Caritas TGP TPHCM: Tổng kết và trao chứng nhận khóa tập huấn kỹ năng công tác xã hội
WGPSG -- Hôm nay 20.08.2011, một ngày đáng ghi nhớ trong chuỗi ngày sôi động của Caritas Giáo phận Tp.HCM. Từ sáng sớm, khuôn viên tòa Tổng Giám mục Giáo phận (TGM) đã chật ních xe của những thành viên Caritas đến tham dự “Buổi tĩnh tâm và lễ tổng kết khoá tập huấn năm 2011”. Họ về đây, cùng quây quần bên các chủ chăn để nhận Giấy chứng nhận đã hoàn tất khóa tập huấn về “Công tác bác ái xã hội và kỹ năng làm việc trên địa bàn cộng đồng - giáo xứ”.
Áo đồng phục trắng làm sáng bừng lên những khuôn mặt đang tay bắt mặt mừng, làm rộn rã khuôn viên TGM vốn thường xuyên êm ả. Mà đâu phải là ít, đợt này có 141 thành viên thuộc 13 giáo hạt đạt đủ điều kiện trở thành thành viên chính thức của Caritas Giáo phận. Kể từ nay, họ là những người được sai đi để dấn thân, để chia sẻ những đau thương với tha nhân, bất kể cùng hoặc khác biệt niềm tin. Họ trở thành đèn soi cho tình bác ái ngày càng tỏa rạng, trở thành muối ướp cho mặn đời.
Trong buổi tĩnh tâm, cha Gíam đốc Caritas Vinhsơn Vũ Ngọc Đồng đã chia sẻ với mọi người chủ đề: “Ai là người lân cận tôi? ”. Hình ảnh người Samari nhân lành khiến mọi người khâm phục,nhưng đồng thời cũng nêu lên một câu hỏi: “Người Samari, anh là ai, vì sao anh đã làm điều đó?”.
Câu hỏi xoáy buốt trong tâm trí khi chúng ta đều biết người Samari thời đó bị xem là người ngoại, khi người đồng đạo như các thầy tế lễ, người Lê vi ai cũng có lý do để tránh qua mà đi thì cớ sao người Samari đứng lại? Vào thời đó, sự khác biệt niềm tin giữa các cộng đồng dễ dẫn tới sự khinh bỉ nhau, nên cũng rất dễ đưa đến việc giết hại chứ thật khó để dẫn đến yêu thương nhau. Nhưng, khó mà vẫn có, nếu cuộc đời vẫn còn đó những ai biết “động lòng thương xót”. Người Samari này là một điển hình rạng ngời cho những ai biết động lòng thương xót.
Thành thật mà nói, từ trước đến nay, việc chúng ta đến với những anh chị em nghèo vẫn mang đậm dáng dấp loài người, chứ chưa thật sự mang dấu ấn của tình yêu. Có ai trong chúng ta đã từng xem việc thực hiện bác ái như một món trang sức, như một cách thức để tránh bớt những cắn rứt lương tâm không? Hình như có đấy! Các hành vi đó không phải là xấu nhưng chắc chắn rằng hành vi đó không phát xuất từ lòng bác ái đích thực, mà phát xuất từ thái độ kẻ cả, người trên bố thí cho kẻ dưới…
Hôm nay, được soi dẫn bởi tình yêu bao dung của Thiên Chúa. Tại đây, chúng ta gặp nhau để quyết tâm sống yêu thương và động lực của cách sống này phải bắt nguồn từ tình yêu bao la vô điều kiện của Thiên Chúa. Chúng ta hiểu rõ câu chữ của luật pháp nhưng chưa hiểu thấu đáo cách thực thi luật pháp. Tha nhân không phải chủ nợ, vì thế hành vi bác ái không phải là sự trả nợ. Tha nhân không phải con nợ, nên không thể thích thì cho không thích thì thôi. Tha nhân là anh em cùng một chi thể, vì thế, động lực của bác ái phải là “động lòng thương xót “.
Tình yêu thương không mang một chiều kích xác định. Ai là người lân cận tôi - gia đình, gia tộc, đồng bào… Nếu tình yêu có giới hạn thì hãy tự hỏi xem người Samari có quan hệ gì với người Do Thái, nếu không nói là kẻ thù?
