Các nhà chính trị Công giáo kêu gọi một thế hệ mới

Các nhà chính trị Công giáo kêu gọi một thế hệ mới

Vị lãnh đạo hàng Giám mục Ý bày tỏ sự quan tâm đến bối cảnh quốc gia này.

WGPSG/ZENIT -- RÔMA, ngày 20 tháng 07 năm 2010. - Nhóm thế hệ mới của nhà chính trị Công giáo cần phải tiến bước, đưa nước Ý thoát khỏi khủng hoảng văn hoá đang lôi cuốn quốc gia này. Đó là lời nhận định của vị chủ tịch Hội đồng Giám mục tại một hội nghị trong nước.

Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám mục Giáo phận Genoa, đã nói chuyện với tờ báo L’Osservatore Romano về tình hình nước Ý và lý do tại sao những nhà lãnh đạo Công giáo chân chính là một trong giải pháp quan trọng.

ĐHY cho rằng, có tình trạng giảm sút về việc quan tâm đến phục vụ cộng đồng, đang khi “mọi người đều thấy rằng lợi ích chung đang ngày càng ít thấy hơn, [thay vào đó] mỗi người ưa thích những phúc lợi không đáng, lại không hề có chút tầm nhìn nào khác.”

Trong bối cảnh này, ngài kêu gọi “thế hệ mới của Ý và người Công Giáo, dù có những khó khăn của nền văn hoá hiện nay và chuẩn bị cho mình được khôn ngoan trong việc này, hãy coi việc phục vụ cộng đồng là hệ trọng và cao quý, vì rằng việc này sẽ định đoạt vận mệnh của từng người”.

Ông nói: “Người Công giáo có ý thức, sẽ được chuẩn bị để đóng góp ý tưởng tốt nhất, nêu lên sáng kiến hay nhất và tận tình với thời gian của mình”.

Đáng khâm phục

Nói về sự thiếu nền tảng đạo đức Công giáo trong bối cảnh chính trị, Đức Hồng Y cho rằng vấn đề này đi xa hơn “việc đại diện về mặt chính trị” và đúng ra là “vấn đề phẩm cách cá nhân”.

Ngài nói: “Tôi tin rằng ngày càng cần có những người tín hữu trung kiên học hỏi để sống mầu nhiệm về Thiên Chúa, tự rèn luyện những tính tốt căn bản về sự tự do, chân lý và theo lương tâm”.

Vị giám mục 67 tuổi này nêu nên rằng, có một nhu cầu dành cho nam giới và phụ nữ có khả năng tìm ra một hướng đi đó không bị độc đoán quyết định bởi lợi ích của đảng phái, mà đúng hơn do chương trình mà Thiên Chúa dành cho nhân loại. Hướng đi đó có khả năng thu hút sự ngưỡng mộ, ngay cả những người theo các ý thức hệ khác.

Sống lần hồi qua ngày

Đức Hồng Y Bagnasco bày tỏ đau buồn về vấn đề thất nghiệp đang diễn ra và các tín hữu lo lắng chịu đựng những hệ quả đó. Ngài nói: "Là một Giám mục, tôi thấy nhiều người không có việc làm và tôi băn khoăn bởi họ phải chịu nhiều lo toan và bất ổn khi cuối tháng lại đến."

Vị Giám mục cũng thừa nhận rằng, đối với một số gia đình, tình hình kinh tế đã mang lại một sự điều chỉnh tích cực, giúp họ sử dụng nguồn lực tốt hơn và tránh lãng phí. "Nhưng có một số rất ít biết tiết kiệm, khách quan mà nói, dù là họ đang trong tình trạng túng thiếu."

Ngài đề nghị một "tiêu chí công bình về kinh tế" với "mỗi người phải đóng góp theo năng lực của mình," và thêm rằng, các chính trị gia phải nêu rõ tình hình, kết hợp sự "gắn bó liên lạc về tự do chính trị, kinh tế, công lý và xã hội."

Tình yêu quê hương

Đức Hồng Y Bagnasco cũng đề cập đến ý thức mất đoàn kết quốc gia. Ngài cho rằng, một cái nhìn vào lịch sử cho ta thấy giá trị của “cơ chế hợp tác có đạo đức."

Ngài nói: "Do đó, tôi cho rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay, sẽ có thể kích thích quốc gia Ý tái khám phá chính mình."

Khi đề cập nguyên tắc “địa phương phân quyền” (subsidiarity), ĐHY nói rằng, nó là nguyên lý cơ bản của Học thuyết Xã hội Công giáo, có từ thời Giáo hoàng Piô XI, "nhấn mạnh rằng những gì có thể thực hiện bởi tổ chức địa phương, không nên được chuyển lên tổ chức trung ương."

"Thực vậy, công việc càng đi sát với địa phương bao nhiêu, thì người ta càng có khả năng giúp đỡ, hỗ trợ hữu hiệu và khôn khéo hơn bấy nhiêu,” ngài giải thích thêm. "Khi nói điều này, việc “địa phương phân quyền” (subsidiarity) phải được kết hợp với tình đoàn kết để giữ những người bị bỏ rơi khỏi dần tụt hậu, thậm chí nhiều hơn." 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top