ĐTC thúc giục Kitô hữu cầu nguyện, ăn chay, bố thí trong mùa Chay

ĐTC thúc giục Kitô hữu cầu nguyện, ăn chay, bố thí trong mùa Chay

"Ăn chay" trong mùa Chay "có ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với Kitô hữu" vì "kiêng ăn một số thức ăn trong các bữa ăn, chúng ta biết cách chiến thắng tính ích kỷ …"

Đức Thánh Cha Bênêđictô kêu gọi Kitô hữu trên toàn thế giới ăn chay, bố thí và cầu nguyện trong 40 ngày Chay năm nay, bắt đầu từ ngày 9-3, để mở lòng đón nhận Thiên Chúa và tha nhân nhiều hơn.

“Mùa Chay dạy chúng ta cách sống tình yêu của Đức Kitô cách triệt để hơn” – Đức Thánh Cha nói trong Thông điệp mùa Chay được Đức Hồng y người châu Phi Robert Sarah, chủ tịch Hội đồng Đồng tâm, tổ chức từ thiện giáo hoàng, trình bày tại cuộc họp báo ở Vatican thứ ba vừa qua, 22-2.

Thông điệp – có thể xem trên website Vatican: http://press.catholica.va/news_services/bulletin/news/26898 – là bài suy niệm sâu sắc, tập trung vào bí tích Rửa tội và kêu gọi noi gương Đức Kitô. Thông điệp xoay quanh các bài Tin mừng sẽ được đọc trong nhà thờ mỗi Chúa nhật trong suốt mùa Chay, và cung cấp cho các linh mục một số tài liệu rất hay cho các bài giảng lễ Chúa nhật trong mùa này.

Đức Thánh Cha thần học gia nhắc lại cho người dự tòng đang chuẩn bị lãnh bí tích Rửa tội trong mùa này, cũng như cho những người đã rửa tội, mùa Chay là thời gian rất quan trọng để Kitô hữu học cách noi gương Đức Kitô cách đầy đủ hơn “thông qua các việc làm truyền thống như ăn chay, bố thí, cầu nguyện để thể hiện cam kết hoán cải của chúng ta”.

Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi việc làm đạo đức này với hy vọng Kitô hữu sẽ thấy được những việc làm truyền thống này liên quan nhiều đến đời sống đức tin của họ.

“Ăn chay” trong mùa Chay “có ý nghĩa tâm linh sâu sắc đối với Kitô hữu” vì “kiêng ăn một số thức ăn trong các bữa ăn, chúng ta biết cách chiến thắng tính ích kỷ …” và chúng ta còn biết cách “khám phá ra có người rất gần gũi với chúng ta” và “nhận ra Thiên Chúa qua gương mặt của rất nhiều anh chị em mình” – Đức Thánh Cha nói.

Ngài nói chẳng những không phải là một việc làm “nhàm chán”, mà giữ chay “mở lòng chúng ta đến với Chúa và nhu cầu của tha nhân nhiều hơn, và nhờ đó để tình yêu Thiên Chúa trở thành tình yêu tha nhân”.

Đức Thánh Cha học giả, có cuốn sách thứ hai viết về Đức Giêsu thành Nazareth sẽ được xuất bản vào ngày 11-3, tiếp tục nhắc nhở các Kitô hữu nhớ rằng như Đức Giêsu bị qủy cám dỗ lúc bắt đầu công khai rao giảng trên thế gian, vì thế họ cũng nên ý thức rằng trong cuộc hành trình trên dương thế họ cũng sẽ phải đối mặt “với sự cám dỗ của tiền bạc làm suy yếu quyền tối thượng của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta”.

“Tham lam của cải dẫn tới bạo lực, bóc lột và chết chóc”, trong khi “coi trọng tài sản” khiến Kitô hữu “xa lánh tha nhân” và làm cho con người “mất hạnh phúc, lừa dối, thất hứa, vì coi của cải vật chất thay thế Thiên Chúa, là nguồn sống duy nhất” – ngài cảnh báo.

Ngài giải thích vì lý do này Giáo hội, đặc biệt trong mùa Chay, nhắc nhở các Kitô hữu bố thí, “là việc làm chia sẻ”.

Ngài nói: “Bố thí là cách nhắc lại quyền tối thượng của Thiên Chúa và giúp chúng ta quan tâm người khác, để chúng ta có thể tái khám phá Cha của chúng ta tốt lành và nhận được tình thương của Ngài”.

Trong Thông điệp, Đức Bênêđictô tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của lời cầu nguyện trong đời sống Kitô hữu và tìm cách khích lệ Kitô hữu dành thời gian cầu nguyện trong mùa Chay này.

Ngài nhắc lại Giáo hội cung cấp cho chúng ta Lời Chúa “đặc biệt nhiều” trong các bài Tin Mừng được đọc trong Thánh lễ Chúa nhật suốt mùa Chay. Ngài khuyến khích họ suy niệm các bài đọc này một mình hoặc với người khác, và suy gẫm những điều Chúa nói với chúng ta.

“Bằng cách suy niệm và tiếp thu Lời Chúa để sống mỗi ngày, chúng ta học được cách cầu nguyện quý báu và không gì có thể thay thế được”- ngài nói.

Kiểu suy niệm các bài Tin mừng như thế tạo ra một quan điểm mới về sự sống và thời gian, Đức Thánh Cha nói.

“Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta dành thời gian cho Chúa, chúng ta dành thời gian để hiểu được lời Ngài sẽ không mất đi”, và chúng ta “kết hiệp mật thiết” với Ngài và “không ai tách Ngài ra khỏi anh chị em được”, và điều này mở ra cho chúng ta hy vọng về sự sống đời đời, một nguồn hy vọng không làm thất vọng.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top