Đức Hồng Y gặp gỡ các Nhóm Truyền thông khuyết tật
WGPSG -- Người khuyết tật gồm rất nhiều dạng, nhưng có thể chia thành 4 nhóm chính: khiếm thị, khiếm thính, thiểu năng vận động và thiểu năng trí tuệ. Theo một thống kê, số người khuyết tật ở TPHCM khoảng 11,5% dân số, nhưng trong thực tế có thể nhiều hơn.
Để hiểu rõ hơn về họ, nhất là về những người khuyết tật làm việc trong lãnh vực truyền thông, vào lúc 8 giờ sáng ngày 14/01/2010, trong một buổi toạ đàm thân mật, Đức Hồng Y GB. Phạm Minh Mẫn đã hiện diện với Khối Truyền thông Khuyết tật gồm 32 thành viên của 18 Nhóm:
1/ CLB Hướng nghiệp khuyết tật trẻ - TP.HCM
2/ Trung tâm tin học (Người mù Sao Mai)
3/ CLB Khiếm thính TP.HCM
4/ Mái ấm Thiên Ân (Cơ sở khiếm thị)
5/ Trường Hy vọng 1(KT, Khiếm thính giác)
6/ Trường Khiếm thính (Huynh đệ Như Nghĩa)
7/ CLB Sinh viên Khuyết tật
8/ Trường GĐ Chuyên biệt
9/ Trường KT (Mái ấm Nhật Hồng)
10/ Trường Đại học KHXH&NV, TP.HCM
11/ Chương trình khuyết tật và Phát triển (DRD)
12/ Hội Thanh niên khuyết tật
13/ Hội Khuyết tật Lạng Sơn, Xóm Mới
14/ Đại diện NKT Khiếm thị
15/ Người sử dụng xe lăn
16/ Đại diện cho Nhóm chậm phát triển
17/ Tình nguyện viên, Gv Trường ĐH, KHXH&NV
18/ Thông dịch viên.
Sơ lược nội dung
8 giờ 20, anh Trần Văn Trung, điều phối viên buổi tọa đàm giới thiệu các Hội, Nhóm, sau đó mỗi nhóm đã lần lượt trình bày những sinh hoạt và các công việc, thành quả và cả những mặt tồn tại khó khăn và thuận lợi của đơn vị mình.
9 giờ 45, Đức Hồng Y đến, Ngài đã ân cần lắng nghe các trình bày của từng đơn vị. Dịp này, cử tọa đã được nghe biết cụ thể hơn về những hoạt động của các đơn vị như Chương trình khuyết tật và phát triển (DRD), Câu lạc bộ hướng nghiệp trẻ, Trường khuyết tật thính giác Hy vọng 1…
Mỗi đơn vị đều có những đường hướng khác nhau, với nhiều cách thực hiện khác nhau tùy theo đối tượng phục vụ, nhưng tất cả đều nhắm đến mục đích chung nhất tương tự như mục tiêu hoạt động của DRD đã đề ra:
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và chính người khuyết tật về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật.
- Tăng cường năng lực cho các nhóm / tổ chức khuyết tật để họ có thể hoạt động hiệu quả hơn
- Nâng cao những kỹ năng xã hội của người khuyết tật (NKT), để họ tự tin hơn vào khả năng của chính mình và tích cực tham gia các chương trình xã hội ảnh hưởng đến chính mình.
- Phát triển các khóa tập huấn công tác xã hội với NKT.
Sau đó, Đức Hồng Y đã tâm sự với mọi người về những công tác từ thiện và xã hội mà Giáo phận đã hưởng ứng và tham gia như chăm sóc các bệnh nhân HIV & Sida tại Trọng Điểm, các thuận lợi và những khó khăn, và lúc này, các anh chị cần gì và Giáo phận có thể làm gì cho NKT, xin mọi người hãy đúc kết lại, Ngài sẽ tạo điều kiện để mọi người có dịp trình bày trong những ngày tới đây.
Tiếng đàn Văn Vĩ và Quà Tết của Đức Hồng Y
Dù không biết gì về nhịp về phách Vọng cổ, nhưng khi được nghe tiếng đàn của người nhạc sĩ tài hoa Văn Vĩ, ai cũng thấy lòng mình có lúc hình như lắng lại, có lúc tiếng đàn như đưa người nghe lướt bay trên ngọn cỏ, trong gió nhẹ mơn man thơm mùi lúa chín, lúc khác lại như cứa vào lòng nỉ non ai oán, lúc khác nữa lại như dồn dập reo vui đầy hoan hỉ.
