ĐHY Paul Shan Kuo-hsi được nhìn thấy quê hương

ĐHY Paul Shan Kuo-hsi được nhìn thấy quê hương

Đức Hồng y bị từ chối cấp phép về thăm sinh quán của mình ở Trung Quốc gần đây đã làm được điều tốt nhất tiếp theo là thăm một quần đảo Đài Loan ngay bên ngoài bờ biển Trung Quốc.

Tuần trước Đức Hồng y Paul Shan Kuo-hsi đã đến đảo Matsu, một khu quân sự cũ cách bờ biển tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc một vài hải lý nhưng lại cách Đài Loan hơn 100 hải lý, để nói về hòa bình và bác ái.

Matsu là nơi gần đại lục nhất mà vị hồng y 89 tuổi có thể đến sau khi Bắc Kinh không cho ngài có cơ hội thăm nơi sinh của ngài khi từ chối cấp visa du lịch cho ngài hồi tháng 6.

Trong chuyến đi Matsu, Đức Hồng y Shan, giám mục về hưu của Cao Hùng, đã có bài diễn văn về sự sống trước khoảng 400 cư dân, sĩ quan quân đội đóng tại đó và các vị khách mời khác.

Ngài còn đối thoại với Hòa thượng Hsing Yun và Chen Chang-ven, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Đài Loan, về “bác ái và hòa bình” diễn ra trước lễ khai mạc diễn đàn hòa bình quốc tế hôm 25-8 do chính quyền hạt Lienchiang đăng cai tổ chức.

“Bác ái dường như không liên quan gì đến hòa bình nhưng lại là nền móng cho hòa bình. Nó là phương thuốc khử trừ các nhân tố phá hoại hòa bình như tính ích kỷ, kiêu ngạo và tham lam” – Đức Hồng y Shan nhận định trong cuộc gặp gỡ.

Hạt Lienchiang có hai tổ chức chính quyền: phần đại lục (Lianjiang) do Trung Quốc kiểm soát, và Matsu, phần ngoài khơi do Đài Loan kiểm soát.

Matsu trở thành căn cứ quân sự tiền tuyến quan trọng vào năm 1949 khi chính quyền theo chủ nghĩa dân tộc từ Trung Quốc đại lục rút về Đài Loan. Lệnh kiểm soát quân sự được gỡ bỏ vào năm 1992 nhưng vết thương chiến tranh vẫn còn đó nhắc nhở người dân Đài Loan cần duy trì hòa bình.

Năm 2001, quan hệ hai bên eo biển Đài Loan bắt đầu cải thiện, Matsu được chọn làm nơi đầu tiên liên kết giao thông đường biển trực tiếp với Trung Quốc đại lục.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top