Ban Mục vụ Giáo lý: họp các linh mục phụ trách giáo lý các giáo hạt Quý II năm 2013
WGPSG -- Các linh mục phụ trách giáo lý tại các giáo hạt trong Giáo phận Sài Gòn (GP) đã tề tựu tại Trung tâm Mục vụ TGP để tham dự buổi họp quý II năm 2013, lúc 9g ngày thứ Năm 18.4.2013. Được biết GP Sài Gòn có 14 giáo hạt, trong đó 12 giáo hạt đã có linh mục phụ trách giáo lý (trừ hạt Phú Nhuận và Xóm Mới chưa có nhân sự).
Hiện diện trong buổi họp hôm nay có Cha Phêrô Maria Hà Thiên Trúc (hạt Gia Định), Cha Giuse Nguyễn Hoàng Thanh (hạt Tân Sơn Nhì), Cha Inhaxiô Nguyễn Văn Đức (hạt Sàigòn-Chợ Quán), Cha Giuse Hoàng Minh Liệu (hạt Chí Hòa), Cha Gioan Nguyễn Vĩnh Lộc (hạt Xóm Chiếu), Cha Phêrô Phan Khắc Triển (hạt Thủ Thiêm), Cha Đaminh Lâm Quang Khánh (hạt Tân Định). Năm linh mục vì bận việc mục vụ giáo xứ không tham dự buổi họp gồm: Cha Vinh Sơn Trần Văn Hòa (Phú Thọ), Cha Anrê Trần Minh Thông (Thủ Đức), Cha Giuse Nguyễn Văn Phú OP (Gò Vấp), Cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Quang (Bình An), Cha Giuse Nguyễn Thanh Hiền (Hóc Môn).
Nội dung buổi họp xoay quanh các vấn đề sau:
1. Định hướng
Sinh hoạt giáo lý trong GP đang hoạt động tương đối tốt đẹp, đặc biệt là địa hạt giáo lý phổ thông do ban Mục vụ Thiếu nhi (MVTN) đảm nhận. Liệu có cần thiết để hình thành Ban Giáo lý giáo phận (BGL.GP) không? Nếu có thì phải chăng chỉ cần thiết cho giáo lý dự tòng, hôn nhân và hoàn cảnh đặc biệt, còn giáo lý phổ thông thì giao cho ban MVTN? Nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân và giáo lý viên đã nghĩ như vậy nên không mấy thiện cảm với BGL nhưng BGL nói chung và mỗi chúng ta nghĩ gì?
1.1. BGL.GP cần thiết cho việc canh tân giáo lý không những trong các địa hạt giáo lý dự tòng, hôn nhân và hoàn cảnh đặc biệt, mà cả trong địa hạt giáo lý dành cho thiếu nhi và thiếu niên nữa.
1.2. Việc canh tân giáo lý cấp thiết này được hướng dẫn bởi Hướng dẫn Tổng quát việc Dạy giáo lý (HDTQ.VDGL) của Bộ Giáo sĩ năm 1997 cũng như tinh thần của Đại hội Dân Chúa 2010 và Công Nghị Giáo phận 2011.
1.3. Việc dạy giáo lý trong GP cần canh tân vì những lý do sau:
a/ nhắm vào việc xây dựng tương quan/hiệp thông hơn thông tin đạo lý/kiến thức đức tin;
b/ đặt nền tảng trên bản văn Lời Chúa hơn suy tư thần học;
c/ hướng tới việc chiêm ngắm Thiên Chúa/Chúa Giêsu trước khi bàn tới việc thực thi các đòi hỏi của luân lý;
d/ cần duy trì khoảng thinh lặng cần thiết cho việc nội tâm hóa sứ điệp Lời Chúa;
e/ tôn trọng tự do và sáng tạo trong việc đáp lại lời mời gọi của Chúa hơn là áp đặt từ trên hay từ bên ngoài; và
f/ cần tạo cho tham dự viên có được những thói quen tốt xuất phát từ động lực bên trong hơn là động cơ bên ngoài do muốn được tán thưởng hay sợ bị phạt.
1.4. Như thế, không thể bằng lòng với hoạt động giáo lý hiện nay trong mọi địa hạt để rồi thoái thác việc đổi mới theo hướng dẫn của Giáo hội cũng như tinh thần của Thư Chung 2011.
1.5. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo sĩ, mỗi giáo phận cần phải có một BGL và nhiệm vụ của BGL gồm:
a/ nắm bắt tình hình để lên chương trình hoạt động,
b/ đào tạo nhân sự,
c/ soạn giáo trình và công cụ giảng dạy,
d/ phối hợp với các Ban Mục vụ khác trong giáo phận và giáo tỉnh.
1.6. BGL.GP đang tiến hành các đề mục a, b, c trên đây nhằm tạo điều kiện cho các Ban Mục vụ khác chăm lo cho các đối tượng được học giáo lý, chẳng hạn Mục vụ (Mv) Truyền giáo đối với dự tòng, Mv Gia đình đối với các đôi chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân và gia đình, Mv Thiếu nhi đối với thiếu nhi và thiếu niên, Mv Di dân đối với di dân, Mv Bác ái xã hội đối với người có hoàn cảnh đặc biệt vv… Vì thế, cần có sự “phân công và phối hợp” nhịp nhàng hơn là “đả phá và loại trừ” lẫn nhau.
Phần đông giáo lý viên tham gia ba cấp đào tạo của BGL hiện nay (hơn 800 GLV trong năm 2012-2013) là các huynh trưởng thiếu nhi (tham dự chương trình đào tạo giáo lý viên của BGL và tham gia chương trình sa mạc huấn luyện huynh trưởng của MVTN), một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho sự phân công và phối hợp trong tương lai.
