Cha Federico Lombardi: Phục vụ Giáo hội bằng các phương tiện truyền thông
WHĐ (20.09.2009) / ZENIT – Cha Federico Lombardi, dòng Tên, Giám đốc phòng Báo chí của Tòa Thánh, cho biết ơn gọi làm việc trong lĩnh vực truyền thông của Giáo hội không đòi hỏi ngài phải thay đổi gì “trong đường hướng phục vụ về mặt tinh thần và với cương vị linh mục của ngài,” trái lại, đã giúp ngài có được một bước “tiến sâu” theo cùng chiều hướng và đạt tới cũng một thông điệp”.
“Ơn gọi hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đối với tôi là một sự tiếp nối ơn gọi làm tu sĩ và linh mục. Nếu tôi không phải là linh mục, chắc tôi đã không hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, mà có lẽ tôi đã làm các công việc khác”, cha Lombardi tuyên bố trong một cuộc trao đổi với hãng truyền thông Ecclesia của Bồ Đào Nha.
Ơn gọi “truyền đạt, loan báo Tin Mừng, dĩ nhiên, là một ơn gọi làm truyền thông”, linh mục giải thích.
Cha Lombardi nhìn nhận là ngài đã phải trải qua đào tạo về mặt kỹ thuật và nghề nghiệp để làm việc trong lĩnh vực truyền thông.
Cha nhấn mạnh, chính nhờ một loạt bài viết về các người lao động người Italia di dân tại Đức, mà cha bắt đầu cộng tác với tạp chí “La Civiltà Cattolica” vào đầu những năm 70.
“Tôi đã không viết các bài báo này để trở thành một nhà báo mà để phục vụ các người lao động. Quan điểm của tôi là làm sao để việc truyền đạt trở thành việc phục vụ, trong các vấn đề quan trọng, trong đời sống của con người”.
Cha khẳng định: “Dĩ nhiên là tôi hài lòng với điều đã trở thành trung tâm của cuộc đời tôi, khi tôi phục vụ trong trường hợp rõ rệt, Đức Thánh Cha và các tổ chức của Vatican. Tôi thấy đó là một đóng góp vào việc phục vụ con người”.
Liên quan đến các công việc của linh mục tại Vatican, cha Lombardi giải thích rằng linh mục “không phải là phát ngôn viên của bản thân Đức Giáo hoàng”; rằng Đức Giáo hoàng không mời linh mục tới để làm công việc là “chuyển đi các thông điệp riêng biệt”.
“Tôi là giám đốc phòng báo chí của Tòa Thánh có sứ mạng phổ biến các thông tin chính thức, các thông báo và văn kiện của Đức Giáo hoàng, được chuyển đến tôi qua văn phòng Quốc vụ khanh và văn phòng các tổ chức khác tại Vatican”.
“Đã hẳn là tôi có nhiều dịp gặp gỡ đích thân Đức Giáo hoàng và trao đổi với ngài, chẳng hạn sau các cuộc tiếp kiến các nguyên thủ quốc gia hay các nhân vật quan trọng. Tôi trao đổi với ngài về nội dung các cuộc gặp gỡ để soạn bản thông cáo, và tôi đối chiếu điều ngài nói với tôi với điều tôi biết được từ văn phòng Quốc vụ khanh vốn có thể có những thông tin khác”.
Liên quan đến các thách đố dành cho phòng Báo chí của Tòa Thánh, cha Lombardi nhấn mạnh rằng phòng Báo chí “tìm cách trả lời, cố gắng theo dõi biến chuyển” trong lĩnh vực các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là trên Internet. Tuy nhiên, sự biến chuyển này lại “quá nhanh và quá rộng lớn đến độ rất khó theo kịp đà biến chuyển ở mức độ toàn cầu”. Cha còn nói thêm: “chúng tôi cũng làm tốt phận sự của mình”.
Cha kết luận: “Trong chiều hướng này, một điểm rất quan trọng là phát triển mối quan hệ giữa các hãng thông tấn và văn phòng báo chí khác nhau của Giáo hội để có đủ khả năng phổ biến một cách nhanh nhất một thông điệp từ Roma, nếu có điều gì đó khẩn cấp, qua đó tạo nên được một ý thức về sự tham gia và về sự bảo đảm. Tôi nghĩ là có thể thực hiện được những bước tiến rất quan trọng”.
(Theo Zenit)
bài liên quan mới nhất
- Billie Eilish: Nội dung khiêu dâm khiến tôi bị tổn thương sâu sắc
-
ĐTC trao huân chương giáo hoàng cho hai nhà báo -
Đức Hồng y Bo sẽ khai trương Ứng dụng điện thoại di động mới của Đài Chân Lý Á Châu -
Văn hóa và Bác ái khi sử dụng Mạng Xã Hội -
ĐTC gửi sứ điệp tới 5.600 nhà truyền thông Công giáo Brazil -
ĐTC Phanxicô thăm trụ sở Vatican News và báo Quan sát viên Roma -
Ngày Thế giới Truyền thông xã hội 55: Những ấn tượng đọng lại -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo -
Ngày Thế giới Truyền Thông Xã hội lần thứ 55 tại Sài Gòn -
Tín hữu Hoa Kỳ được mời gọi quyên góp giúp hoạt động truyền thông của Giáo hội
bài liên quan đọc nhiều
- Kết quả Tổng điều tra dân số 2019
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Người Công giáo trong tầm ngắm của Big Tech -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo -
Ứng dụng đọc Kinh Mân Côi điện tử “Click to Pray eRosary” -
Thánh lễ tạ ơn 'Thập niên truyền thông' của Ban Mục vụ Truyền Thông TGP Sài Gòn -
Ủy Ban TTXH / HĐGMVN chúc tết ĐGM Phêrô - thành viên Bộ Truyền Thông Tòa Thánh -
Phát hiện các tin tức giả