Đức Thánh Cha triệu tập Thượng hội đồng Giám mục về Amazon vào năm 2019
WHĐ (17.10.2017) – Một Thượng Hội đồng Giám mục về vùng Amazon sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập vào tháng Mười 2019 tại Roma. Đức Thánh Cha đã đưa ra công bố chính thức trên đây trong buổi đọc kinh Truyền tin trưa Chúa nhật 15-10, sau Thánh lễ tôn phong hiển thánh 35 vị Chân phước Brazil, Mexico, Tây Ban Nha và Italia tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đáp lại mong muốn của một số Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh, cũng như tiếng nói của nhiều vị mục tử và tín hữu ở các nơi khác trên thế giới, tôi quyết định triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt cho toàn vùng Amazon, sẽ được tổ chức tại Roma vào tháng Mười 2019”.
“Mục tiêu chính của Khoá họp Thượng Hội đồng này, Đức Thánh Cha giải thích, là xác định những cách thức mới để loan báo Tin Mừng cho dân Chúa ở Amazon, đặc biệt là người dân bản địa, thường bị lãng quên và không có triển vọng về một tương lai an bình, gồm cả cuộc khủng hoảng rừng Amazon, lá phổi có tầm quan trọng chủ yếu cho hành tinh của chúng ta”.
Đức Thánh Cha cũng xin “các vị tân hiển thánh chuyển cầu cho sự kiện này của Giáo hội, để nhờ biết tôn trọng vẻ đẹp của sáng tạo, mọi dân tộc trên trái đất sẽ ca ngợi Thiên Chúa, là Chúa cả vũ trụ, và nhờ được Người soi sáng, họ sẽ bước đi trên những nẻo đường công lý và hoà bình”.
Trước đó, trong chuyến viếng thăm ad limina của Hội đồng Giám mục Peru hồi tháng Năm vừa qua, Đức Thánh Cha đã nói đến khả năng triệu tập Thượng Hội đồng về Amazon. Đức cha Salvador Piñeiro García-Calderón, Tổng giám mục Ayacucho và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Peru, đã kể lại trên nhật báo L’Osservatore Romano: “Chúng ta đã quay lưng với Amazon, chúng ta thiếu nhạy cảm với những đau khổ, với tình trạng bị gạt ra bên lề ... Amazon không phải là một vùng đất dễ dàng và Đức Thánh Cha rất quan tâm đến nơi ấy... Đức Thánh Cha đã nói với chúng tôi rằng ngài muốn có một Thượng Hội đồng cho các dân tộc của vùng Amazon ở Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia và Brazil”.
Trong những vấn đề đặt ra, Đức Tổng giám mục Piñeiro nhấn mạnh đến vấn đề loan báo Tin Mừng: “thật là khó truyền giáo cho người bản xứ ... Một số anh em tôi ở vùng này nói các ngôn ngữ bản địa để có thể gần gũi hơn với người dân”.
Trong chuyến viếng thăm Braxin hồi tháng Bảy 2013, Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm đối với các cư dân Amazon, khi gặp gỡ các đại diện của hai sắc tộc. Đức Thánh Cha kêu gọi “tôn trọng và bảo vệ toàn thể tạo thành mà Thiên Chúa đã giao phó cho con người, không phải để khai thác một cách tàn nhẫn, nhưng để biến nó thành một khu vườn”, và ngài nhìn thấy ở vùng Amazonia một “nơi khám phá” cho Giáo hội và xã hội. Nhiều lần Đức Thánh Cha cũng khích lệ REPAM (Mạng lưới Giáo hội Toàn Amazon) – một tổ chức chuyên nghiên cứu các vấn đề môi trường ở khu vực Amazon, thành lập hồi tháng Chín 2014.
Đức hồng y Claudio Hummes, chủ tịch REPAM, đã ca ngợi sáng kiến triệu tập Thượng Hội đồng của Đức Thánh Cha. Ngài nói: đây là “một thông tin rất quan trọng trong đường hướng của một Giáo hội hội nhập hơn, với một bộ mặt Amazon hơn, một Giáo hội dấn thân bảo vệ vùng Amazon đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy, tàn phá, xuống cấp”.