Thầy tế lễ, người Lê vi tránh qua một bên chỉ vì sự vô cảm với nỗi đau tha nhân, chỉ vì thiếu tình yêu thương đích thực. Họ nghĩ tình yêu thương hẳn là có nhiều cấp độ, nhưng thực ra, sự vô cảm mới có nhiều cấp độ, chúng ta vô cảm cấp độ nào?
Tình yêu thương của người Samari là một phản xạ vô điều kiện, là hành vi của một lương tâm không mang vết tích sự phân loại, là một đóa hoa của trái tim nhậy cảm với cuộc sống. Không cần biết người đó là ai, chỉ biết rằng đó là một người đang rất cần sự giúp đỡ, người đó sẽ chết hoặc sẽ tàn phế nếu không có sự giúp đỡ kịp thời. Những đáp ứng của xã hội sẽ không thể và không bao giờ lấp hết nỗi đau nơi loài người. Do đó, Caritas hiện diện như một đáp ứng khẩn cấp.
Mỗi thành viên Caritas cũng cần tập luyện để có trái tim nhậy cảm, có một lương tâm trọn vẹn. Tất cả nỗ lực nhằm hướng đến khả năng vượt qua nỗi sợ hãi. Người Samari đã vượt qua nỗi sợ hãi, sự dèm pha để trở thành con cái Chúa.
Chúng ta không được phép dừng lại ở mức độ thương cảm, tội nghiệp. Cần phải dấn thân hơn nữa và nên tập luyện một chuyên môn cụ thể để sự giúp đỡ được phát huy cao độ nhằm đạt hiệu quả thật sự.
Đừng thực thi bác ái cách bó buộc nhưng với thái độ vui lòng. Tha nhân không phải là hỏa ngục của đời tôi mà chính là hình ảnh Thiên Chúa và đồng thời là anh em tôi trong đức Kitô.
Thành viên Caritas tâm niệm rằng chúng ta không phải là người bố thí cho tha nhân, mà ngược lại, chúng ta đã nhận lãnh sứ mạng sai đi nhằm làm thăng tiến phẩm giá con người.
Chính khi cho đi cũng là lúc chúng ta nhận lại ân sủng từ Thiên Chúa. Ngài đồng hành cùng ta và biến đổi tâm hồn ta hằng ngày. Chúng ta hãy nhận diện ân sủng và cảm nhận cách tích cực để ân sủng luôn dồi dào nơi chúng ta.
Cơn bão của trời đất sẽ qua đi, nhưng cơn bão tình yêu còn thổi vào lòng ta đến muôn đời.
bài liên quan mới nhất
- Cộng đoàn Bác ái Cao Thái: Lịch cấm phòng năm 2022
-
Phát quà Giáng sinh cho trẻ em và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt -
Giáo Xứ Chợ Đũi phát học bổng Mẹ Têrêsa Calcutta -
Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Phường 6 quận Gò Vấp đến thăm và tặng quà Mái Ấm Hà Đông -
Doanh nhân Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Vọng năm 2021 -
Doanh nhân Công giáo: Thư mời Tĩnh tâm mùa Vọng ngày 19-12-2021 -
Cùng thắp lên ngọn lửa Hòa bình Niềm tin và Tình yêu -
Caritas Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện nhân dịp phát động chiến dịch ‘Together we – Chúng ta cùng nhau’ -
Giới Y tế Công giáo TGP.SG: Tĩnh tâm Mùa Vọng 5-12-2021 -
Nội san Lửa Mến tháng 12.2021
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Caritas TGP Sài Gòn: chung tay lan tỏa yêu thương giữa đại dịch covid-19 -
Chuyên đề 150: “Xác định sứ mệnh mục tiêu cuộc đời” -
Thư ngỏ v/v kế hoạch “Mục vụ Chăm sóc các em mồ côi” -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung -
Chương trình Lan Tỏa Yêu Thương đợt 4 -
Họp mặt Di dân Phát Diệm tại miền Nam lần thứ 12