Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, người hùng trong truyện tranh

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô, người hùng trong truyện tranh

Truyện tranh Manga đã phát triển và phổ biến trong những năm gần đây. Jonathan Lin và Manga Hero - một nhà sản xuất truyện tranh manga có trụ sở ở San Rafael, California, đã từng sản xuất hai quyển Kinh Thánh theo phong cách truyện tranh Manga phát hành tại Hoa Kỳ. Trong Tháng Tám này, Manga Hero cũng sẽ mang đến Madrid một ấn bản truyện tranh đặc biệt dành cho Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới (ĐHGTTG).

Quyển truyện tranh Manga này có tên là "Habemus Papam", được viết bởi Gabrielle Gniewek - một sinh viên thuộc Đại học Gioan Phaolô Vĩ đại (JP Catholic) ở San Diego, California. JP Catholic được thành lập vào năm 2006 với mục đích tìm cách đem Chúa Kitô vào văn hóa đại chúng thông qua các hình thức mới của phương tiện truyền thông. Sinh viên của JP Catholic được đào tạo về những phương tiện truyền thông mới nổi.

Jonathan Lin chia sẻ với ĐHGTTG tại sao Manga Hero quyết định sản xuất một truyện tranh cho ĐHGTTG:

Hỏi: Mục tiêu của quyển truyện tranh này là gì?

Trả lời: Mục tiêu của Habemus Papam! là giới thiệu về Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI với những người có thể chưa biết nhiều về ngài, ngoại trừ việc ngài là vị lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo. Quyển truyện tái hiện lại những khoảnh khắc khác nhau trong suốt cuộc đời của Đức Thánh Cha - cụ thể là trên cương vị làm một hồng y làm việc với Đức cố Giáo Hoàng  Gioan Phaolô II, và cao điểm là những giây phút trong cuộc bầu ngài làm Giám mục Rôma. Câu chuyện cũng phản ánh vai trò làm Giáo Hoàng của ngài ngày nay.

Hỏi: Tại sao lại là một truyện tranh manga?

Trả lời: Trong thập kỷ qua, manga đã bùng nổ và phát triển phổ biến trên toàn thế giới, với hàng triệu trẻ em và người lớn yêu thích. Thực tế, nó được coi là một trong những xuất khẩu văn hóa thành công nhất của Nhật Bản. Manga dành cho nhiều đối tượng với đầy đủ các thể loại. Chúng tôi muốn sử dụng truyện tranh như một công cụ để cho giới trẻ và thế giới hiểu rằng, Giáo Hội không hề sợ nền văn hóa hiện đại và phát triển. Chúng ta không ngần ngại dùng những hình thức mới và hấp dẫn của các phương tiện truyền thông để tiếp cận với những bạn trẻ.

Hỏi: Điều này sẽ tiếp cận tốt hơn với giới trẻ không?

Trả lời: Đây là một cơ hội để tạo cảm hứng và sự hấp dẫn cho những ai quan tâm đến Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, đặc biệt là sứ điệp của ngài gửi cho những người trẻ tuổi. Manga được xem là một hình thức giải trí mới, dễ đọc cho mọi lứa tuổi. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã từng nhấn  mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng các hình thức truyền thông mới để tiếp cận với những bạn trẻ và xây dựng nền văn minh tình thương. Manga là một trong những phương tiện như thế.

Hỏi: Đây không phải là lần đầu tiên ông thực hiện truyện tranh tôn giáo. Làm thế nào mà ông có ý tưởng thực hiện truyện tranh manga về Kinh Thánh?

Trả lời: Khi tôi bắt đầu nghĩ về kinh doanh, tôi đã tham vấn cha mẹ tôi về những ý tưởng khác nhau. Cha tôi hỏi tại sao không có truyện tranh dựa trên những câu chuyện Kinh Thánh hay là về cuộc đời của các vị thánh.Tôi đã nhận ra đó là điều đúng đắn, tại sao không có nhỉ, ít thôi cũng được mà? Đó là ý tưởng ra đời Manga Hero. Tôi cũng luôn luôn muốn làm một điều gì đó tác động tích cực cho xã hội. Truyền thông đang gây ảnh hưởng đến nền văn hóa của chúng ta, đặc biệt là giới trẻ, tôi cảm thấy đây là một mảng mà tôi có thể tạo sự khác biệt.

Hỏi: Những quyển truyện tranh trước đây của ông được viết về Judith và Thánh Phaolô. Tại sao hai nhân vật trong Kinh Thánh này được coi là những anh hùng trong truyện tranh?

Trả lời: Thánh Phaolô và Judith hoàn toàn được coi là một anh hùng và nữ anh hùng - họ được ghi nhận là có lòng dũng cảm và mục đích cao thượng, đặc biệt là dám dấn thân hoặc hy sinh mạng sống của mình cho những điều quan trọng hơn cảbản thân mình, đó là đức tin của họ.

Hỏi: Tại sao những quyển truyện tranh này nỗ lực chiếm chỗ đứng toàn cầu. Hãy nói cho chúng tôi về điều đó.

Trả lời: Chúng tôi có hai nhà văn rất tài năng là Gabrielle Gniewek và Matthew Salisbury, đến từ Đại học Công giáo Gioan Phaolô II ở San Diego, California, chuyên sử dụng phương tiện truyền thông mới để thay đổi thế giới của chúng ta. Và một tài năng của chúng tôi, Sean Lam, là một nghệ sĩ chuyên nghiệp tại Singapore chuyên về manga, đam mê tạo ra các câu chuyện thúc đẩy đức tính tích cực và chủ nghĩa anh hùng. "Habemus Papam" sẽ được in tại Pino, Tây Ban Nha bởi Dedalo Grupo Grafico, và dĩ nhiên toàn bộ dự án là sản phẩm của Manga Hero ở San Rafael, California.

Hỏi: Ông hy vọng sẽ mang "Habemus Papam" đến khách hành hương Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới như thế nào?

Trảlời: Chúng tôi sẽ phân phối truyện tranh này khắp Madrid cho những ai tham dự Đại Hội và tại các địa điểm công cộng như nhà thờ, trường học, khách sạn hoặc lưu xá, trạm tàu ​​điện ngầm, sân bay, quầy thông tin, các điểm tham quan du lịch, và địa điểm tổ chức các sự kiện khác. Chúng tôi dự định in trên 300.000 bản bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Chúng tôi hy vọng chúng sẽ là một niềm vui cho mọi người khi tìm hiểu thêm về Đức Thánh Cha, và nhận ra rằng Giáo Hội có liên quan đến những hoạt động văn hóa hiện đại. Chúng tôi mong muốn có nhiều người đọc quyển truyện này.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top