Dạy con ứng xử trong ngày Tết
- Cử chỉ thân thiện: Nếu người lớn bắt tay, ôm hôn bé thật tình cảm, bạn cũng nên hướng dẫn để bé biết cách đáp trả lại. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý để bé luôn giữ khuôn mặt rạng rỡ, chào hỏi họ hàng.
- Biết giữ im lặng khi cha mẹ tiếp khách: 4 tuổi trở lên, bé đã biết ngồi ngoan trong khi cha mẹ trò chuyện. Ở giai đoạn này, bạn cũng có thể hướng dẫn bé mời bánh kẹo, hoa quả cho khách. Bạn cũng nên lưu ý với những loại đồ uống nóng như trà (hay cafe) để tránh cho bé bị bỏng.
- Dạy bé biết chúc Tết: Những câu chúc đơn giản như “Con chúc cô (chú) mạnh khoẻ”, bạn có thể dạy bé vài ba lần để bé nhớ. Để tránh trường hợp bé quên, bạn nên hướng dẫn và tạo cơ hội để bé nói lời chúc Tết.
Một số tình huống khó xử với bé trong ngày Tết
Bé bậc tiểu học có thể nhận diện giá trị của những đồng tiền mừng tuổi trong phong bao đỏ. Nhiều bậc cha mẹ rơi vào tình trạng xấu hổ khi thấy bé nhanh nhẹn mở phong bao lì xì rồi xịu mặt: “Chỉ được có 10.000 thôi mẹ ơi”.
Gợi ý cách ứng xử: Để giữ phép lịch sự, bạn nên dạy bé cách nhận phong bao lì xì bằng hai tay, cách nói lời cảm ơn và không bình luận về số tiền mừng tuổi trước mặt khách. Tốt nhất, bé sẽ cất tiền lì xì vào túi áo và đưa cho bạn sau đó. Nếu bé hiếu động, sợ rơi mất tiền, bạn nên gợi ý để mình giữ bao lì xì cho bé.
Cả nhà sang ăn cơm Tết nhà một người thân, bé không chịu ăn mà cứ nghịch và ném thức ăn lung tung.
Gợi ý cách ứng xử: Tết là dịp được ăn uống liên miên nên nhiều bé không có cảm giác hứng thú nếu bị cha mẹ ép ngồi vào bàn ăn. Bạn có thể xin phép mọi người trên bàn ăn để cho bé ra ngoài xem tivi khi bé không đói. Ngoài ra, bạn cũng có thể hướng dẫn để bé ngồi chơi một mình cách xa khu vực bàn ăn để bé bớt “quậy phá”. Nếu bé có bạn chơi, cha mẹ nên sắp xếp để các bé ăn trước rồi ra ngoài phòng khách vui chơi để cả nhà ăn được vui vẻ.
Một người khách của gia đình bạn có mang theo em bé. Em bé này nhất định đòi món đồ chơi yêu thích của bé trong khi bé cũng khăng khăng không đồng ý. Không những thế, bé nhà bạn còn nổi cáu và cấu, véo em bé đó.
Gợi ý cách ứng xử: Bạn có thể dàn xếp để các bé chơi chung món đồ chơi đó. Nếu bé có thể nhường được cho em thì tốt; nếu không, bạn nên cách ly hai bé với nhau. Những cơn dỗi hờn của các bé sẽ nhanh chóng qua nhanh.
Tình huống này ngược với tình huống ở trên: Bạn đưa bé sang nhà họ hàng, bé khóc đòi cầm món đồ của chủ nhà mang về.
Gợi ý cách ứng xử: Bạn cương quyết nói “không” với bé bởi vì đây là hành vi không được phép. Ngoài ra, bạn cũng nên thử bỏ mặc bé một lát, bé sẽ thấy đòi hỏi của mình không được đáp ứng và tức khắc sẽ bớt mè nheo.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh