Giải Nobel Y Khoa gây kinh hoàng
VATICĂNG: Đức Cha Ignazio Carrasco de Paula, Chủ tịch Hàn Lâm Viên Tòa Thánh Sự Sống bầy tỏ lo ngại và phân vân trước sự kiện giải thưởng Nobel Y Khoa được trao cho bác sĩ Robert Edwards, cha đẻ của kỹ thuật thụ thai trong ống nghiệm.
Hôm mùng 4 tháng 10 vừa qua Đức Cha Carrasco de Paula tuyên bố rằng việc trao giải thưởng Nobel Y Khoa cho bác sĩ Edwards đã khơi đậy nhiều sự tán đồng nhưng cũng gây ra không ít phân vân. Riêng cá nhân Đức Cha, ngài chọn hai bác sĩ McCullock và Till, là hai người đã khám phá ra các tế bào gốc, hay bác sĩ Yamanaka là người đầu tiên tạo ra một tế bào đa năng.
Theo Đức Cha, bác sĩ Edwards đã khai mào một chương mới và quan trọng trong lãnh vực tạo ra con người, nhưng cũng mở rộng cửa cho thị trường bán các nhân tế bào, việc đông lạnh các phôi thai người trong khi chờ đợi được cấy vảo tử cung, hay bị dùng cho việc nghiên cứu, hoặc bị bỏ rơi cho chết đi và bị mọi người quên lãng. Bác sĩ Edwards khai trương một căn nhà nhưng mở lầm cửa, vì nhắm tới việc thụ thai trong ống nghiệm và ngấm ngầm cho phép việc hiến tặng hay mua bán liên lụy tới con người.
Ngày mùng 5-10 Liên hiệp quốc tế các bác sĩ Công giáo cũng đã ra thông cáo bầy tỏ sự kinh hoàng đối với việc trao giải thưởng Nobel Y Khoa cho bác sĩ Robert Edwards.
Trong thông cáo các bác sĩ Công giáo tái bày tỏ xác tín đối với phẩm giá con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Phẩm giá đó hiện hữu từ khi thụ thai cho tới lúc con người chết tự nhiên. Mặc dù thuật thụ thai trong ống nghiệm đã đem lại hạnh phúc cho nhiều cập vợ chồng không thể có con một cách tự nhiên, nhưng nó đã rất mắc mỏ đối với phẩm giá con người. Lý do vì có nhiều triệu bào thai đã được tạo dựng và loại bỏ trong tiến trình thụ thai trong ống nghiệm. Các con người ấy đã không chỉ bị sử dụng như các vật thí nghiệm được chỉ định bị hủy hoại đặc biệt trong các giai đoạn đầu tiên, mà còn vì việc sử dụng đó đã dẫn tới một nền văn hóa, trong đó các phôi thai bị coi như là các tiện lợi hơn là các bản vị con người qúy báu.
Chúng tôi hiểu nổi khổ đau của các cặp vợ chồng không thể có con. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng việc nghiên cứu tìm tòi để giải quyết vấn đề phải nằm trong khuôn khổ luân lý đạo đức, tôn trọng phẩm giá của các bào thai giống y như phẩm giá của người lớn.
Lịch sử cứu độ của Chúa Giêsu Kitô cho thấy nhân loại khổ đau, khi nó quên đi hay không biết đến sự kiện Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và chúng ta là các thụ tạo của Người. Và chúng ta chỉ là người trọn vẹn, khi sống phù hợp với ý muốn của Thiên Chúa, bằng cách tôn trọng phẩm giá đặc biệt được ban cho mọi người (SD 4.5-10-2010).
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19