Đối thoại liên tôn tại châu Á còn rất nhiều khó khăn
WHĐ (24.07.2010) – Từ ngày 12 đến ngày 18-07 vừa qua, tại Thái Lan, Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại liên tôn phối hợp với Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đã tổ chức cuộc gặp gỡ các thành viên và cố vấn của Hội đồng.
Tham dự cuộc gặp này, về phía Việt Nam có Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục Phú Cường.
WHĐ giới thiệu với quý độc giả bài viết cho Ucan News của Chan Francis, Sam Phran về cuộc gặp gỡ trên.
* * *
Đức cha Fernando Capalla, Tổng Giám mục giáo phận Davao, Chủ tịch Văn phòng phụ trách các vấn đề Đại kết và Liên tôn trực thuộc FABC, nói: “Trong thực tế, vấn đề dùng từ “Allah” bùng nổ trên các phương tiện truyền thông tại Malaysia đồng nghĩa với việc đối thoại đã diễn ra không mấy tốt đẹp”.
Đức TGM người Philippines này đã phát biểu như trên trong một cuộc gặp bên lề hội nghị diễn ra từ ngày 12 đến 18-07, do Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại liên tôn phối hợp với các thành viên và ban cố vấn Á châu đồng tổ chức tại Sam Phran, Thái Lan.
Trong bài diễn văn của mình, Đức TGM Capalla nhấn mạnh: “Những người Hindu cực đoan đã đi khá xa khi giết hại các nữ tu, đốt phá nhà thờ và làm li tán các gia đình”.
Tuy nhiên, Đức TGM nói, tại các nơi khác ở châu Á, vẫn có những ‘tin vui’.
Tại Hàn Quốc, Phật giáo, Công giáo và Tin lành vẫn bảo đảm cho việc đối thoại liên tôn được diễn ra trong 3, 4 năm qua.
Theo Đức TGM Capalla, việc đối thoại, đặc biệt là đối thoại giữa các Kitô hữu và người Hồi giáo, đã được đẩy mạnh tại Philippines và Indonesia.
Ngài cho biết kinh nghiệm về sự thành công của Hội nghị Ulama (một hình thức của đối thoại liên tôn ở Philippines, quy tụ các nhà lãnh đạo Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, do Đức TGM Capalla làm điều phối viên chính – chú thích của PV) nên được nhân rộng.
Đức TGM Capalla cho biết thêm, gần đây chính quyền các nước Myanmar và Việt Nam cũng quan tâm rất đáng kể đến vấn đề đối thoại liên tôn. Ngài nói: “ Myanmar mời FABC chúng ta tiến hành đối thoại. Chính phủ Việt Nam mong muốn hội nghị toàn thể của FABC sẽ được tổ chức tại TP.HCM”.
Đức TGM Capalla lưu ý một trong những khó khăn đối với đối thoại liên tôn tại châu Á: “Những tư tưởng của các nhà thần học Á Châu hoàn toàn không được các nhà thần học châu Âu đón nhận”.
Ngài rút ra kết luận: “Bằng cách lắng nghe những báo cáo tại cuộc gặp gỡ này, chúng ta có thể nhận ra các giám mục châu Á nên nhấn mạnh về sự đối thoại nào”.
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19