Khóa hội thảo: Lãnh đạo dòng tu trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót
“Người lãnh đạo cần biết cầu nguyện và có tinh thần phục vụ theo tinh thần từ bi thương xót”, Đức Hồng Y Gioan Baotixita ĐHY Phạm Minh Mẫn đã chia sẻ trong phần khai mạc khóa Hội thảo: Lãnh đạo Dòng tu trong bối cảnh Năm Thánh Lòng Thương Xót, được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 23/08/2016 tại Hội trường của Trung Tâm Mục vụ TGP TPHCM, do Ủy Ban Tu sĩ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (UBTS/HĐGMVN) tổ chức, với sự hiện diện của 448 nữ tu đến từ 70 Dòng tu, Tu đoàn, Tu hội trên toàn quốc.
Thứ Hai 22/08/2016
Ngày thứ nhất: Biết thương xót mình mới thương xót người
Sáng – Khai mạc
8g00 - Linh mục Tôma Vũ Quang Trung, S.J., Thư ký UBTS/HĐGMVN, trưởng ban tổ chức đã hướng dẫn các tham dự viên cầu nguyện và giới thiệu thành phần tham dự.
Tiếp theo, Đức Hồng Y GB Phạm Minh Mẫn đã khai mạc cuộc hội thảo với bài chia sẻ ngắn về vai trò của người lãnh đạo, ĐHY nói: “Lãnh đạo ngoài đời là cầm quyền, là dùng quyền lực cai trị người khác. Lãnh đạo trong giáo hội là lãnh đạo biết cầu nguyện, khiêm tốn, yêu thương phục vụ theo sự soi dẫn của Chúa Thánh Thần, và phải biết đối thoại, biết văn hóa Đông Tây và phải lãnh đạo với lòng thương xót.”
Hội Thảo
Hai thuyết trình viên chính của buổi Hội thảo là Lm Antôn Hưng T. Phạm, S.J. và Nữ tu Julia D.E.Prinz, VDMF. Cả hai vị đều là giáo sư thần học đang giảng dạy tại Phân khoa Thần học Dòng Tên tại Berkeley thuộc Đại học Santa Clara, California, Hoa Kỳ.
Nữ tu Julia D.E.Prinz, VDMF trình bày về chủ đề Hội thảo: Lãnh đạo trong bối cảnh lòng thương xót như sau: “Người lãnh đạo trước hết phải được hưởng lòng thương xót, thường chúng ta là người ít có lòng thương xót với chính mình, và ít biết tỏ ra lòng thương xót với những chị em khác. Một cộng đoàn sống trong lòng thương xót mới có cuộc đối thoại thực sự.”
Linh mục Antôn Hưng T. Phạm, S.J. trình bày đề tài “Đất lành chim đậu”. Trước tiên, cha Antôn hướng các tham dự viên vào giờ cầu nguyện qua việc dọn đất, chuẩn bị tâm hồn để vào đối thoại. Cha đã chọn dụ ngôn người đi gieo giống trong Mt 13, 4-8 và hướng dẫn mọi người vẽ một trái tim với 4 phần và đặt câu hỏi: “Hình ảnh vệ đường: phần nào trong trái tim của tôi đã chai đã mòn, phần nào trong lãnh đạo của mình đã coi thường các chị em, coi thường chính khả năng của mình, không còn gì mới lạ, đời sống của tôi quá ơ hờ? Hình ảnh sỏi đá: phần nào trong trái tim của tôi đã bị vỡ, bị tổn thương, phần nào mình làm cho người khác bị tổn thương? Hình ảnh bụi gai: những gì đang bóp nghẹt các hạt giống đang nảy lên trong cộng đoàn? Phần nào trong trái tim của tôi đang còn sợ hãi, lo âu và nghi ngờ? Hình ảnh đất tốt: Tôi đã hãnh diện về những tài năng, những cái tốt, điều hay, cái đẹp của tôi chưa từ vì tất cả đều Chúa mà đến? Điều gì làm tôi cảm thấy hãnh diện về mình, về dòng tu của mình?
Việc dọn đất là để khám phá ra sự hiện diện của Chúa nơi từng phần đất. Dọn đất để nhìn thấy Chúa vẫn hiện diện nơi từng mảnh đất, để biết thương xót mình và biết thương xót các chị em.
Cha Antôn còn dùng hình ảnh người làm bếp bóc củ hành ra, từng lớp từng lớp một, làm cho người bóc hành bị cay đến chảy nước mắt. Mỗi lớp hành được bóc ra kèm theo cả một sự đau đớn làm rơi lệ! Khi mình bóc chị em ra, chị em cảm thấy đau đớn đến rơi nước mắt. Nếu người khác bóc ta ra, ta cũng cảm thấy đau đớn và chảy nước mắt như vậy. Dọn đất là để nước mắt được tưới lên mảnh đất của chính con tim mình.