Đức hồng y Hummes nói với Radio Vatican: “Ở Amazon có rất ít nhà truyền giáo và rất thiếu sự hiện diện gần gũi hơn với người dân bản địa ... sự hiện diện cụ thể của Giáo hội qua các linh mục, phó tế, là rất thưa thớt. Người bản địa phàn nàn về điều này, họ muốn Giáo hội gần gũi hơn; đã có lúc có lẽ Giáo hội gần gũi với họ nhưng ngày nay vì nhiều lý do sự hiện diện này đã giảm đi nhiều”.
Thượng Hội đồng này sẽ là một Thượng Hội đồng “đặc biệt”. Theo quy chế, một Thượng Hội đồng có thể nhóm họp theo Hội nghị chung thường lệ hay ngoại lệ, để bàn về những vấn đề liên quan đến lợi ích của Giáo hội toàn cầu, hoặc Hội nghị đặc biệt, liên quan đến lợi ích của Giáo hội tại một hoặc nhiều miền nhất định.
Cũng theo quy chế, “Khi được triệu tập theo hình thức đặc biệt, Thượng Hội đồng Giám mục bao gồm các Thượng phụ, các Tổng giám mục trưởng và Trưởng giáo tỉnh không thuộc các Toà thượng phụ của các Giáo hội Công giáo Đông phương, các đại diện hoặc của các Hội đồng Giám mục của một hay nhiều quốc gia, hoặc của các Dòng tu ... Nhưng tất cả phải thuộc về những vùng mà Thượng Hội đồng Giám mục được triệu tập”.
Amazon là vùng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, rộng 6 triệu kilômét vuông và bao gồm lãnh thổ của các quốc gia: Guyana, Suriname và Guyana thuộc Pháp, Venezuela, Ecuador, Colombia, Bolivia, Peru và Brazil. Đây là nơi cư trú của 2.779.478 cư dân bản địa, bao gồm 390 bộ lạc bản địa và 137 dân tộc cô lập với thế giới. Họ có những nền văn hoá cổ xưa rất đáng giá, và nói 240 thứ tiếng thuộc 49 họ ngôn ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Đáp lại mong muốn của một số Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh, cũng như tiếng nói của nhiều vị mục tử và tín hữu ở các nơi khác trên thế giới, tôi quyết định triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục đặc biệt cho toàn vùng Amazon, sẽ được tổ chức tại Roma vào tháng Mười 2019”.
“Mục tiêu chính của Khoá họp Thượng Hội đồng này, Đức Thánh Cha giải thích, là xác định những cách thức mới để loan báo Tin Mừng cho dân Chúa ở Amazon, đặc biệt là người dân bản địa, thường bị lãng quên và không có triển vọng về một tương lai an bình, gồm cả cuộc khủng hoảng rừng Amazon, lá phổi có tầm quan trọng chủ yếu cho hành tinh của chúng ta”.
Đức Thánh Cha cũng xin “các vị tân hiển thánh chuyển cầu cho sự kiện này của Giáo hội, để nhờ biết tôn trọng vẻ đẹp của sáng tạo, mọi dân tộc trên trái đất sẽ ca ngợi Thiên Chúa, là Chúa cả vũ trụ, và nhờ được Người soi sáng, họ sẽ bước đi trên những nẻo đường công lý và hoà bình”.
Trước đó, trong chuyến viếng thăm ad limina của Hội đồng Giám mục Peru hồi tháng Năm vừa qua, Đức Thánh Cha đã nói đến khả năng triệu tập Thượng Hội đồng về Amazon. Đức cha Salvador Piñeiro García-Calderón, Tổng giám mục Ayacucho và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Peru, đã kể lại trên nhật báo L’Osservatore Romano: “Chúng ta đã quay lưng với Amazon, chúng ta thiếu nhạy cảm với những đau khổ, với tình trạng bị gạt ra bên lề ... Amazon không phải là một vùng đất dễ dàng và Đức Thánh Cha rất quan tâm đến nơi ấy... Đức Thánh Cha đã nói với chúng tôi rằng ngài muốn có một Thượng Hội đồng cho các dân tộc của vùng Amazon ở Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia và Brazil”.
