Cách phòng trị tật "Hay lo lắng"
CN VIII TN, 27.2.2011
TIN MỪNG NGÀY THẦY THUỐC: MT 6, 24-34
CÁCH PHÒNG TRỊ TẬT "HAY LO LẮNG"
Lời người cho biết tình trạng bệnh tật trong đời sống con người
1. Về tật hay lo lắng trong đời sống con người, kết quả một cuộc điều tra xã hội cho thấy tình trạng như sau:
- 45% lo lắng về tiền bạc;
- 39% lo lắng về người khác;
- 32% lo lắng về sức khoẻ;
- 20% lo lắng về thi cử, tiến thân;
- 15% lo lắng về công ăn việc làm, kế sinh nhai.
Lưu ý: Cần phân biệt giữa tật "hay lo lắng" với sự quan tâm, lo liệu:
- sự lo lắng gây căng thẳng và làm tê liệt tiềm năng, lòng tin, lòng đạo
- sự quan tâm lo liệu đánh thức và vận dụng tiềm năng, lòng tin, lòng đạo.
2. Kinh nghiệm đời người xác định những tác hại của tật "hay lo lắng":
(1) Nó gây căng thẳng, có thể làm mất ăn mất ngủ, hại sức khoẻ;
(2) Nó làm hao mòn đầu óc suy nghĩ và làm giảm thiểu năng xuất của lao động trí óc, chân tay;
(3) Nó tác động tiêu cực đến cách ứng xử của con người.
Lời Chúa chỉ dạy cách phòng trị bệnh tật trong đời người
3. Qua đoạn Tin Mừng Mt 6, 24-34, Chúa Giêsu chỉ cho ta hai liều thuốc phòng trị tật "hay lo lắng":
. Một là: hãy sống giây phút hiện tại, như một phương thế giúp ta vượt qua tật "hay lo lắng". Không vượt qua được, sự lo lắng sẽ làm hao mòn, tệ liệt sức lực, cản trở những nỗ lực trong hiện tại, đồng thời làm giảm sút lòng tin tưởng cậy trông vào Cha trên trời;
. Hai là: hãy thường xuyên đánh thức lòng tin của mình đối với Cha trên trời, sống hiện diện với Ngài, gắn bó với Ngài trong từng giây phút,
- vì lẽ Ngài đã tạo thành chúng ta, và Ngài có tấm lòng yêu thương bao la hơn biển Thái Bình, và quan tâm chăm lo cho ta hơn bất cứ người mẹ nào ở trần gian (x.Is 49,14-15) ;
- đồng thời vì Ngài muốn ta đối diện với những thách đố trong cuộc đời, và biến nó thành cơ hội để tăng trưởng và phát triển.
Kết: Ánh sáng Lời Chúa là ánh sáng chân lý và tình yêu. Sống theo Lời Chúa dạy, và bước đi trong ánh sáng đó, sẽ giúp ta trở nên con người mới, con người thành toàn theo hình mẫu Đức Giêsu Kitô là Ánh sáng cứu độ trần gian, là Thầy và là Mục tử nhân lành.
bài liên quan mới nhất
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 26-12-2021 đến 1-1-2022
-
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Giáng sinh 2021 -
Phái đoàn chính quyền thành phố chúc mừng Giáng Sinh 2021 và năm mới 2022 đến đồng bào Công Giáo -
Thánh lễ Tạ ơn của Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài-Gòn ngày 19.12.2021 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 20-12-2021 đến 25-12-2021 -
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng vụ mừng 50 năm hiện diện (1971-2021) -
70 Tình nguyện viên tu sĩ đến phục vụ tại 4 bệnh viện điều trị covid 19 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C (2021) -
Hội nghị ‘tri ân’ các tôn giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống Covid -
Phái đoàn Nhà Nước chúc mừng Giáng Sinh đồng bào Công giáo Thành phố
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn đón Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến từ ngày 20.4.2020 đến 26.4.2020 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 01-8-2020 đến 08-8-2020 -
Khóa Thường huấn Linh mục Sài Gòn 2019 -
Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn: Chương trình Lễ đêm Giáng sinh 2020