Chút hoa quả từ cuộc họp mặt Ban Mục vụ Đối thoại Liên tôn TGP Quý II-2011
Thứ Bảy 11.06.2011, là ngày họp định kỳ Quý II-2011 của Ban Mục vụ Đối Thoại Liên Tôn TGP Tp. HCM. Đến 9g30, 16 thành viên đã tề tựu tại khuôn viên nhà thờ Hiển Linh – cũng là nhà mẹ của Tỉnh Dòng Tên. Ngoài việc gặp gỡ các linh mục-tu sĩ Dòng Tên, hôm nay chúng tôi còn gặp một cơ may hiếm có, đó là được thụ giáo về đề tài: “Đạo đức xuất thế theo truyền thống tu luyện của Ấn giáo” do cha Hoành Sơn Hoàng Sỹ Quý đăng đàn.
Điều làm chúng tôi cảm thấy vui là được tiếp tục học hiểu về “thiền”, bản thân tôi tiếp nhận thêm kiến thức mới về thiền - cũ của người - nhưng chắc cũng mới đối với nhiều người trong chúng tôi. Xin ghi lại để chia sẻ cùng bạn đọc, mong được hội tụ ở điểm đồng quan tâm.
Cha Hoành Sơn vào đề trực tiếp ngay: Muốn nói đến Đạo đức xuất thế thì phải phân biệt với Đạo đức tại thế. Đạo đức tại thế là đạo đức tự nhiên, nhắm đến mối quan hệ giữa người với người. Chúng ta đã biết Đạo đức tại thế này trong truyền thống Nho giáo - Trung Hoa với Tam cương: quân - thần, phụ - tử, phu - phụ. Ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; rồi Tam tòng và tứ đức. Đỉnh cao của Đạo đức tại thế là “Đức Thành”.
Còn Đạo đức xuất thế theo truyền thống Ấn giáo lại nhắm đến“Giác ngộ”, mà muốn đạt được thì cần phải tu luyện. Con đường tu luyện áp dụng cho hai đối tượng:
- nhà tu hành, đó là Đạo đức xuất thế.
- giáo dân, đó là Đạo đức tại thế.
Người theo Ấn giáo tin rằng sau khi chết, người có tội sẽ phải xuống hỏa ngục một thời gian để đền tội, đền tội xong thì được lên thiên đàng một thời gian. Quan điểm “công tội” gần gũi với dân thường. Còn con đường tu luyện theo các thần thì con người sẽ tu luyện để đạt đến vị Thần này, rồi thì sẽ tiếp tục tiến đến vị Thần kia, nếu có tội thì “Lội qua sông là sạch tội” (*).
Xin nói tiếp là đã có công tội là vì còn tham, sân, si. Vậy muốn thoát khỏi vòng luân hồi thì phải diệt tham, sân, si. Thế nhưng xem ra chỉ người có ơn gọi tu luyện theo Đạo đức xuất thế mới sớm được giải thoát. Yoga là Đạo, con đường đạt tới sự giải thoát. Thiền là một trong những phương pháp của yoga.
Hatha-Yoga chú trọng đến rèn luyện nhiều tư thế và các luân xa trên cơ thể con người (dựa vào đó, sau này người Trung Hoa họa nên bản đồ các huyệt đạo và phát triển môn điểm huyệt, châm cứu để chữa bệnh).
Có hai loại yoga: (1) yoga nhằm mục đích tăng cường sức khỏe và tạo dáng vẻ đẹp về hình thể con người và đem lại sự an lạc trong tinh thần. (2) Yoga là phương pháp tu luyện mang tính cách tôn giáo: Đạo Ấn Độ quan niệm về con người thì có vật chất và tinh thần, mà vật chất thì trói buộc tinh thần. Do đó, cần giải thoát tinh thần khỏi vật chất. Quá trình đó gọi là “cô đơn hóa tinh thần”, bằng phương pháp yoga. Yoga, thiền là “vương đạo”, chủ yếu tập trung vào tinh thần.
Người thực hành yoga, cần tập luyện 8 bước hay bát chi sau đây:
1/ Giới: ăn những thức thanh sạch, kiêng ăn, uống những thức có chất kích thích (từ đó mới có việc giữ ngũ giới, thập giới, 105 giới, hơn 200 giới … bên Đạo Phật)
2/ Giữ: là giữ cho bất thiên, không nghiêng về thân hay sơ (ý là tình cảm không trọng không khinh đối với người hay loại vật chất nào).
3/ Thế: kinh sách Yoga nói đến cách ngồi thẳng lưng, tọa thế hoa sen, kiết già (hai chân bắt chéo lên), hoặc tọa thế bán kiết (một chân chéo lên). Có điều là thế ngồi thẳng lưng nhưng tự nhiên và buông xả chứ không gồng mình lên (cả ở tâm trí lẫn nơi thể xác).
4/ Điều tức: vận tức là thở thật dài và sâu, thật nhẹ. Quá trình luyện điều tức đã đạt khi thấy vận tức như trên mà nhịp tim đập nhẹ nhàng...
