Dòng Thánh Phaolô de Chartres: Đại lễ tạ ơn mừng 150 năm hiện diện tại VN (1860-2010)
WGPSG -- Vào lúc 9 giờ sáng ngày 25/01/2010, tại Hội dòng Thánh Phaolô, số 4 Tôn Đức Thắng, Quận 1, một thánh lễ long trọng đã được cử hành nhân dịp Năm Thánh và cũng là dịp Nhà Giám tỉnh Tỉnh dòng Sàigòn đón nhận Năm Toàn xá của Tòa Thánh từ ngày 25/1/2010 đến ngày 25/01/2011.
Thành phần tham dự gồm:
1/ Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đàlạt, Chủ tịch HĐGM Việt Nam.
2/ Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn, TGM/TGP/Tp/HCM.
3/ Đức Giám mục Michel Pansard, Giám mục Giáo phận Chartres, Pháp, nơi phát xuất Hội dòng Thánh Phaolô.
4/ Quý Đức Giám mục nơi các chị em Nữ tu Phaolô Việt Nam đang phục vụ:
- Giáo tỉnh Hà Nội: Hà nội, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh Hóa.
- Giáo tỉnh Huế: Huế, Ban mê Thuột, Đà Nẵng, Kontum, Qui Nhơn, Nha Trang.
- Giáo tỉnh TP.HCM: TP. HCM, Bà Rịa, Cần Thơ, Đà Lạt, Long Xuyên, Mỹ Tho, Phan Thiết, Phú Cường, Vĩnh Long và Xuân Lộc.
5/ Quý Cha Tổng đại diện các Giáo phận
6/ Quý cha bề trên các dòng tu.
7/ Đức ông Karel Josef Kasteel.
8/ Quý cha Đại chủng viện Thánh Giuse và Học viện Mục vụ TGP/ Tp/HCM.
Ngoài ra, đến chia sẻ niềm vui trong dịp trọng đại này còn có sự hiện diện của:
1/ Mẹ Myriam Kitcharoen, Bề trên Tổng quyền dòng Thánh Phao lô thành Chartres.
2/ Quý chị Tổng Cố vấn.
3/ Quý chị Bề trên Giám tỉnh, Miền và địa hạt của dòng thánh Phaolô trên thế giới.
4/ Quý Bề trên các dòng tu.
5/ Quý chị đại diện các chị em nữ tu Phaolô của ba Tỉnh dòng tại Việt Nam.
Nghe Audio:
- Tưởng niệm Mẹ Benjamin
- Lược sử 150 năm phục vụ tại Việt Nam
- Khai mạc Năm Thánh tại Dòng Thánh Phaolô tại Việt Nam
- Đức Hồng Y khai mạc Thánh lễ tạ ơn
- Tin Mừng & Bài giảng của ĐGM Phaolô Bùi Văn Đọc
- Ca dâng lễ: Dâng Cha Nhân Lành - Ân Đức
- Ca hiệp lễ: Muôn Lời Tán Tụng - Hương Vĩnh
- ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGMVN ngỏ lời với cộng đoàn
- Lời cảm ơn của Nữ tu Maria Ngô Thị Mai Anh, giám tỉnh Sài Gòn
- Đức Hồng Y ban phép lành
Diễn tiến cuộc rước và Đại lễ:
Đại lễ được mở đầu bằng Nghi thức tưởng niệm Mẹ Benjamin đáng kính với phần ôn lại công lao và tâm tình của Mẹ, vì lòng mến Chúa, mến Hội dòng và yêu thương tha nhân, đã đến một đất nước xa lạ để phục vụ người nghèo.
Ngày 20/5/1884, Mẹ đã trút hơi thở cuối cùng tại chính ngôi nhà này. Mẹ hưởng thọ 63 tuổi, 43 năm tu dòng và 25 năm truyền giáo. Thi hài Mẹ được tẩm liệm trong một quan tài bằng chì, bọc ngoài bằng thứ gỗ không mục, được an táng nơi tầng hầm dưới cung thánh Nhà nguyện.
