Công bố chủ đề Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50 (năm 2016)
WHĐ (01.10.2015) – “Truyền thông và Lòng thương xót: một cuộc gặp gỡ sinh nhiều hoa trái” là chủ đề của Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 50 (năm 2016). Việc chọn chủ đề này rõ ràng gắn liền với việc cử hành Năm Thánh đặc biệt Lòng thương xót, và chắc hẳn Đức Thánh Cha mong muốn rằng Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội là một cơ hội thuận lợi để suy tư về sự cộng hưởng sức mạnh sâu sắc giữa truyền thông và lòng thương xót.
Trong Tự sắc mở Năm Thánh Misericordiae Vultus (Dung mạo Lòng Thương xót), Đức Thánh Cha khẳng định rằng Giáo hội được uỷ thác sứ mạng công bố lòng thương xót của Thiên Chúa, là trái tim đang đập của Tin Mừng, lòng thương xót ấy phải tìm cách đi vào trái tim và tâm trí của mỗi con người. Đức Thánh Cha còn nói thêm rằng ngôn từ và cử chỉ của Giáo hội phải mang theo lòng thương xót để chạm đến trái tim của con người và thúc đẩy họ tìm lại con đường trở về với Chúa Cha (x. Misericordiae Vultus, 12).
Về vấn đề này, cũng thật hữu ích khi nhớ rằng suy tư của chúng ta nằm trong bối cảnh của nhận thức truyền thông là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy một nền văn hoá gặp gỡ.
Tuy Đức Thánh Cha nói đến ngôn từ và cử chỉ của Giáo hội nhưng mạch văn cho thấy rõ mọi người nam và nữ trong cách thức truyền thông của mình, trong việc tiếp xúc với người khác, phải thể hiện tinh thần đón tiếp, sắp sẵn và tha thứ.
Chủ đề nhấn mạnh đến khả năng truyền thông đích thực để mở ra một không gian cho đối thoại, hiểu biết lẫn nhau và hoà giải, do đó làm nảy nở những cuộc gặp gỡ sinh nhiều hoa trái giữa con người. Đang khi chúng ta thường chú ý đến tính chất phân hoá và chia rẽ của nhiều bình luận trên các mạng xã hội, chủ đề của Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội muốn nhấn mạnh đến sức mạnh của ngôn từ và cử chỉ để vượt qua những hiểu lầm, để chữa lành những ký ức, để xây dựng hoà bình và hoà hợp.
Một lần nữa, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta rằng, truyền thông tự bản chất là một thành quả to lớn của nhân loại. Truyền thông đích thực không bao giờ chỉ đơn thuần là sản phẩm của các công nghệ mới nhất hoặc phát triển nhất, nhưng được thực hiện trong bối cảnh của mối tương quan sâu sắc liên ngôi vị.
Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội là Ngày duy nhất được Công đồng Vatican II kêu gọi cử hành trên toàn thế giới, được tổ chức ở hầu hết các quốc gia, theo quyết định của các giám mục tại các giáo phận, vào ngày Chúa nhật trước Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (năm 2016 là ngày 08 tháng Năm).
Theo truyền thống, Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Truyền thông Thế giới được công bố vào ngày 24 tháng Giêng, lễ kính Thánh Phanxicô Salêsiô, bổn mạng các nhà văn và các nhà báo.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Billie Eilish: Nội dung khiêu dâm khiến tôi bị tổn thương sâu sắc
-
ĐTC trao huân chương giáo hoàng cho hai nhà báo -
Đức Hồng y Bo sẽ khai trương Ứng dụng điện thoại di động mới của Đài Chân Lý Á Châu -
Văn hóa và Bác ái khi sử dụng Mạng Xã Hội -
ĐTC gửi sứ điệp tới 5.600 nhà truyền thông Công giáo Brazil -
ĐTC Phanxicô thăm trụ sở Vatican News và báo Quan sát viên Roma -
Ngày Thế giới Truyền thông xã hội 55: Những ấn tượng đọng lại -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo -
Ngày Thế giới Truyền Thông Xã hội lần thứ 55 tại Sài Gòn -
Tín hữu Hoa Kỳ được mời gọi quyên góp giúp hoạt động truyền thông của Giáo hội
bài liên quan đọc nhiều
- Kết quả Tổng điều tra dân số 2019
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Người Công giáo trong tầm ngắm của Big Tech -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo -
Ứng dụng đọc Kinh Mân Côi điện tử “Click to Pray eRosary” -
Thánh lễ tạ ơn 'Thập niên truyền thông' của Ban Mục vụ Truyền Thông TGP Sài Gòn -
Ủy Ban TTXH / HĐGMVN chúc tết ĐGM Phêrô - thành viên Bộ Truyền Thông Tòa Thánh -
Phát hiện các tin tức giả