Sau đó cả hội trường được chìm sâu trong thinh lặng cầu nguyện, với nền nhạc nhè nhẹ giúp các tham dự viên lắng đọng và suy tư, để nhận biết được tình trạng hiện tại của con tim mình.
Sau giờ giải lao, Nữ tu Julia D.E.Prinz, VDMF, dẫn dắt các tham dự viên bước vào đề tài “Chim trời tới làm tổ trên cành” trong dụ ngôn về hạt cải (Mt 13, 31-32). Nữ tu Julia mời các tham dự viên tự vẽ một cây theo mình nghĩ, rồi nhìn xem hình ảnh cây cải và cây trắc bá. Cây trắc bá nói lên thứ tự, phẩm trật, cây cải nói đến sự ngổn ngang, thiếu trật tự. Thế hệ trước đây sống theo ngăn nắp, trật tự, cơ cấu, phẩm trật. Thế hệ trẻ hôm nay sống phân mảnh hơn, cá nhân hơn và đa dạng hơn. Cây cải có thể mọc lên và lan rộng ở bất cứ nơi nào cách dễ dàng trong khi cây trắc bá chỉ mọc lên ở một vài nơi mà thôi.
Chúa Giêsu dùng hình ảnh cây cải nói trong dụ ngôn. Nó cao, to, rộng và um tùm. Có rất nhiều tham dự viên đã “ồ” lên vì lần đầu tiên nhìn thấy cây cải Chúa nói trong Tin Mừng. Nó to, cao hơn đầu người, um tùm, rậm rạp đến nỗi có rất nhiều loài chim đến trú ngụ, ăn ở, và làm tổ bên trong an toàn. Nữ tu Julia chia sẻ tiếp: “Dụ ngôn có ý nói với chúng ta đã có mối tương quan và ứng xử với nhau thế nào? Những tương quan giữa cành và cây, không có con chim nào sợ, không có con chim nào mà không có chỗ trú ngụ trong cây cải.” Nữ tu Julia đã đặt tiếp câu hỏi: “Có phải Đức Giêsu dùng hình ảnh cây cải để nói đến lòng thương xót không? Muốn thành cây, hạt phải chết đi, không phải chết đi cái cũ mới có cái mới, mà cái mới giống như hạt cải làm cho ta ngạc nhiên”.
Để hiểu hơn về những gì vừa trình bày, nữ tu Julia và cha Antôn hướng dẫn tham dự viên làm bài tập trồng cây, qua hình ảnh mặt cắt của một thân cây với nhiều vòng tròn đồng tâm, để ý thức về bản thân và biết bản thân mình đang ở đâu qua hình tròn chia làm 9 phần, mỗi phần ứng với 1 loại: - Ngôn ngữ vùng miền; - Ảnh hưởng của gia đình trong xã hội; - Hoàn cảnh được giáo dục; - Khả năng giao tiếp; - Khả năng tổ chức; - Khả năng nhìn xa trông rộng; - Khả năng sáng tạo; - Khả năng biết vai trò của mình và biết phạm vi giới hạn. – Khả năng hòa đồng, cởi mở. Mỗi phần chấm 1 điểm, càng gần tâm khả năng đó càng mạnh. Nối chín điểm lại với nhau sẽ cho ta nhìn thấy hình ảnh tàn cây của mình.
Cha Antôn cho tham dự viên biết mục đích của việc dọn đất, trồng cây là để chuẩn bị cho chương trình ngày mai sẽ có một giờ trình bày về tầm nhìn của người lãnh đạo.
10g30 - Các tham dự viên họp tổ và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý về hai đề tài và các bài tập vừa thực hiện.
Chiều
14g00 - Các tham dự viên trở lại hội trường lắng nghe báo cáo của đại diện 15 tổ thảo luận. Các tham dự viên đều thích cách trình bày sống động với nhiều hình ảnh, nhẹ nhàng mà sâu xa với bài tập nhận định về bản thân qua hai dụ ngôn người gieo giống và dụ ngôn hạt cải.
Sau giờ giải lao, nữ tu Têrêsa Phạm Hoàng Thanh Xuân, SCJM, trình bày đề tài: “Trở nên mục tử giàu lòng thương xót” với ba nội dung chính: 1. Ba loại quyền lực và những ảnh hưởng liên hệ; 2. Những thách đố của lãnh đạo phục vụ; 3. Bốn chiều kích lãnh đạo theo tinh thần Năm Thánh Lòng Thương Xót và đưa ra hướng giải quyết những thách đố.