5/ Thoái giác: (như hình ảnh con rùa rụt đầu, đuôi và tứ chi vào trong cái mai) nghĩa là luyện tập sao cho các giác quan không tiếp xúc với thế gian nữa để không bị cám dỗ.
6/ Định thần: Nhằm định thần, chỉ cần theo một hai cách thở đơn giản mà Yoga cung cấp; cũng như để làm trong sạch khí huyết thì thở sâu vài chục lần cũng đủ rồi. Làm sao để tâm không biến động nữa, mới có thế tập trung tinh thần được.
7/ Quán: là tập trung vào một điểm nào đó (ví dụ như chỉ nhìn một ngọn đèn nhỏ trước mặt, hoặc ảnh của Đức Phật hay một chủ đề nào khác…) khi đã định, tập trung vào tiêu điểm khoảng 15 phút thì gọi là “đã quán” hoặc gọi là ‘thiền” chính lúc đó “tâm an định”.
8/ Đại định: khi luyện tập đến Đại định thì bản thân sẽ có kinh nghiệm huyền nhiệm, giác ngộ (theo Đạo Phật) hay nhận biết chân lý. Theo bộ tranh thiền “thập mục ngưu đồ” là đạt đến cảnh giới “thỏng tay vào chợ” (đồ họa số 10). Người kinh nghiệm thần bí như thánh nữ Teresa Avilla gọi đó là “xuất thần”, rồi “đính hôn thiêng liêng” và “kết hôn thiêng liêng” với Chúa Giêsu.
Kính thưa bạn đọc, người viết từng bàn đến việc xin được là “học trò cửa thiền”, Thầy dạy và sách thì có nhiều, nhưng muốn học “thiền” thì cũng cần phải “có duyên”. Cuộc gặp gỡ hôm nay, chính là một cơ duyên đẹp do Chúa Thánh Thần ban tặng để thăng tiến đời sống cầu nguyện, mình mà không hưởng, thì “vô duyên quá!”.
Những điều ghi nhận về yoga và thiền trên đây được lĩnh hội từ một tu sĩ-tiến sỹ Ấn Độ giáo, đồng thời ngài là cây cổ thụ trong ngành nghiên cứu văn hóa-tư tưởng- tôn giáo Phương Đông. Những kiến thức và phương pháp tu tập theo Ấn Độ giáo mở ra cho ta một cách thế tìm gặp Thiên Chúa vô hình như “Nhà thiền” quả là sáng trí. Được khai tâm, “học trò cửa thiền” này cảm thấy hạnh phúc lắm. Xin chân thành cảm ơn Sư phụ đã truyền thụ!
* * *
Tiếng chuông báo giờ cơm của chị HĐ vang lên rồi! … "Kính mời quý cha, quý Soeurs và anh chị nâng ly mừng Thượng thọ bát tuần của Chị Cả và sinh nhật của Cha Giuse Đặng Chí San". Một – hai – ba “Happy birthday to you”… Năm nay, sinh nhật của soeur Mai Thành và cha Giuse trùng phùng với lễ “Chúa Thánh Thần hiện xuống” (12/6). Chúng con cầu nguyện và tin rằng hai thành viên này sẽ nhận được rất nhiều quà từ Ngôi Ba Thiên Chúa.
Tuy hai bàn cơm xoay quanh hai đề tài riêng, nhưng cả đôi bên đều sôi nổi bàn luận và vui cười. Riêng bàn chúng tôi như vui hơn nữa, khi Chị Cả và hai linh mục đang cùng biên soạn khẩu truyền quyển “Kim tự điển bỏ túi” đang đến mục “chữ tử”. Hồi tưởng lại buổi họp mặt quý I (17.3.2011), anh chị em đã nhấn mạnh đến nhu cầu đối thoại nội bộ với nhau. Hôm nay, điều đó được hiện tại hóa cách sống động, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần.
-----------------------------------------------------
(*) Xem Hermann Hesse, Câu chuyện của dòng sông, Hội Nhà Văn, 1992.
Xem thêm:
Yoga - Thiền trên thế giới và với Kitô giáo ngày nay (1)
Yoga - Thiền trên thế giới và với Kitô giáo ngày nay (2)
bài liên quan mới nhất
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 26-12-2021 đến 1-1-2022
-
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Giáng sinh 2021 -
Phái đoàn chính quyền thành phố chúc mừng Giáng Sinh 2021 và năm mới 2022 đến đồng bào Công Giáo -
Thánh lễ Tạ ơn của Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài-Gòn ngày 19.12.2021 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 20-12-2021 đến 25-12-2021 -
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng vụ mừng 50 năm hiện diện (1971-2021) -
70 Tình nguyện viên tu sĩ đến phục vụ tại 4 bệnh viện điều trị covid 19 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C (2021) -
Hội nghị ‘tri ân’ các tôn giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống Covid -
Phái đoàn Nhà Nước chúc mừng Giáng Sinh đồng bào Công giáo Thành phố
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn đón Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến từ ngày 20.4.2020 đến 26.4.2020 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 01-8-2020 đến 08-8-2020 -
Khóa Thường huấn Linh mục Sài Gòn 2019 -
Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn: Chương trình Lễ đêm Giáng sinh 2020