2. Việc tham gia đào tạo giáo lý viên: Các linh mục hiện diện trong buổi họp đều sẵn sàng tham gia việc đào tạo căn bản cũng như thường huấn khi có điều kiện: Cha Khánh phụ trách phần tín lý, Cha Triển và Cha Liệu giúp phần Nhân Bản, Cha Lộc phụ trách phần Lịch sử Hội thánh Công giáo, Cha Thanh đảm nhận phần lịch sử cứu độ.
3. Việc tham gia soạn thảo giáo trình giáo lý thiếu niên: Cha Liệu sẵn sàng tham gia biên soạn nếu công việc được tiến hành vào các ngày trong tuần.
4. Việc tham gia tuần thường huấn: Cha Đức nhận chia sẻ chủ đề (15 phút) trong buổi khai mạc tuần thường huấn từ 15-19/7/2013. Cha Trưởng ban Mục vụ Giáo lý mong các linh mục phụ trách cùng tham gia trong hai đề tài thường huấn. Mỗi đề tài do một cha phụ trách chính (mở và kết) và 3 cha khác cộng tác (mỗi cha một buổi).
Cha Trưởng ban Mục vụ Giáo lý cũng mời quý cha tham gia hội thảo sáng thứ Bảy 20/7/2013 và Đại hội chiều 21/7/2013 (trong đó có Thánh lễ và phát bằng GLV cho các em đã hoàn thành 3 cấp đào tạo).
5. Việc tổ chức ngày giáo lý viên giáo hạt 14/7/2013: do hoàn cảnh khác nhau của các giáo hạt, linh mục phụ trách giáo lý giáo hạt có thể linh động tổ chức gặp gỡ giáo lý viên trong hạt hoặc liên lạc viên giáo lý của các giáo xứ trong giáo hạt với chủ đề của Đại hội 2013.
6. Khai triển chủ đề Đại hội Giáo lý 2013 “Anh em là bạn hữu của Thầy” (Gioan 15,14):
6.1. Đề tài này nối tiếp các đề tài “Tôi chọn Giêsu” (2011), “Xin Thầy ở lại với chúng con!” (2012) nhằm củng cố mối hiệp thông hiếu thảo với Chúa nơi giáo lý viên, đặc biệc trong Năm Đức Tin.
6.2. Là bạn hữu của Chúa: một hồng ân chúng ta không dám nghĩ đến và không tài nào hiểu thấu.
6.3. Là bạn hữu nghĩa là: a/ chung một nguồn sống (cây nho & ngành), b/ chia sẻ cuộc sống và giúp nhau thăng tiến (hiệp thông), và c/ đồng hội đồng thuyền (sứ vụ).
6.4. Chúa Giêsu không chỉ gọi các môn đệ là bạn hữu nhưng thực sự đã sống với các ông như vậy.
6.5. Đức Maria, dù là mẹ hay môn đệ của Chúa Giêsu, vẫn sống với Ngài như một người bạn. Điều này có thể thấy qua lời vâng (Fiat) để “cưu mang Giêsu” trong lòng, qua lời ca ngợi (Magnificat) để “mang Giêsu” đến cho gia đình ông Dacaria, và qua việc đứng dưới chân thập tự (Stabat) để “lời Xin Vâng của Chúa Giêsu” với Chúa Cha được nên trọn.
6.6. Chủ đề của 3 Đại hội 2014-2015-2016 sẽ là những đề tài nhằm củng cố mối hiệp thông huynh đệ trong Giáo hội nơi giáo lý viên.
7. Góp ý kiến:
a/ giảng viên nên dùng ngôn ngữ dễ hiểu và phù hợp với trình độ của GLV, đặc biệt GLV cấp một;
b/ cần thống nhất lịch giảng dạy, đề tài giảng dạy và tài liệu giảng dạy;
c/ cần có hướng dẫn cụ thể về hình thức cũng như nội dung tổ chức ngày giáo lý viên 14/7/2013.
Buổi họp kết thúc lúc 11g30 với tiệc huynh đệ mừng sinh nhật cha Trưởng ban Mục vụ Giáo lý.
bài liên quan mới nhất
- Cộng đoàn Bác ái Cao Thái: Lịch cấm phòng năm 2022
-
Phát quà Giáng sinh cho trẻ em và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt -
Giáo Xứ Chợ Đũi phát học bổng Mẹ Têrêsa Calcutta -
Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Phường 6 quận Gò Vấp đến thăm và tặng quà Mái Ấm Hà Đông -
Doanh nhân Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Vọng năm 2021 -
Doanh nhân Công giáo: Thư mời Tĩnh tâm mùa Vọng ngày 19-12-2021 -
Cùng thắp lên ngọn lửa Hòa bình Niềm tin và Tình yêu -
Caritas Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện nhân dịp phát động chiến dịch ‘Together we – Chúng ta cùng nhau’ -
Giới Y tế Công giáo TGP.SG: Tĩnh tâm Mùa Vọng 5-12-2021 -
Nội san Lửa Mến tháng 12.2021
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Caritas TGP Sài Gòn: chung tay lan tỏa yêu thương giữa đại dịch covid-19 -
Chuyên đề 150: “Xác định sứ mệnh mục tiêu cuộc đời” -
Thư ngỏ v/v kế hoạch “Mục vụ Chăm sóc các em mồ côi” -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung -
Chương trình Lan Tỏa Yêu Thương đợt 4 -
Họp mặt Di dân Phát Diệm tại miền Nam lần thứ 12