Caritas Việt Nam: Phóng sự Caritas Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp trồng người
“Khi trường học phát triển, mọi thứ đều phát triển.” Đó là lời của Martin Luther King. Còn đối với Leibniz “ai làm chủ giáo dục có thể thay đổi cả thế giới.” Quả thật, không ai có thể phủ nhận ích lợi của việc giáo dục mang lại. Giáo dục không chỉ phát triển nhân cách toàn diện của con người, nó còn là chìa khoá thành công, là nguồn sáng tạo, là niềm hạnh phúc của con người và là tương lai của đất nước. Chính vì thế không có gì ngạc nhiên khi các nước phát triển đầu tư phần lớn vào ngành giáo dục. Ở nước Việt Nam chúng ta không thiếu những bậc cha dù thiếu thốn vẫn nỗ lực cho con em mình được đến trường. Còn pháp luật Việt nam quy định mọi trẻ em đều được đến trường đặc biệt miễn phí ở bậc tiểu học.
Dẫu biết rằng giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và là một trong những quyền căn bản nhất của con người. Tuy nhiên theo báo cáo của UNESCO năm 2016, có khoảng 263 triệu trẻ em trên thế giới, chiếm 10% trên toàn thế giới không được đến trường, trong đó có hàng triệu trẻ em nghèo ở Việt Nam, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa.
Tại sao lại có hiện trạng như vậy? Đến với các em ở những vùng sâu vùng xa, những em có hoàn cảnh đặc biệt mới thấu hiểu được. Mỗi em là một hoàn cảnh khác nhau. Có những em phải bỏ học vì gia đình nghèo, đông anh em, cha mẹ phải lam lũ vất vả, đầu tắt mặt tối cả ngày mới chỉ đủ sống qua ngày thì làm sao có tiền để mua sách vở và mọi chi phí cho việc học của con mình. Có những em phải bỏ học vì theo bố mẹ đi làm xa, ở môi trường mới các em không đủ điều kiện để được nhập học vì thủ tục giấy tờ, vì chi phí quá cao. Và không thiếu những hoàn cảnh vì bố mẹ chia tay, các em phải ở lại với ông bà đã cao tuổi không còn kiếm ra nguồn thu nhập, hoặc những em sanh ra đã mồ côi cha mẹ…
Trải dài trên khắp các miền của dải đất Việt Nam, thật không khó để bắt gặp những mảnh đời bất hạnh của những trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố, trẻ em di dân nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhưng luôn mang trong mình niềm khao khát được đến trường. Dù đã nỗ lực hết sức, nhưng hiện nay, CVN và Caritas các Giáo phận cũng chỉ đóng góp một phần rất ít ỏi trong việc hỗ trợ các học sinh nghèo thực hiện ước mơ của mình, là được học hành để có thể thay đổi số phận. Vẫn còn rất, rất nhiều trẻ em chưa được đến trường, vẫn còn nhiều học sinh, sinh viên nghèo không thể tiếp tục hoàn thành con đường học tập của mình.
Vì quyền lợi của các em và vì thế hệ tương lai, chúng tôi tha thiết kêu gọi sự cộng tác của quý vị trong và ngoài nước, để chương trình “Con Đường Sáng” luôn sáng mãi và lan tỏa tới các trẻ em nghèo, đặc biệt tại các vùng sâu vùng xa của đất nước. Chúng tôi rất trân trọng sự tiếp sức của quý vị và ước mong đón nhận được sự cộng tác tích cực của quý vị trong hành trình trồng người của chương trình này. Đóng góp cho giáo dục là một việc bác ái cụ thể, hữu hiệu và sẽ không bao giờ đi vào quên lãng.
bài liên quan mới nhất
- Thư ngỏ về việc tổ chức Ngày Thế giới Người nghèo 2020
-
Phóng sự: Caritas Việt Nam đồng hành cùng người khuyết tật -
Caritas Việt Nam: Tập huấn “di cư an toàn và phòng tránh buôn người” -
Tin mừng cho người khuyết tật -
Thư ngỏ của Hội Saint Lucas và Caritas Việt Nam -
Caritas Việt Nam: Ngày thứ III – Bế Mạc Hội Nghị 2019 -
Caritas Việt Nam: Khai mạc Hội nghị Thường niên 2019 -
Caritas Việt Nam: Bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta -
Caritas Việt Nam: Gieo niềm hy vọng -
Caritas Việt Nam: Phóng sự phòng chống nạn buôn người
bài liên quan đọc nhiều
- Caritas Việt Nam: Khai mạc Hội nghị Thường niên 2019
-
Đêm nhạc gây quỹ 'Nhịp cầu Caritas 6' -
Caritas Việt Nam: Thư ngỏ chương trình Nhịp Tim Yêu Thương -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn tĩnh tâm Mùa Chay -
Caritas TGP. Sài Gòn trao tặng xe lăn, xe lắc cho người già, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn -
Tin mừng cho người khuyết tật -
Thư ngỏ của Hội Saint Lucas và Caritas Việt Nam -
Thư ngỏ về việc tổ chức Ngày Thế giới Người nghèo 2020 -
Caritas Việt Nam: Gieo niềm hy vọng -
Caritas Việt Nam: Tập huấn “di cư an toàn và phòng tránh buôn người”