niệm rõ ràng “Gia trưởng” tốt hay xấu, nhưng đã so sánh cuộc sống gia đình ngày xưa và ngày nay: ngày xưa ông bà chúng ta sống trong gia đình có tính cách gia trưởng, nhưng rất ít khi có tình trạng ly hôn hoặc ly dị. Vì phụ nữ ngày xưa chịu đựng hơn phụ nữ ngày nay. Mặc dù biết chồng gia trưởng, nhưng vì hạnh phúc của con cái, và vì thương con, họ vẫn luôn hy sinh, chịu đựng. Nói như thế không có nghĩa là người phụ nữ luôn chịu mọi điều thiệt thòi, nhưng họ đã khôn khéo, lựa những lúc nên nói. Các cụ đã nói “Cơm sôi bớt lửa”, sống với người chồng gia trưởng, nếu người phụ nữ khéo léo sẽ giữ được gia đình.
Buổi tọa đàm diễn ra thật sôi nổi khi một chị phụ nữ đưa ra nhận xét: Nếu người đàn ông Việt Nam bớt gia trưởng hơn, biết chia sẻ trách nhiệm trong gia đình với vợ như những người đàn ông Tây phương, thì chắc tình trạng ly dị sẽ giảm đi?
Tìm câu trả lời
Diễn giả đưa ra dẫn chứng, đất nước chúng ta đang từ gia đình gia trưởng sang gia đình dân chủ, nên gặp rất nhiều khó khăn, nhiều gia đình đổ vỡ. Theo thống kê của Xã hội học, có khoảng 0,6% nhóm phụ nữ cũng có tính gia trưởng (vợ đánh chồng). Nguyên nhân từ đâu? Người chồng và người vợ hãy tự trả lời cho chính mình, và hãy suy nghĩ chúng ta sống cho ai và vì ai? Nếu sống cho con và vì con thì hãy cố gắng giữ lại gia đình mình.
Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá-Thông tin & Du lịch, phối hợp với Tổng cục Thống kê, và sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn đang tăng nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ. Người vợ đứng đơn ly hôn hiện gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn… Đây là con số đáng lo ngại cho đời sống hôn nhân gia đình.
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Nếu người đàn ông không có chút tính gia trưởng hẳn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, nhất là chuyện gia đình. Người phụ nữ không có tính chịu đựng, thì gia đình sẽ bất hạnh - người cha để lại cho con cái sự chừng mực, người mẹ để lại cho con cái phần phúc.
Diễn giả đã dẫn chứng luật hôn nhân gia đình thời hiện đại, gần giống với Kinh Thánh, là hôn nhân một vợ một chồng, và đưa ra lời khuyên những người trong gia đình hãy chịu đựng lẫn nhau. Người chồng hãy học cách sống với mọi người và với vợ, phải biết tại sao vợ buồn? Người phụ nữ hãy là những người thông minh và nhạy cảm, để xây dựng và gìn giữ mái ấm gia đình. Từ ngàn xưa Kinh Thánh đã dạy chúng ta “Hỡi người chồng hãy yêu thương vợ mình, hỡi người vợ hãy vâng phục chồng”. Người phụ nữ hãy lấy nhu thắng cương, luôn dịu dàng trong mọi tình huống. Để xây dựng một xã hội công bằng, và văn minh tình thương.
Trước khi dứt lời, diễn giả mong muốn mọi người tham dự, hãy chuyển tải nội dung buổi toạ đàm hôm nay đến với mọi người, và hãy sống theo như Lời Chúa dạy, để xã hội bình an hơn hạnh phúc hơn.
Kết thúc buổi toạ đàm, vị đại diện Chương trình cám ơn và tặng bông cho GS TS Vũ Gia Hiền, cùng với lời cầu nguyện bế mạc: Lạy Chúa “Học làm người” là một quá trình dài, chúng con phải học cả đời, qua Lời Chúa, qua thầy dạy, qua những người chúng con gặp gỡ và những biến cố cuộc đời, xin cho chúng con luôn biết ao ước học hỏi để chúng con sẽ là niềm vui và hạnh phúc cho những người chung sống với chúng con. Amen.
bài liên quan mới nhất
- Cộng đoàn Bác ái Cao Thái: Lịch cấm phòng năm 2022
-
Phát quà Giáng sinh cho trẻ em và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt -
Giáo Xứ Chợ Đũi phát học bổng Mẹ Têrêsa Calcutta -
Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Phường 6 quận Gò Vấp đến thăm và tặng quà Mái Ấm Hà Đông -
Doanh nhân Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Vọng năm 2021 -
Doanh nhân Công giáo: Thư mời Tĩnh tâm mùa Vọng ngày 19-12-2021 -
Cùng thắp lên ngọn lửa Hòa bình Niềm tin và Tình yêu -
Caritas Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện nhân dịp phát động chiến dịch ‘Together we – Chúng ta cùng nhau’ -
Giới Y tế Công giáo TGP.SG: Tĩnh tâm Mùa Vọng 5-12-2021 -
Nội san Lửa Mến tháng 12.2021
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Caritas TGP Sài Gòn: chung tay lan tỏa yêu thương giữa đại dịch covid-19 -
Chuyên đề 150: “Xác định sứ mệnh mục tiêu cuộc đời” -
Thư ngỏ v/v kế hoạch “Mục vụ Chăm sóc các em mồ côi” -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung -
Chương trình Lan Tỏa Yêu Thương đợt 4 -
Họp mặt Di dân Phát Diệm tại miền Nam lần thứ 12