ĐTC kêu gọi các doanh nghiệp đừng sa thải công nhân vì khủng hoảng virus corona
Khi ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu cảm thấy khủng hoảng kinh tế do đại dịch virus corona, Đức Thánh Cha kêu gọi các lãnh đạo doanh nghiệp tìm các biện pháp không ảnh hưởng đến người lao động và gia đình của họ. Ngài nói: “Đây không phải là lúc để sa thải mọi người, nhưng là thời gian để chào đón họ.”
Thay vì sa thải nhân viên, hãy chào đón họ
Hôm 22/03, trả lời phỏng vấn qua Skype với nhà báo Jordi Évole của Tây Ban Nha về việc nhiều doanh nghiệp sa thải rất nhiều công nhân với lý do đại dịch Covid-19, Đức Thánh Cha nói rằng “mỗi quốc gia phải tìm những giải pháp cụ thể dựa trên tình cảnh của họ, nhưng dĩ nhiên, giải pháp ‘mỗi người vì chính mình’ không phải là câu trả lời. Ngài nói thêm: “Một doanh nghiệp sa thải nhân công để cứu chính mình không phải là một giải pháp. Vào lúc này, thay vì sa thải, chúng ta phải chào đón và làm cho mọi người cảm có sự liên đới trong xã hội.”
Đức Thánh Cha nói rằng các lãnh đạo có lý khi nghĩ rằng ngài không am hiểu về quản lý kinh doanh và việc đấu tranh để duy trì một doanh nghiệp với những tổn thất sản xuất, nhưng ngài khẳng định: “Tôi biết những khó khăn mà các nhân viên, công nhân và gia đình của họ sẽ gặp. Và có những thực tế nhất định đang xuất hiện, và chúng ta đang được yêu cầu chăm sóc những thực tế đó.”
Nói về việc ngài ban phép lành cho quảng trường thánh Phêrô trống vắng vào cuối buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm Chúa Nhật vừa qua, Đức Thánh Cha gọi quảng trường là một “sa mạc”. Đức Thánh Cha cho biết dù không gặp các nhóm, ngài vẫn có những cuộc tiếp kiến riêng và tiếp tục làm việc bình thường.
Cơ hội suy nghĩ về cuộc sống
Về tình hình thế giới sau khi khủng hoảng chấm dứt, Đức Thánh Cha nói: “Tôi hy vọng nơi nhân loại, nơi con người nam nữ và tôi hy vọng nơi con người. Tôi có thật nhiều hy vọng nơi con người, những người sẽ học được những bài học từ cuộc khủng hoảng này để suy nghĩ lại về cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, dù rằng chỉ có một ít người trong chúng ta. Nhiều người sẽ đứng dậy lại trên con đường và điều này thật khó. Nhưng tôi có niềm tin là chúng ta sẽ trở nên tốt hơn.”
Đức Thánh Cha gần gũi với những người khốn khổ
Với những người đang sống trong sợ hãi vì đại dịch, Đức Thánh Cha muốn giúp họ cảm thấy ngài gần bên họ. Đại dịch hiện tại cũng cho thấy tình cảnh của những người kém may mắn mà xã hội che dấu. Đức Thánh Cha kể, vài ngày trước đây, với ý tốt, một cảnh sát nói với một người đàn ông: Anh bạn à! Xin về nhà đi, anh không được ở ngoài đường. Và người đó trả lời: Tôi không có nhà, tôi sống trên đường phố. Đức Thánh Cha nói rằng chúng ta phải bắt đầu gần gũi với những người mà chúng ta chỉ biết như một ý niệm: người vô gia cư, người bị lạm dụng… và để chúng ta bắt đầu nhận ra rằng những người này hiện hữu. (CNS 23/03/2020)
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19