Hai vị Hồng y, hai khuôn mặt lãnh đạo nổi bật của châu Á
WHĐ (24.09.2009) / UCAN – Trong hai ngày 17 và 18 tháng 9 vừa qua, Trường Thần học thuộc đại học dòng Tên Sogang tại Seoul đã tổ chức cuộc hội thảo mang tựa đề “Lãnh đạo Giáo Hội tại Á châu: Tưởng nhớ Đức Cố Hồng y Stephen Kim Sou-hwan”. Trong bài thuyết trình của mình, cha Jose Mario Francisco đã so sánh Đức Hồng y Kim Sou-hwan (Hàn quốc) với Đức Hồng y Jaime Sin ( Philippines). Đức Hồng y Kim mới qua đời vào tháng 2 năm nay, hưởng thọ 86 tuổi; còn Đức Hồng y Sin đã qua đời vào tháng 6, 2005, hưởng thọ 76 tuổi. Theo thuyết trình viên, hai vị hồng y, một từ Seoul, một từ Manila, đã lãnh đạo Giáo Hội trong giai đoạn đất nước chuyển mình sang thể chế dân chủ, và hai vị đã thể hiện năng lực và cung cách lãnh đạo của các ngài.
Đức Hồng y Kim được coi như người bảo vệ nhân quyền chống lại những thể chế độc tài trong thập niên 1970 và 1980. Năm 1987, khi Chính quyền đe doạ sử dụng sức mạnh để đè bẹp những người tranh đấu cho dân chủ, lúc ấy đang trú tại Nhà thờ chính toà Myeongdong, Đức Hồng y đã tuyên bố, “Các ông phải bước qua xác tôi trước hết, rồi đến các linh mục tu sĩ, trước khi các ông bắt giam các sinh viên và công dân”. Cha Francisco đã so sánh biến cố này với lời kêu gọi của Đức Hồng y Sin trên sóng truyền thanh năm 1986, lời kêu gọi đã phát động cuộc nổi dậy của nhân dân, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ferdinand Marcos sau 21 năm cầm quyền, đồng thời dọn đường cho việc tái lập thể chế dân chủ trên đất nước Philippines.
Việc Đức Hồng y Kim đón tiếp những người đau khổ vào trong cung thánh của Nhà thờ chính toà là hình ảnh biểu tượng cung cách lãnh đạo của ngài, lãnh đạo một Giáo Hội chỉ chiếm chưa đầy 10% dân số Hàn quốc. Còn việc Đức Hồng y Sin kêu gọi dân chúng xuống đường lại là hình ảnh biểu tượng cung cách lãnh đạo một Giáo Hội vốn chiếm đa số dân trong cả nước. Hai vị lãnh đạo không đối nghịch nhau nhưng mỗi vị trong từng hoàn cảnh riêng biệt đã có những đáp ứng mục vụ thích hợp.
Đức Cha Peter Kang Woo-il của giáo phận Cheju, trước đây là giám mục phụ tá tổng giáo phận Seoul dưới thời Đức Hồng y Kim, đã nhấn mạnh: Đức Hồng y Kim không phải là một chiến binh hay nhà hoạt động chính trị. Nhưng “dòng chảy của thời đại đã đẩy ngài về phía trước, và ngài sáng suốt hướng dẫn đoàn chiên của mình”. Ngoài ra, Đức Hồng y Kim cũng được nhắc đến như người có công trong việc thiết lập Liên Hội ñồng Giám mục Á Châu (FABC). Trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Phaolô VI tại Manila năm 1970, chính Đức Hồng y Kim đã đưa ra đề nghị này. Vào lúc đó, Rôma sợ rằng các giám mục Á châu sẽ đi theo Thần học giải phóng của Châu Mỹ La tinh, nhưng Đức Hồng y Kim đã thuyết phục Đức Phaolô VI và cuối cùng, quy chế thành lập FABC đã được phê chuẩn.
(Theo UCAN)
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19