Đức Thánh Cha gặp gỡ chính quyền và các đại diện xã hội Panama
Viếng thăm Tổng Thống
Lúc 9.30 sáng, ĐTC đã đến Phủ Tổng Thống Panama, (quen được gọi là Dinh ”Bạch Diệc”, vì tại vùng này có nhiều loại chim này). Tại đây ngài được tổng thống Juan Carlos Varela Rodriguez tiếp đón và hướng dẫn lên bao lơn ở lầu 1 của tòa nhà, để chào thăm dân chúng đứng bên dưới, rồi tiến lên lầu 3 nơi Văn phòng của Tổng thống.
Tổng thống Varela
Ông năm nay 56 tuổi (1963), nguyên là một kỹ sư công nghệ, làm giám đốc rồi Phó chủ tịch Hội đồng quản trị hãng ”Anh em Varela”. Ông được bầu làm Phó Tổng thống Panama hồi năm 2009 và đắc cử tổng thống 5 năm sau đó, 2014.
Sau khi hội kiến với Tổng thống Varela, ĐTC đã chào thăm gia đình ông, rồi lúc 10 giờ rưỡi, ngài tiến đang dinh Bolivar chỉ cách đó 200 mét để gặp gỡ chính quyền, ngoại giao đoàn và đại diện các tầng lớp xã hội Panama.
Gặp 700 người tại dinh Bolivar
Dinh Bolovar nguyên là một tu viện của dòng Phanxicô được kiến thiết cách đây gần 350 năm (1673) và có 3 lầu. Cơ sở này đã từng được làm doanh trại, làm bệnh viện cho người ngoại quốc, rồi trở thành học viện thánh Augustino, học viện La San. Từ 16 năm nay, dinh này được dùng làm trụ sở Bộ ngoại giao Panama.
Đến dinh Bolivar lúc 10 giờ 40, ĐTC đã được tổng thống và phu nhân, cùng với ông bà Phó tổng thống đón tiếp, và giới thiệu với các quan chức chính quyền, ngoại giao đoàn, các doanh nhân, các nhân vật thuộc giới văn hóa và xã hội dân sự, tổng cộng khoảng 700 người.
Diễn văn của ĐTC
Lên tiếng sau lời chào mừng của Tổng thống Panama, ĐTC đề cao vị trí đặc biệt của nước này, một nơi chiến lược không những cho miền này nhưng còn cho toàn thể thế giới. Là chiếc cầu giữa các đại dương và là phần đất tự nhiên cho các cuộc gặp gỡ, Panama là nước hẹp nhất trong toàn Mỹ châu, là biểu tượng sự lâu bền nảy sinh từ khả năng kiến tạo những quan hệ và liên minh..
Mong ước của các thế hệ trẻ
ĐTC cũng nhắc đến vị thế đặc thù của mỗi người trong việc xây dựng đất nước: không thể nghĩ đến tương lai của một xã hội nếu không có sự tham gia tích cực của mỗi phần tử, làm sao để phẩm giá của họ được nhìn nhận và bảo đảm qua việc được giáo dục tốt đẹp và thăng tiến một công việc làm xứng đáng. Và ĐTC nhấn mạnh rằng:
”Các thế hệ trẻ, vui tươi và hăng hái, tự do, nhạy cảm và khả năng phê bình, họ đòi những người lớn, và nhất là tất cả những vị lãnh đạo trong đời sống công cộng, hãy cư xử phù hợp với phẩm giá và quyền bính mà các vị đảm trách và được ủy thác. Đó là mội lời mời gọi hãy sống cần kiệm và minh bạch, trong trách nhiệm cụ thể đối với tha nhân và với thế giới. Một lối sống chứng tỏ rằng việc phục vụ công cộng cũng đồng nghĩa với sự lương thiện và công chính, trái ngược với bất kỳ hình thức tham nhũng nào. Người trẻ đòi một sự dấn thân trong đó tất cả mọi người - bắt đầu từ những tín hữu Kitô chúng ta - dám xây dựng một ”nền chính trị thực sự là nhân bản” (GS 73), đặt con người ở trung tâm như con tim của mọi sự; và điều này thúc đẩy kiến tạo một nền văn hóa minh bạch hơn giữa các chính quyền, các lãnh vực tư và toàn thể dân chúng..
Panama, đất nước với những mơ ước của người trẻ
Điểm thứ hai được ĐTC nhấn mạnh là: Panama, phần đất của các mơ ước. Ngài nói:
”Trong những ngày này, Panama không những sẽ được nhớ đến như trung tâm của miền này hoặc một vị trí chiến lược về thương mại và sự di chuyển của con người, Panama trở thành điểm hội tụ của hy vọng. Điểm gặp gỡ nơi mà các bạn trẻ 5 châu, đầy những mơ ước và hy vọng, những buổi cử hành, gặp gỡ, cầu nguyện và khơi lên ước muốn và dấn thân kiến tạo một thế giới nhân bản hơn. Qua cách thế đó, người trẻ thách thức những quan niệm thiển cận, bị thái độ cam chịu, ham hố cám dỗ, hoặc trở thành tù nhân của những khuôn mẫu duy kỹ thuật, người ta tưởng rằng con đường duy nhất khả dĩ là phải đi qua cái trò cạnh tranh, đầu cơ và theo luật của kẻ mạnh trong đó người cường mạnh nuốt người yếu nhược (EG 53), khép kín tương lai một viễn tượng mới của nhân loại. Khi tiếp đón những mơ ước của các bạn trẻ ấy, Panama trở thành phần đất của các ước mơ, bất chấp bao nhiêu xác tín chắc chắn của thời nay và tạo ra những chân trời sinh tử, chỉ dẫn một sự quyết tâm tiến bước với cái nhìn tôn trọng và đầy cảm thương đối với những người khác.
Có thể xây dựng một thế giới khác
ĐTC cũng khẳng định rằng ”một thế giới khác thế giới hiện nay là điều có thể, chúng ta biết điều đó và những người trẻ mời gọi chúng ta can dự vào việc xây dựng thế giới ấy, để những giấc mơ không phải chỉ là điều phù du chóng qua, để mang lại một sự thúc đẩy cho khế ước xã hội trong đó tất cả mọi người có thể được cơ may mơ ước một ngày mai: cả quyền có tương lai cũng là một quyền con người”. (Rei 24-1-2019)
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19