Đức cố TGM Phaolô, người kiến tạo hòa bình
Bài giảng của Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu trong Thánh lễ An táng Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình
Kính thưa Đức Hồng Y, Đức Khâm Sứ, các Đức Cha,
Quý Đức Cha đã muốn cho tôi là một người thân nói vài lời trước khi đưa Đức Tổng đến phần mộ cuối cùng.
Kính thưa Đức Hồng Y, Đức Khâm Sứ, các Đức Cha,
Quý Đức Cha đã muốn cho tôi là một người thân nói vài lời trước khi đưa Đức Tổng đến phần mộ cuối cùng.
Thưa anh chị em,
Tôi biết nói gì trước một thánh lễ quá long trọng thế này.
Thưa Đức Tổng Giám Mục,
Người ta nói chết là xa biệt không còn gần nhau nữa, nhưng tôi thiết nghĩ, đối với những người hiện diện nơi đây, biết bao nhiêu ấn tượng của đời sống ngài còn lại trong lòng chúng ta. Riêng tôi, tôi nghĩ thế này: Thiên Chúa đã chọn và ban cho ngài một cái tên đúng là thiên định. Tên ngài là Bình, bình an, và đời sống của ngài đã thể hiện sự bình an không chỉ ở mình mà còn ban phát cho xã hội. Là một người thân nên tôi có nhiều dịp thăm ngài. Giai đoạn ngài ở trong Chủng Viện, tôi chưa bao giờ thấy ngài cau có, gây gỗ với anh em. Trong một chừng mực nào đó, ngài đã bỏ qua những trở ngại chung quanh để giữ sự bình an. Sở dĩ ngài bỏ qua như vậy đâu phải vì ngài đang ở trong cảnh vinh quang mà vì bệnh hoạn, ngài được đem về ở trong một họ nhỏ chỉ có 50 giáo hữu, dầu vậy, tâm hồn bình an vẫn giữ được nét vui tươi trong đời sống. Làm việc trong giáo phận, đời sống đâu phải êm đẹp mãi đâu, trong giai đoạn, - tôi nói điều này có thể có nhiều anh em suy nghĩ - ngài đã bị Giáo quyền trù dập, ngài vẫn an bình đón nhận một cách kiên cường.
Đến giờ sau hết, giờ ngài sắp mất, tôi đến thăm, ngài vẫn mỉm cười: “Chưa chết đâu!” Bệnh hoạn, kể cả trên giường hấp hối, ngài vẫn giữ được sự bình an tâm hồn như thế. Tôi thiết tưởng ngài đã đem tâm trạng bình an của mình vào trong xã hội, trong những hoàn cảnh dầu xao động đến đâu đi nữa giữa Chính quyền, giữa Giáo quyền. Ngài như thể là một dòng nước sâu thẳm, dù trên mặt có dao động thế nào, vẫn giữ được sự bình an, đây là một đặc điểm mà tôi nhận là ấn tượng ghi vào đời sống của tôi. Sự bình an của ngài không phải như chữ Nho giáo diễn tả chữ An, ở bên dưới có chữ Nữ, trên có chữ Miên, nghĩa là người nữ ở dưới mái nhà, nghĩa là có sự nương tựa dưới một mái nhà, điều đó dễ. Bình yên theo Thánh Tôma tông đồ nói: “Hoà bình là sự an nghiêm của trật tự.” Tâm hồn ngài có an nghiêm, có trật tự đó, và ngài đã đưa an nghiêm có trật tự này đến với những người chung quanh. Chúng ta thấy đời sống của ngài, giáo phận của ngài đã thể hiện được điều đó mặc dù chỉ tương đối và phần nào đã tạo nên sự hoà bình cho Giáo Hội, cho đất nước. Đó là điểm tươi đẹp của ngài. Với tâm trạng hoà bình của ngài, thể hiện một mối phúc thật, mà ngài đem đến cho toàn thể chúng ta, và với những tâm tình, việc làm như thế, ngài bước qua ngưỡng cửa đời sau.
