Hầu hết các nước trên thế giới có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh
Tòa Thánh hiện có quan hệ ngoại giao với 178 quốc gia và con số này đang tiếp tục tăng lên. Chỉ có Hoa Kỳ mới có quan hệ ngoại giao với nhiều nước hơn Vatican.
Vào năm 1900, khoảng 20 quốc gia có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, nhưng đến năm 1978 khi Đức Gioan Phaolô II được bầu làm giáo hoàng, con số này đã tăng lên 84.
Khi ngài qua đời năm 2005, có 174 quốc gia thiết lập quan hệ với Tòa Thánh. Không kể Kosovo, tình trạng của nước này vẫn còn bị tranh cãi, có 16 nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, và đáng chú ý nhất là Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.
Tòa Thánh không có đặc sứ tại 9 trong 16 quốc gia đó: Afghanistan, Ả Rập Saudi, Bắc Hàn, Bhutan, Maldives, Oman, Trung Quốc, Tuvalu và Việt Nam.
Nhưng Tòa Thánh có đại diện tông tòa (đại diện của Đức Thánh cha tại các cộng đồng Công giáo, không phải tại chính phủ) tại 7 nước còn lại gồm 3 nước châu Phi (Quần đảo Comoros, Mauritius và Somalia) và 4 nước châu Á (Brunei, Lào, Malaysia và Myanmar).
Ngoài ra đã có các cuộc thương lượng chính thức về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam. Đầu năm nay hai bên đã đồng ý Đức Thánh cha có thể bổ nhiệm một nhà ngoại giao không thường trú đại diện ngài tại Việt Nam. Phát biểu với các đoàn ngoại giao tại Tòa Thánh, Đức Bênêđictô lưu ý “cách hài lòng” rằng “các nhà chức trách Việt Nam đã chấp nhận việc tôi bổ nhiệm một đại diện bày tỏ lo âu của người kế vị Thánh Phêrô bằng cách viếng thăm cộng đoàn Công giáo thân yêu của quốc gia này.”
Các nguồn tin cho biết Tòa Thánh sẽ sớm mở tòa khâm sứ mới tại Singapore, và sứ thần tại đó cũng sẽ là đại diện không thường trú của Đức Thánh cha tại Việt Nam. Tờ nhật báo Công giáo Ý Awenire đăng tin này hôm 9-1. Ngoài quan hệ với 178 quốc gia, Tòa Thánh còn có “quan hệ đặc biệt” với Tổ chức Giải phóng Palestine, và quan hệ ngoại giao với Liên minh châu Âu, và Cộng hòa Malta.
Tòa Thánh có vai trò Quan sát viên thường trực tại các tổ chức liên chính phủ quốc tế chính gồm Liên Hiệp Quốc (New York, Geneva và Vienna), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Ủy ban châu Âu, FAO, IFAD, WFP, UNECEF, WTO, Liên đoàn các nước Ả Rập, Tổ chức Thống nhất châu Phi, Tổ chức các nước châu Mỹ, và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Hiện Tòa Thánh có 105 sứ thần (hay đại sứ): 53 vị người Ý, 27 vị người châu Âu khác, 13 vị châu Á, 6 vị Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), 2 vị Mỹ La tinh, và 4 vị châu Phi.
bài liên quan mới nhất
- Thoáng nhìn lại 8 năm cải tổ Giáo triều của ĐTC Phanxicô
-
Sứ điệp và Phép lành Urbi et Orbi Giáng Sinh 2021 -
ĐTC Phanxicô giảng lễ đêm Giáng Sinh: Tìm thiên đàng nơi người nghèo -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế giới Hoà bình năm 2022 -
12 sự kiện quan trọng của Vatican trong năm 2021 -
Đức tin cụ thể: những cử chỉ nhỏ theo lời kêu gọi của ĐTC trong dịp lễ Giáng Sinh -
Cuộc phỏng vấn ĐTC trên chuyến bay từ Hy Lạp về Roma -
ĐTC gặp giới trẻ ở Hy Lạp -
Thánh lễ tại Thính phòng Megaron -
ĐTC gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và giáo lý viên của Hy Lạp
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Linh mục trên tàu du lịch nâng đỡ tinh thần hành khách trong nỗi lo sợ virus corona -
Năm Thánh Giuse: Những điều người Công giáo cần biết -
Coronavirus: Tiếng khóc từ Italia -
Truyền hình trực tiếp Phép Lành “Urbi et Orbi” vào thứ Sáu 27.3.2020 -
Truyền hình các nghi lễ Đức Thánh Cha cử hành trong Tuần Thánh và Phục Sinh 2020 -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô gặp người phụ nữ đã nắm chặt tay ngài vào đêm giao thừa dương lịch -
ĐGH Phanxicô cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus Corona -
Tìm hiểu Ơn Toàn Xá trong mùa đại dịch Covid -19