Sau những phút thinh lặng của phần tưởng niệm, Mẹ Tổng quyền đọc lời nguyện kết và đoàn rước được khởi đầu từ Nhà Truyền thống, với thứ tự đặc biệt được ghi nhận như sau:
1/ Thánh giá - nến cao.
2/ Cờ Huy hiệu của Hội dòng.
3/ Các chị em thanh tuyển.
4/ Quý chị phụ trách 3 Tỉnh dòng.
5/ Cờ rước của:
- Tỉnh dòng Sàigòn được thành lập năm 1860.
- Tỉnh dòng Đà Nẵng, năm 1960.
- Và tỉnh dòng Mỹ Tho, năm 1964 cùng 12 chị em rước cờ đại diện các cộng đoàn mỗi tỉnh dòng.
6/ Logo mừng Đại lễ 150 năm.
7/ Ngọn nến cháy sáng mừng 150 năm với 2 chị Nữ tu Phaolô ôm 2 bó lúa của vùng đất xứ Beauce.
8/ Di ảnh Mẹ Benjamin.
9/ Quý chị Bề trên thượng cấp:
- Quý chị Tổng cố vấn.
- Quý chị Bề trên Giám tỉnh của 3 Tỉnh dòng Việt Nam.
- Mẹ Tổng quyền.
Trong nắng sớm ban mai đầu ngày thật đẹp, với những bước chân thanh thoát, khoan thai, qua các loa phóng thanh với hệ thống âm thanh rất tốt, các nữ tu và mọi người trong đoàn rước đã có dịp được nghe và ôn lại trang sử 150 năm sứ vụ của các Nữ tu dòng Thánh Phaolô thành Chartres tại Sàigòn. Đó là một trang sử cảm động của Giáo hội Hoàn vũ mà năm nay chúng ta cử hành Năm Thánh tại Việt nam.
Trang sử ấy đã được khai mở năm 1860, lúc đó, Đức cha Dominique Lefebre, đại diện Tông tòa Đông Phương mời gọi và Mẹ Benjamin đã gởi 2 Nữ tu Phaolô đầu tiên từ Hồng kong đến Sàigòn để chăm sóc các trẻ mồ côi, các người bị thương vì chiến tranh và các nạn nhân của cuộc cấm đạo.
Năm 1861, Mẹ Benjamin được gởi tới Sàigòn trong chức vụ Bề trên chính miền Viễn đông. Là một Nữ tu giầu nghị lực và bác ái, năng nổ và được điều động bởi Thần linh Chúa, Mẹ đã mau chóng làm phát triển công cuộc phục vụ người nghèo qua việc mở ra Viện Thánh nhi và những cộng đoàn tiên khởi.
Năm 1866, Tập viện Sài gòn đã được thành lập để huấn luyện những thiếu nữ Việt Nam ước muốn dâng mình cho Chúa qua Hội dòng Phaolo. Quyết định sáng tạo nhưng cũng rất táo bạo này đã góp phần lớn lao vào việc phát triển truyền giáo tại Việt Nam và cả vùng Á Châu sau này.
Từ Sài gòn, Chị em dòng Thánh Phao lô đã được sai đến rao giảng tại những nước lân cận: Nhật Bản năm 1878, Hàn quốc năm 1988, Thái Lan năm 1898, Philipin năm 1904.
Hiện nay, các nữ tu Dòng Thánh Phao lô người Á Châu có mặt trên 13 Tỉnh dòng, 7 Địa hạt và 4 Miền của Hội Dòng thuộc 36 quốc gia trên thế giới.
Riêng chị em nữ tu Phaolô Việt Nam gồm hơn 80 chị em đang phục vụ tại 13 quốc gia và hơn 1000 nữ tu Phaolo khác đang phục vụ tại 3 Tỉnh dòng Sài gòn, Đà Nẵng, Mỵ Tho trên khắp 3 miền đất nước.
