Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (Ga 8,1-11)

Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (Ga 8,1-11)

Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (Ga 8,1-11)

Lời Chúa: Ga 8, 1-11

1 Còn Đức Giê-su thì đến núi Ô-liu.  2 Vừa tảng sáng, Người trở lại Đền Thờ. Toàn dân đến với Người. Người ngồi xuống giảng dạy họ. 3 Lúc đó, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn đến trước mặt Đức Giê-su một phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình. Họ để chị ta đứng ở giữa, 4 rồi nói với Người : "Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. 5 Trong sách Luật, ông Mô-sê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao ?" 6 Họ nói thế nhằm thử Người, để có bằng cớ tố cáo Người. Nhưng Đức Giê-su cúi xuống lấy ngón tay viết trên đất. 7 Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người ngẩng lên và bảo họ : "Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi." 8 Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. 9 Nghe vậy, họ bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. 10 Người ngẩng lên và nói : "Này chị, họ đâu cả rồi ? Không ai lên án chị sao ?" 11 Người đàn bà đáp : "Thưa ông, không có ai cả." Đức Giê-su nói : "Tôi cũng vậy, tôi không lên án chị đâu ! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa !"

A. Hạt giống...

1. Bài đọc 1: thuật lại bà Susanna bị hai kỳ lão vu khống và phạm tội ngoại tình nên kết án xử tử. May có cậu bé Đaniên khôn ngoan cứu thoát bà.

2. Bài Tin Mừng: cũng tường thuật chuyện một phụ nữ sắp bị kết án tử. So sánh hai chuyện ta thấy được vài điểm đáng chú ý:

-Bà Susanna vô tội, người phụ nữ này phạm tội bị bắt quả tang.

-Đaniên cứu người vô tội, còn Chúa Giêsu cứu người có tội.

-Những người muốn xử tử hai người này đều là những bậc “đạo đức” mẫu

mực.

-Câu chuyện trong Tin Mừng kết thúc bằng câu nói rất hiền từ của Chúa Giêsu “Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và đừng phạm tội nữa”.

B...Nẩy mầm.

1. Những kẻ “đạo đức” trong hai chuyện trên đều muốn giết người. Những ông trong Cựu ước muốn giết người vì lòng họ gian ác rõ ràng: chính họ là kẻ có tội nhưng họ lên án kẻ khác để che dấu tội lỗi của mình. Còn những ông trong Tin Mừng muốn giết người để tỏ ra mình nghiêm chỉnh tuân thủ lề luật. Những ông này còn lợi dụng mạng sống của nạn nhân để gài bẫy Chúa Giêsu. Thì ra, người ta có thể tô vẽ bộ mặt đạo đức của mình bằng chính những mưu toan tội lỗi.

2. Chúa Giêsu buồn vì những người đạo đức giả dối đó. Ngài nhắc họ “Ai trong các ông sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Tôi có đang hay sắp

ném đá ai không? Hãy trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu.

3, “Ta không kết án chị đâu. Hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. Chúa không kết án ta, ta hãy cảm mến lòng khoan dung của Ngài. Nhưng không nên lơi dụng lòng khoan dung ấy “Từ nay đừng phạm tội nữa”. Cảm mến tình Chúa thì đừng làm Chúa buồn nữa.

4. Chú giải đoạn Tin Mừng này, một nhà Thánh kinh viết “Luôn có rủi ro khi  ta tha thứ”, nghĩa là nhiều khi người được tha lại đi phạm tội nữa. Chính vì muốn bảo đảm, tránh rủi ro đó mà nhiều người không tha thứ. Nhưng Chúa Giêsu dám chấp nhận rủi ro. Phần tôi thì sao?

5. Đọc chuyện này dưới góc cạnh tâm lý, ta còn thấy thêm rằng xét đoán người khác là một cám dỗ thường xuyên và kết án người khác nhiều khi cũng là một thứ khoái lạc. Bởi đó nhiều người rất thích xét đoán và kết án.

6. Tv 32 có thể giúp chúng ta hiểu được tâm trạng của người phụ nữ ngoại tình, và của …chính chúng ta: “Phúc cho ai có tội mà được tha, có lỗi lầm mà được khỏa lấp” (Tv32,1).

7. Một mục sư giảng về chiếc thang Giacóp. Cậu con trai ông rất cảm động.

Mấy ngày sau, cậu nói với cha là mình vừa mơ về câu chuyện đó.

-Sao, con mơ thấy gì?

-Con mơ thấy một chiếc thang lên tới tầng mây. Ơ dưới chân thang có rất nhiều phấn, và mỗi người phải lấy phấn viết hết tất cả các tội của mình ở trên đó thì mới lên được.

-Hay thậy! Rồi con thấy gì nữa?

-Con thấy con leo lên, nhưng chưa được bao xa thì con thấy có người leo xuống.

-Ai vậy?

-Ba chứ ai!

-Ba? Thế ba leo xuống để làm gì?

-Ba lấy thêm phấn! (Winnder, London).

Top