Khi biết được vị nhạc sĩ tài hoa Văn Vĩ là người khiếm thị, ai cũng bảo rằng, trời đất thật công bằng, khi lấy đi cái nhìn của đôi mắt, thì cũng đã bù lại cho ông bằng ngón đàn tuyệt diệu làm lay động lòng người.
Nhưng tài hoa nào cũng đều phải dày công khổ luyện, và cần được sự quan tâm nâng đỡ, đặc biệt đối với người khuyết tật. Quả thật, sự quan tâm của xã hội đối với NKT đang có nhiều bất cập, còn lâu lắm mới tiến tới mức thỏa đáng.
Trong buổi gặp gỡ, mọi người đã được nghe một vị trách nhiệm nói về công việc trợ giúp Tòa án trong việc xét xử người câm phạm pháp. Tội phạm là người khuyết tật ngày một tăng, vì họ thiếu hiểu biết, dễ bị dụ dỗ. Người khuyết tật chưa được quan tâm hướng dẫn đúng mức, thiếu hiểu biết, không chữ nghĩa vẫn đang là một con số không nhỏ.
Đức Hồng Y đã lắng nghe những chia sẻ này và trước khi chia tay, ngài đã tặng mỗi thành viên tham dự QUÀ TẾT ĐẾN SỚM, gồm 2 tập sách mỏng, tập “Cầu nguyện”, và tập “Chứng từ yêu thương và hy vọng” gồm những câu chuyện về trung Tâm Trọng Điểm Bình Phước, nơi chăm sóc bệnh nhân Sida.
ĐHY còn tặng mỗi người một thẻ xâu giữ chìa khóa nhỏ nhắn, xinh xắn, một mặt in hình Đức Hồng Y, mặt kia in hình Logo Năm Thánh 2010. Món quà như muốn nói, năm Thánh hãy cầu nguyện và phục vụ trong yêu thương, đó sẽ là chìa khóa mở ra mọi kho tàng ân sủng.
Buổi gặp gỡ chỉ vài giờ, chưa đủ để quen mặt nhớ tên, nhưng đã là một cái gạch nối mở ra nhiều cảm thông thân ái và để lại những ấn tượng khó phai.
Ấn tượng nhất là cách làm việc khoa học, hiệu quả và nhiệt tình bài bản của NKT sáng nay. Điều ấy đã làm những ai KHÔNG KHUYẾT TẬT phải nhiều suy nghĩ, từ đó, thêm xác tín rằng, khuyết tật thể chất tuy là điều bất hạnh, nhưng khuyết tật tâm hồn chính là điều vô phúc và bất hạnh lớn nhất trong mọi thứ bất hạnh trên đời.
Buổi gặp gỡ đã kết thúc hồi 11 giờ 45 phút cùng ngày.
bài liên quan mới nhất
- Billie Eilish: Nội dung khiêu dâm khiến tôi bị tổn thương sâu sắc
-
ĐTC trao huân chương giáo hoàng cho hai nhà báo -
Đức Hồng y Bo sẽ khai trương Ứng dụng điện thoại di động mới của Đài Chân Lý Á Châu -
Văn hóa và Bác ái khi sử dụng Mạng Xã Hội -
ĐTC gửi sứ điệp tới 5.600 nhà truyền thông Công giáo Brazil -
ĐTC Phanxicô thăm trụ sở Vatican News và báo Quan sát viên Roma -
Ngày Thế giới Truyền thông xã hội 55: Những ấn tượng đọng lại -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo -
Ngày Thế giới Truyền Thông Xã hội lần thứ 55 tại Sài Gòn -
Tín hữu Hoa Kỳ được mời gọi quyên góp giúp hoạt động truyền thông của Giáo hội
bài liên quan đọc nhiều
- Kết quả Tổng điều tra dân số 2019
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Người Công giáo trong tầm ngắm của Big Tech -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo -
Ứng dụng đọc Kinh Mân Côi điện tử “Click to Pray eRosary” -
Thánh lễ tạ ơn 'Thập niên truyền thông' của Ban Mục vụ Truyền Thông TGP Sài Gòn -
Ủy Ban TTXH / HĐGMVN chúc tết ĐGM Phêrô - thành viên Bộ Truyền Thông Tòa Thánh -
Phát hiện các tin tức giả