Hội thảo về Loan báo Tin Mừng với các dòng tu (ngày 2)
WGPSG -- “Sứ mạng loan báo Tin Mừng nối kết cách hữu cơ Giáo hội với tu sĩ, cũng như nối kết hai chiều kích nội (gắn bó với Chúa Kitô) và ngoại (hoạt động truyền giáo) nơi tu sĩ”.
Đức Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long, chủ tịch Ủy Ban loan báo Tin Mừng thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (UBLBTM), đã nói trong hội thảo về loan báo Tin Mừng với các dòng tu, chủ đề: “Chung tay Loan Báo Tin Mừng đến vùng ngoại vi”, ngày 30/8/2016 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Buổi sáng
Vào lúc 08g15, Đức Giám mục Anphong đã thuyết trình chủ đề: “Chung tay Loan Báo Tin Mừng đến vùng ngoại vi”. Ngài đã trình bày qua 03 đề mục:
Loan báo Tin Mừng: Ngài nhấn mạnh mọi tín hữu Chúa Kitô bất luận là giáo dân hay giáo sĩ đều có trách nhiệm loan báo Tin Mừng. Sứ mạng loan báo Tin Mừng nối kết cách hữu cơ Giáo hội với tu sĩ, cũng như nối kết hai chiều kích nội (gắn bó với Chúa Kitô) và ngoại (hoạt động truyền giáo) nơi tu sĩ. Ngài đã lược qua tình hình loan báo Tin Mừng của các dòng tu, mời gọi các hội dòng và bản thân các tu sĩ tham gia loan báo Tin Mừng của thời đại ngày nay theo lời khuyên của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II là phải có: nhiệt huyết mới, phương pháp mới, cách diễn tả mới.
Đến vùng ngoại vi: Loan báo Tin Mừng “Đến vùng ngoại vi” chính là âm hưởng kéo dài lời Chúa Giêsu: “Anh em hãy ra chỗ nước sâu mà thả lưới bắt cá”. Các vùng ngoại vi được hiểu theo nghĩa đen là những nơi xa xôi, hẻo lánh, vùng sâu vùng xa... nơi thật sự ít được chú ý đến, và theo nghĩa bóng là nơi thành thị đông đúc có nhiều người chưa nhận biết Chúa.
Chung tay trong sứ vụ loan báo Tin Mừng: Đây là điểm chính của đề tài, Đức Giám mục sơ lược mối liên hệ giữa giám mục, linh mục với các dòng tu, giữa các hội dòng với nhau, và phương cách khác nhau của mỗi hội dòng trong việc loan báo Tin Mừng. Việc chung tay ra đi loan báo Tin Mừng đến vùng ngoại vi thật là bao la, do đó ngài mong ước được lắng nghe, tiếp nhận những ý kiến đóng góp cho sự liên hệ giữa HĐGM với các dòng tu trong việc tìm cách thực thi sứ mạng cao cả là loan báo Tin Mừng cho muôn dân, cho đồng bào Việt Nam thân yêu, cho những người chưa nhận biết Chúa, hoặc đã biết Chúa mà nay đang dửng dưng thờ ơ, và cho những người đang sống niềm tin của mình.
Sau đó là thảo luận ở các tổ theo chủ đề “Chung tay loan báo Tin Mừng” với vai trò của các hội dòng; UBLBTM là cầu nối giữa các hội dòng với các cấp thẩm quyền; và lập đoàn thừa sai gồm linh mục, tu sĩ và giáo dân đảm trách việc truyền giáo tại những vùng ngoại vi.
Tiếp theo, linh mục GB Trương Thành Công giới thiệu tóm tắt những việc đã và đang làm của UBLBTM, cũng như đưa ra những dẫn chứng cụ thể về: công việc lâu dài và quy mô, công việc nhỏ và có tính thời vụ, lịch truyền giáo làm quà tặng, phương pháp truyền giáo 1-1 (một người công giáo với một người lương dân). Ngài kết luận: để phát triển và LBTM cần: hợp tác và sáng tạo.
Buổi chiều
Vào lúc 14g00, linh mục Đaminh Đinh Quang Vinh, giáo phận Kon Tum đã tổng kết thảo luận của các tổ buổi sáng.
Nữ tu Lucia Lê Thị Kim Cương, dòng Đức Bà truyền giáo đã chia sẻ về kinh nghiệm truyền giáo nơi người sắc tộc tại giáo phận Kon Tum, nữ tu đã nhấn mạnh đến Khôi phục văn hóa cho người sắc tộc, dùng ngôn ngữ sắc tộc để dạy người sắc tộc, vì: “Ngôn ngữ còn thì dân tộc còn, ngôn ngữ mất thì dân tộc mất”.