Lúc đoàn rước tới cửa nhà khách Nhà Giám Tỉnh, một thầy cầm bình hương dẫn đầu tiếp theo đoàn rước cùng với linh mục đoàn, quý Đức Cha, Đức Hồng Y cùng tiếp bước. Khi linh mục đoàn đến hàng ghế đầu trong Nguyện đường, tất cả đứng lại.
Mẹ Tổng quyền và ba chị Giám Tỉnh Việt Nam nhận các nén hương để bắt đầu nghi thức Niệm hương.
Sau phát biểu của Đức cha chủ tịch HĐGM / VN, Đức Hồng Y đã ngỏ lời chào mừng Hội dòng Nữ tu Thánh Phaolô trong ngày trọng đại nhiều ý nghĩa hôm nay. Ngài nhắc đến một quãng lịch sử ngắn của Hội Dòng để thêm lòng biết ơn Chúa về những kỳ công đã được thực hiện qua hội dòng.
Đức cha Pansard tuyên bố khai mạc Năm Thánh.
Thánh lễ bắt đầu, sau khi Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng đọc Sắc lệnh khai mạc Năm Thánh.
Trong phần giảng lễ, Đức cha Bùi Văn Đọc đã nhấn mạnh đến Thiên ý và Thiên mệnh qua vị Tông đồ dân ngoại Phaolô. Đức Kitô đã chiếm hữu thánh Phaolô như chiếm hữu một người tình, người tình ấy đã đáp lại bằng tất cả con tim, khối óc và toàn bộ con người mình qua câu nói thời danh: Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, song là Đức Kitô đang sống trong tôi.
Đức Kitô không chỉ đổi thay 180 độ con người Phaolô, từ một kẻ đầy ác cảm với đạo Chúa luôn săn lùng và bắt bớ giết hại trở thành một người đầy xác tín thâm sâu, để cuối cùng, là một trụ cột vững vàng của đạo Chúa qua mọi thời đại.
Sau những lời cám ơn rất cảm động của chị Giám Tỉnh Sàigòn, cộng đoàn đã được nhận Phép lành cuối lễ.
Và sau khi các vị khách quí tham quan Nhà Truyền thống, Đại lễ Tạ ơn đã kết thúc hồi 13 giờ cùng ngày, bằng một bữa tiệc buffet thật ấm lòng giữa những người con của Hội Dòng Nữ tử Phaolô đến từ hơn 30 quốc gia và vùng miền thế giới.
Nắng Sàigòn hôm nay thật mát, không chỉ nhờ những tàng cây cao của đường Tôn Đức Thắng, nhưng chính là những dịu mát đang có ở ngay trong lòng những ai đã được tham dự Đại lễ đáng nhớ này.
bài liên quan mới nhất
- Cộng đoàn Bác ái Cao Thái: Lịch cấm phòng năm 2022
-
Phát quà Giáng sinh cho trẻ em và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt -
Giáo Xứ Chợ Đũi phát học bổng Mẹ Têrêsa Calcutta -
Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Phường 6 quận Gò Vấp đến thăm và tặng quà Mái Ấm Hà Đông -
Doanh nhân Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Vọng năm 2021 -
Doanh nhân Công giáo: Thư mời Tĩnh tâm mùa Vọng ngày 19-12-2021 -
Cùng thắp lên ngọn lửa Hòa bình Niềm tin và Tình yêu -
Caritas Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện nhân dịp phát động chiến dịch ‘Together we – Chúng ta cùng nhau’ -
Giới Y tế Công giáo TGP.SG: Tĩnh tâm Mùa Vọng 5-12-2021 -
Nội san Lửa Mến tháng 12.2021
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Caritas TGP Sài Gòn: chung tay lan tỏa yêu thương giữa đại dịch covid-19 -
Chuyên đề 150: “Xác định sứ mệnh mục tiêu cuộc đời” -
Thư ngỏ v/v kế hoạch “Mục vụ Chăm sóc các em mồ côi” -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung -
Chương trình Lan Tỏa Yêu Thương đợt 4 -
Họp mặt Di dân Phát Diệm tại miền Nam lần thứ 12