Dĩ nhiên, theo tôi nghĩ, sự hoà bình ngài đạt được không chỉ là hoà bình ở thế gian mà là sự hoà bình của Thiên Chúa, hoà bình của chân thật, hạnh phúc, vĩnh cửu chứ không phải hỗn loạn, tạm bợ. Hoà bình đó rứt bỏ những hoảng loạn của đời sống, không còn những khổ nhọc trên đường lữ thứ. Cái chết của con người là do sự hoà bình của Thiên Chúa bỏ đi cái “sinh ký” mà chuyển vào cuộc “tử quy”. Sinh ký tức là sống tạm thôi, mà tạm thì bao giờ cũng có những thắc mắc, lo âu, phiền muộn,… vấn đề là biết dùng những lữ thứ ở trần gian để đi đến quê hương của mình, về nơi Thiên Chúa.
Một vị Thánh đã nói: cái chết của con người giống như đứa trẻ nhảy lên ngồi trên gối của cha, đẹp quá! Đức Tổng mất đi cũng như vậy, như một người con về với Cha. Còn hơn nữa, hoà bình Thiên Chúa hứa cho con cái của Chúa là hoà bình hạnh phúc. Khi Đức Tổng về với Chúa, ngài đạt được sự yên nghỉ với Thiên Chúa. Chúng ta biết, Chúa vừa tạo dựng, vừa yên nghỉ. Tạo dựng là hình thức tỏ ra, biểu lộ ra bên ngoài. Còn yên nghỉ là biểu lộ bản tính của Thiên Chúa bên trong, vì sự yên nghỉ là hạnh phúc chân thật. Con người được về với Chúa là đạt được sự yên tĩnh, hoà bình kết hợp, hạnh phúc hơn bao giờ hết. Có thể bây giờ anh chị em nghĩ với một tang lễ linh đình, với bao nhiêu người đến dự như thế này, Đức Cha Phaolô thật là hạnh phúc. Nhưng tôi nói, đó chỉ là hư vô. Yên nghỉ như ban nãy tôi nói, không phải là hư vô mà là phần thưởng của con người sống ở đời này biết giữ lề luật của Thiên Chúa, đã tuân theo những chỉ định Chúa đã mặc khải hoặc chỉ dẫn để sống theo đường lối Người.
Thưa Đức Tổng,
Đức Tổng đã chạy hết con đường và chắc chắn Đức Tổng cũng được như Thánh Phaolô, mão triều thiên của Chúa có lẽ đã dành sẵn, tuỳ lượng rộng rãi và từ bi của Chúa mà đến với Đức Tổng sớm hay muộn. Nhớ đến Đức Tổng, chúng ta đừng quên cầu nguyện cho ngài, đồng thời xin ngài cầu bầu Thiên Chúa cho chúng ta được tâm rạng như ngài, đạt bình an tâm hồn với bất cứ hoàn cảnh nào.¬
Có thể nói, dù trời đất có sụp đổ, chúng ta vẫn còn sống trong sự bình an của Thiên Chúa và sẽ cùng Đức Tổng về hưởng nhan thánh Chúa trong sự bình an.
bài liên quan mới nhất
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 26-12-2021 đến 1-1-2022
-
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Giáng sinh 2021 -
Phái đoàn chính quyền thành phố chúc mừng Giáng Sinh 2021 và năm mới 2022 đến đồng bào Công Giáo -
Thánh lễ Tạ ơn của Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài-Gòn ngày 19.12.2021 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 20-12-2021 đến 25-12-2021 -
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng vụ mừng 50 năm hiện diện (1971-2021) -
70 Tình nguyện viên tu sĩ đến phục vụ tại 4 bệnh viện điều trị covid 19 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C (2021) -
Hội nghị ‘tri ân’ các tôn giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống Covid -
Phái đoàn Nhà Nước chúc mừng Giáng Sinh đồng bào Công giáo Thành phố
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn đón Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến từ ngày 20.4.2020 đến 26.4.2020 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 01-8-2020 đến 08-8-2020 -
Khóa Thường huấn Linh mục Sài Gòn 2019 -
Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn: Chương trình Lễ đêm Giáng sinh 2020