Sau bài thuyết trình của nữ tu Têrêsa, cha Antôn và nữ tu Julia, với vai trò là giáo sư, phản hồi theo dạng học thuật, với mục đích khuyến khích các nữ tu tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề sâu hơn và để bài viết có thể xuất bản . Nhận định của cha Antôn cho biết đây là bài có học thuật, có nghiên cứu tài liệu rõ ràng, dám nói thẳng nói thật. Cấu trúc hay, đi sâu vào điểm quyền lực, đưa ra được những thách đố rõ ràng, mở ra cho người đọc một lối đi trong Năm Thánh Lòng Thương Xót theo 4 mô hình gắn với thập giá: ân sủng, đức tin, hy vọng và khiêm nhường. Sau đó, cha nêu lên những điểm cần có thêm các sắc thái mới, cần có bối cảnh để thực hiện quyền lực; chưa thấy nói về niềm vui trong lãnh đạo vì đó là một sứ vụ được thi hành trong niềm vui, do được Chúa tuyển chọn; khi dựa vào các sách nghiên cứu do nam giới viết về lãnh đạo thì áp dụng vào lãnh đạo cho nữ giới có gì khác biệt?
Tiếp theo, với tư cách một giáo sư thần học, nữ tu Julia nhận định: Nữ tu Têrêsa đã đưa ra ba cách lãnh đạo, nhưng chưa cho thấy những cách lãnh đạo này liên kết với nhau thế nào. Cần trình bày để người đọc không cảm thấy như được dạy, mà là tìm thấy cách lãnh đạo nào là cách phù hợp nhất.
Kết thúc ngày hội thảo đầu tiên, cha Tôma Vũ Quang Trung, S.J., trưởng ban tổ chức nhận định chung về ngày làm việc. Cha Tôma cám ơn thuyết trình viên và hai giáo sư phản biệt, đồng thời nói lên những thao thức của Giáo hội Việt Nam là mong ước thăng tiến các nữ tu nói riêng và nữ giới nói chung trong lãnh vực trí thức. Các nữ tu cần đóng góp nhiều hơn nữa trên bình diện trí thức. Đây là lần đầu tiên thực hiện hội thảo theo dạng học thuật, mời gọi các tham dự viên đóng góp suy tư của mình, suy tư mang tính học thuật nên khó hơn là một người thuyết trình cho cả hội trường lắng nghe.
17g30 - Cả hội trường lắng đọng trong cầu nguyện, tạ ơn và hướng đến ngày hội thảo ngày mai 23/8/2016
bài liên quan mới nhất
- Phái đoàn UB Mặt Trận Tổ Quốc chúc mừng Giáng Sinh các cơ sở Dòng Tu
-
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức: Tân Giám mục Giuse Đỗ Quang Khang dâng lễ tạ ơn -
Cáo phó: Linh mục Giuse Lưu Công Chỉnh, OP về Nhà Cha -
Cáo phó: Nữ tu Marie Pia Thánh Têrêsa Chúa Giêsu qua đời ngày 4-12-2021 -
Thư mời gọi tham gia thiện nguyện ngày 29-11-2021 -
Thư mời hiệp thông: Lần chuỗi Mân Côi trong tháng Mười -
Cáo phó: bà cố Rosa Maria - thân mẫu Lm Barnaba Giám tỉnh Dòng Don Bosco Việt Nam - qua đời ngày 23-9-2021 -
Văn phòng Đặc trách Tu sĩ: Thư mời gọi tham gia chương trình tu sĩ thiện nguyện -
Thư ngỏ Liên Tu sĩ về hiệp thông cầu nguyện và khai giảng năm học mới 2021 -
Dòng Đức Bà Truyền Giáo đáp lời “Thương quá Sài Gòn ơi!”
bài liên quan đọc nhiều
- Cung hiến nhà nguyện Dòng Kín Cát Minh Sài Gòn
-
Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp: Lễ an táng nữ tu Têrêsa Phan Thị Thanh Nhì và nữ tu Maria Trần Thị Kim Chi -
Lễ Truyền Chức phó tế và linh mục tại Học viện Phanxicô Thủ Đức -
Đan viện Cát Minh Sài Gòn: Lễ Thánh Têrêsa Hài đồng & Lễ Thánh Têrêsa Avila -
Văn phòng Đặc Trách Tu Sĩ Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo hướng dẫn cử hành Phụng vụ -
Tân Giám tỉnh Dòng Salêdiêng Bosco Việt Nam -
Dòng Mến Thánh Giá VN khai mạc Năm Thánh mừng 350 năm thành lập -
Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán: Thông báo về việc tin giả mạo ngày 4-8-2021 -
Tu Đoàn Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ: Thông báo Tuyển sinh Ơn gọi đợt I năm 2020 -
Có thật là có “quỷ nhập” và “trừ quỷ”?