Giáo dân châu Á nhóm họp tại Bangkok
Giáo dân đến từ khắp châu Á nhóm họp vào cuối tuần qua tại Bangkok, kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II.
Cuộc họp toàn châu Á đầu tiên của Diễn đàn Hành động Công giáo Quốc tế (IFAC), quy tụ các tổ chức giáo dân Công giáo tham gia truyền bá đức tin thông qua công tác xã hội, được tổ chức từ ngày 22-25/3.
Khoảng 30 đại diện đến từ Ấn Độ, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Trung Quốc trình bày kinh nghiệm của chính họ và thảo luận cách đẩy mạnh vai trò của giáo dân trong sứ mạng của Giáo hội và trong đất nước của họ.
Cuộc họp được khai mạc qua hai bài diễn văn chính.
Ông Sandro Calvani, giám đốc Trung tâm ASEAN chuyên về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc tại Viện Công nghệ Á châu, xem xét các giá trị, lựa chọn và lĩnh vực thu hút sự chú ý của Kitô hữu, trong khi Tổng Giám mục Felix Machado của Vasai, Ấn Độ, giúp suy nghĩ về “Truyền giáo tại Á châu trong thiên niên kỷ thứ ba: thách thức và đề xuất cho châu lục và cho thế giới.”
Trong thông điệp dành cho các tham dự viên, Đức Tổng giám mục Savio Hon Tai-Fai, thư ký Thánh bộ Truyền giáo, viết Công đồng Vatican II, trong Sắc lệnh về Sứ vụ tông đồ giáo dân, xem “ý thức đoàn kết ngày càng cao không thể cưỡng lại được của tất cả các dân tộc” là một trong những “dấu chỉ thời đại chúng ta.”
“Chuyên cần nâng cao nhận thức này và biến nó thành tình yêu thương anh em chân thật là một chức năng của sứ vụ tông đồ giáo dân” – ngài nói.
Ngài thúc giục người Công giáo châu Á động viên người trẻ “mở lòng thể hiện tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho tha nhân, và sống tình yêu đó bằng tấm lòng trong trắng.”
Đức cha Roland J Tria Tirona của Infanta và là chủ tịch Văn phòng Gia đình và giáo dân của Liên Hội đồng Giám mục Á châu, nhận xét cuộc họp này là dấu chỉ công nhận “sức mạnh đang nổi lên của các lãnh đạo giáo dân châu Á và khả năng của giáo dân châu Á trong công cuộc tân phúc âm hóa.”
Dựa trên tính đa dạng về văn hóa, tình trạng kinh tế, niềm tin tôn giáo và định hướng tương lai, châu Á vẫn còn có những sáng kiến giúp thúc đẩy và tạo điều kiện đối thoại và hành động cụ thể có thể tạo ra cầu nối hiểu biết, tham gia và hợp tác, các tham dự viên cho biết.
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19