Đức Hồng y Kasper: Cuộc đối thoại đại kết với Giáo Hội Chính thống có chiều hướng khả quan

Đức Hồng y Kasper: Cuộc đối thoại đại kết với Giáo Hội Chính thống có chiều hướng khả quan

WHĐ / ZENIT (31.10.2009) – Từ 16 đến 23 tháng Mười vừa qua, tại Paphos (Chypre), đã diễn ra phiên họp thứ 11 của Ủy ban hỗn hợp quốc tế về Đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công giáo và Giáo Hội Chính thống. Chủ đề của cuộc họp lần này là “Vai trò của giám mục Rôma trong sự hiệp thông của Giáo Hội vào thiên niên kỷ thứ nhất.”

Đức Hồng y Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cổ võ sự hiệp nhất Kitô giáo, đồng Chủ tịch của Ủy ban nêu trên, phát biểu trên Đài Phát thanh Vatican, đã đưa ra nhận định: phiên họp thứ 11 của Ủy ban đã “tiến những bước chậm về phía trước trong chiều hướng tốt đẹp.”
ĐHY cho biết thêm: “Những bước tiến nhỏ và chậm vì đề tài thảo luận là một vấn đề quá đỗi phức tạp, và là một chủ đề về một chức trách rất nhạy cảm từ nhiều thế kỷ qua.”
ĐHY đưa ra nhận xét của mình: “Đề tài tuy phức tạp nhưng rất quan trọng. Mặc dù có những biểu hiện đối lập của những đại biểu tham dự, nhất là của các đại biểu đến từ Giáo Hội Hy Lạp, nhưng các đại biểu Chính thống vẫn dứt khoát và quả quyết theo đuổi việc đối thoại.”
“Những mối liên lạc giữa các ủy viên Công giáo và Chính thống trong Ủy ban diễn ra tốt đẹp, hữu hảo, nghiêm túc.” ĐHY nói thêm và tỏ ra hài lòng khi cho biết phiên họp sắp tới dự định sẽ diễn ra vào năm tới, tại Vienne (Áo), nhằm tiếp tục cuộc đối thoại.
Còn Đức Giáo chủ Ioannis Zizioulas, thượng phụ Giáo hội Chính thống Pergame, đồng chủ tịch Ủy ban (phía Chính thống) tuyên bố: “Câu hỏi đặt ra về tối thượng quyền chính là vấn đề Giáo hội học, và vấn đề Giáo hội học là một bộ phận của Tín lý, nên vấn đề tối thượng quyền chính là “vấn đề của Đức Tin.”
Thượng phụ Pergame đã trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Apa-Apm được L'Osservatore Romano thuật lại: “Những kinh nghiệm đối thoại thần học khác, tỉ dụ với Giáo hội Tiền – Chalcédonie và Cựu – Công giáo, cho chúng ta thấy việc hiểu nhau về những vấn đề tín lý cũng chẳng để làm gì nếu không có mối liên hệ tham chiếu về những vấn đề nền tảng của Giáo hội học.”
Vị thượng phụ này cho rằng trong những mối liên hệ giữa Chính thống giáo và Công giáo, vấn đề tối thượng quyền “đã đóng một vai trò trong tấn bi kịch và những vấn đề nghiêm trọng (như thập tự chinh, chủ trương quyền tối thượng). Công đồng tính phải là điều kiện tiền đề của quyền tối thượng.”
Trước những khuyến cáo của một số địa phương Chính thống giáo cho rằng phải “hạ thấp vai trò” của Giáo Hội Công giáo nếu muốn đi đến một cuộc đối thoại xây dựng, Đức thượng phụ cho rằng đó là điều “bất công và sai trái” được dựng lên chống lại vị thượng phụ đại kết vì “cuộc đối thoại diễn ra nhờ sự quyết đoán thống nhất trong tất cả các Giáo hội chính thống.”
Ngài nhắc lại, cuộc đối thoại thần học giữa Giáo Hội Chính thống và Giáo Hội Công giáo là công tác chính yếu nhất của Giáo Hội Chính thống và các Giáo hội Chính thống dị biệt khác, tuy nhiên “trong một số trường hợp cũng đã xuất hiện sóng gió.”
Đức Ioannis Zizioulas nhắc nhở “phải làm việc không tiếc sức theo chiều hướng đức Tin đã được chuyển giao cho chúng ta để hoàn thành lời cầu nguyện hằng ngày cho mọi người nên một.
Ngài lưu ý: “Chúng ta làm hay không làm điều đó khiến cho di sản đức Tin của các Giáo phụ bị tổn hại, chúng ta phải trả lẽ trước mặt Chúa.”
20 đại biểu Công giáo (không kể một số vị vắng mặt vì đang dự Thượng Hội đồng Giám mục châu Phi hoặc vì lý do sức khỏe) đã trao đổi với 24 đại biểu của các Giáo Hội Chính thống giáo, ngoại trừ đức thượng phụ Bulgaria.

Cuộc gặp gỡ lần tới sẽ được tổ chức tại Vienna, Áo, từ ngày 20 đến 27 tháng Chín 2010 và sẽ được ĐHY Christoph Schönborn, Tổng giám mục Vienna, đón tiếp.

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top