Bằng cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu qua phương pháp kể chuyện và hình ảnh minh họa, nữ tu đã nêu lên thực trạng: các em ít hiểu biết tiếng kinh, hiện tượng người dân tộc (Jrai) sử dụng ngôn ngữ của họ đang bị giảm dần, bệnh thành tích ở trường học. Nữ tu còn kể chuyện học tiếng sắc tộc (hiện nay đã có một số văn bản tiếng Jrai, như: Kinh Thánh, sách kinh, một số bài giáo lý...), có thể tiếp xúc với mọi giới nhất là người lớn tuổi, dạy giáo lý, dễ tiếp cận và hòa đồng, xem như người nhà. Nhờ đến với dân và làm dân với dân, nên có thể giúp đỡ, cùng làm, cùng ăn, cùng ở với họ. Qua đó, học được nhiều bài học tốt từ họ. Tuy nhiên, vẫn còn những thách đố, như: cám dỗ nói tiếng kinh, kiên nhẫn với các em, thức ăn thiếu vệ sinh, khó khăn của chính quyền, ảnh hưởng đến giờ giấc và sự an toàn của các nữ tu. Cuối cùng, nữ tu xác định: “Chị em chúng con ý thức mỗi ngày để điều chỉnh những gì có thể để đời tu của mình được trưởng thành và có ý nghĩa hơn”.
Sau khi nghe nữ tu kể chuyện, nhiếu ý kiến chia sẻ bổ sung, ủng hộ việc LBTM bằng tôn trọng, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của những người sắc tộc.
Tiếp tục chương trình, các tham dự viên được chia lại thành 6 tổ để thảo luận, đóng góp ý kiến về học ngôn ngữ sắc tộc, những thuận lợi và khó khăn khi phục vụ người sắc tộc, cho đến 17g00.
Kết thúc
Đúng 17g15 là Thánh lễ tạ ơn, kết thúc ngày thứ hai hội thảo về Loan báo Tin Mừng với các dòng tu.
bài liên quan mới nhất
- Phái đoàn UB Mặt Trận Tổ Quốc chúc mừng Giáng Sinh các cơ sở Dòng Tu
-
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức: Tân Giám mục Giuse Đỗ Quang Khang dâng lễ tạ ơn -
Cáo phó: Linh mục Giuse Lưu Công Chỉnh, OP về Nhà Cha -
Cáo phó: Nữ tu Marie Pia Thánh Têrêsa Chúa Giêsu qua đời ngày 4-12-2021 -
Thư mời gọi tham gia thiện nguyện ngày 29-11-2021 -
Thư mời hiệp thông: Lần chuỗi Mân Côi trong tháng Mười -
Cáo phó: bà cố Rosa Maria - thân mẫu Lm Barnaba Giám tỉnh Dòng Don Bosco Việt Nam - qua đời ngày 23-9-2021 -
Văn phòng Đặc trách Tu sĩ: Thư mời gọi tham gia chương trình tu sĩ thiện nguyện -
Thư ngỏ Liên Tu sĩ về hiệp thông cầu nguyện và khai giảng năm học mới 2021 -
Dòng Đức Bà Truyền Giáo đáp lời “Thương quá Sài Gòn ơi!”
bài liên quan đọc nhiều
- Cung hiến nhà nguyện Dòng Kín Cát Minh Sài Gòn
-
Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp: Lễ an táng nữ tu Têrêsa Phan Thị Thanh Nhì và nữ tu Maria Trần Thị Kim Chi -
Lễ Truyền Chức phó tế và linh mục tại Học viện Phanxicô Thủ Đức -
Đan viện Cát Minh Sài Gòn: Lễ Thánh Têrêsa Hài đồng & Lễ Thánh Têrêsa Avila -
Văn phòng Đặc Trách Tu Sĩ Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo hướng dẫn cử hành Phụng vụ -
Tân Giám tỉnh Dòng Salêdiêng Bosco Việt Nam -
Dòng Mến Thánh Giá VN khai mạc Năm Thánh mừng 350 năm thành lập -
Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán: Thông báo về việc tin giả mạo ngày 4-8-2021 -
Tu Đoàn Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ: Thông báo Tuyển sinh Ơn gọi đợt I năm 2020 -
Có thật là có “quỷ nhập” và “trừ quỷ”?