Trong những vấn đề đặt ra, Đức Tổng giám mục Piñeiro nhấn mạnh đến vấn đề loan báo Tin Mừng: “thật là khó truyền giáo cho người bản xứ ... Một số anh em tôi ở vùng này nói các ngôn ngữ bản địa để có thể gần gũi hơn với người dân”.
Trong chuyến viếng thăm Braxin hồi tháng Bảy 2013, Đức Thánh Cha đã bày tỏ mối quan tâm đối với các cư dân Amazon, khi gặp gỡ các đại diện của hai sắc tộc. Đức Thánh Cha kêu gọi “tôn trọng và bảo vệ toàn thể tạo thành mà Thiên Chúa đã giao phó cho con người, không phải để khai thác một cách tàn nhẫn, nhưng để biến nó thành một khu vườn”, và ngài nhìn thấy ở vùng Amazonia một “nơi khám phá” cho Giáo hội và xã hội. Nhiều lần Đức Thánh Cha cũng khích lệ REPAM (Mạng lưới Giáo hội Toàn Amazon) – một tổ chức chuyên nghiên cứu các vấn đề môi trường ở khu vực Amazon, thành lập hồi tháng Chín 2014.
Đức hồng y Claudio Hummes, chủ tịch REPAM, đã ca ngợi sáng kiến triệu tập Thượng Hội đồng của Đức Thánh Cha. Ngài nói: đây là “một thông tin rất quan trọng trong đường hướng của một Giáo hội hội nhập hơn, với một bộ mặt Amazon hơn, một Giáo hội dấn thân bảo vệ vùng Amazon đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy, tàn phá, xuống cấp”.
Đức hồng y Hummes nói với Radio Vatican: “Ở Amazon có rất ít nhà truyền giáo và rất thiếu sự hiện diện gần gũi hơn với người dân bản địa ... sự hiện diện cụ thể của Giáo hội qua các linh mục, phó tế, là rất thưa thớt. Người bản địa phàn nàn về điều này, họ muốn Giáo hội gần gũi hơn; đã có lúc có lẽ Giáo hội gần gũi với họ nhưng ngày nay vì nhiều lý do sự hiện diện này đã giảm đi nhiều”.
Thượng Hội đồng này sẽ là một Thượng Hội đồng “đặc biệt”. Theo quy chế, một Thượng Hội đồng có thể nhóm họp theo Hội nghị chung thường lệ hay ngoại lệ, để bàn về những vấn đề liên quan đến lợi ích của Giáo hội toàn cầu, hoặc Hội nghị đặc biệt, liên quan đến lợi ích của Giáo hội tại một hoặc nhiều miền nhất định.
Cũng theo quy chế, “Khi được triệu tập theo hình thức đặc biệt, Thượng Hội đồng Giám mục bao gồm các Thượng phụ, các Tổng giám mục trưởng và Trưởng giáo tỉnh không thuộc các Toà thượng phụ của các Giáo hội Công giáo Đông phương, các đại diện hoặc của các Hội đồng Giám mục của một hay nhiều quốc gia, hoặc của các Dòng tu ... Nhưng tất cả phải thuộc về những vùng mà Thượng Hội đồng Giám mục được triệu tập”.
Amazon là vùng rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, rộng 6 triệu kilômét vuông và bao gồm lãnh thổ của các quốc gia: Guyana, Suriname và Guyana thuộc Pháp, Venezuela, Ecuador, Colombia, Bolivia, Peru và Brazil. Đây là nơi cư trú của 2.779.478 cư dân bản địa, bao gồm 390 bộ lạc bản địa và 137 dân tộc cô lập với thế giới. Họ có những nền văn hoá cổ xưa rất đáng giá, và nói 240 thứ tiếng thuộc 49 họ ngôn ngữ.
(Theo Zenit)
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19