Khoá tập Nghi thức Thánh lễ tiếng H’mông dành cho các linh mục đang phục vụ tại các cộng đoàn H’mông
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc Giáo phận Hưng Hóa, trong số hơn 1 triệu người H’mông tại Việt Nam, thì có khoảng gần 25 ngàn người Công giáo, đang sinh sống tại các giáo phận: Hưng Hoá, Bắc Ninh, Lạng Sơn - Cao Bằng, Thanh Hoá, Ban Mê Thuột và Đà Lạt; trong đó, giáo phận Hưng Hóa chiếm phần lớn (khoảng 20 ngàn người)...
WGPHH: Thực hiện Phương hướng Mục vụ của Giáo phận năm 2019, từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 năm 2019, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức khóa tập Nghi thức Thánh lễ tiếng H’mông dành cho các linh mục đang phục vụ tại các cộng đoàn Công giáo H’mông. Tham dự khóa học này có 16 linh mục đến từ các hạt Nghĩa Lộ, Lào Cai, Hà - Tuyên - Hùng, Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên…, bao gồm cả các linh mục giáo phận và các linh mục thuộc các hội dòng khác nhau trong và ngoài giáo phận. Khóa học được tổ chức tại giáo xứ Sapa, do linh mục Phêrô Nguyễn Trường Giang hướng dẫn.
Mục đích của khóa học này là giúp các linh mục nhận dạng mặt chữ, cách phát âm tiếng H’mông và tập đọc Nghi thức thánh lễ để có thể cử hành thánh lễ bằng tiếng bản xứ cho các cộng đoàn H’mông; đồng thời, cũng giúp cho các cha tiếp cận với phong tục tập quán và bản sắc văn hóa của những anh chị em giáo hữu này. Sau mỗi ngày học, các cha chia nhau đi thăm và dâng lễ ở các bản làng để có dịp làm quen và thực hành những gì mình đã học.
Đây là khoá học thứ nhất kể từ khi bề trên giáo phận công bố phát hành cuốn Sách Nghi Thức Thánh Lễ Tiếng H’mông - COV KAB KE UA THAJ TXI NTUJ (ngày 7 tháng 12 năm 2018), là cuốn Nghi thức đầu tiên được phát hành với sự chuẩn nhận (Imprimatur) của đức cha Francis Xavier Vira Arpondratana, giám mục giáo phận Chiang Mai, Thái Lan. Điều này đã đáp ứng nhu cầu rất thiết thực của các cộng đoàn H'mông trong việc cử hành thánh lễ bằng tiếng bản xứ. Các khoá thực tập sau sẽ được tổ chức ở những nơi khác nhau, để thuận tiện cho việc tham dự của quý cha.
Ngoài ra, Uỷ ban Dân tộc còn phổ biến một số bản văn khác như Kinh Thánh, Sách Bài đọc, Thánh vịnh Đáp ca, Thánh ca cộng đồng, Sách Kinh… để sử dụng trong sinh hoạt của các cộng đoàn, đặc biệt trong việc cử hành phụng vụ, cho có sự thống nhất không riêng gì với các vùng miền trong giáo phận, mà còn cần có sự thống nhất chung trong tất cả các cộng đoàn H’mông Công giáo tại Việt Nam, từ đó mới có cơ hội liên kết hợp nhất với cộng đồng H’mông Công giáo quốc tế.
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc Giáo phận Hưng Hóa, trong số hơn 1 triệu người H’mông tại Việt Nam, thì có khoảng gần 25 ngàn người Công giáo, đang sinh sống tại các giáo phận: Hưng Hoá, Bắc Ninh, Lạng Sơn - Cao Bằng, Thanh Hoá, Ban Mê Thuột và Đà Lạt; trong đó, giáo phận Hưng Hóa chiếm phần lớn (khoảng 20 ngàn người), tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La…
Việc truyền giáo cho người H’mông đã bắt đầu từ hơn một trăm năm qua, cùng với sự hình thành của giáo xứ Sapa (thành lập năm 1902); tuy vậy đến nay mới chỉ có 8 chủng sinh, 4 tu sĩ nam nữ và một số em đang tìm hiểu ơn gọi. Hy vọng trong năm 2020, Giáo Hội Việt Nam sẽ có một linh mục người H’mông đầu tiên thuộc giáo phận Hưng Hoá.
Trong những năm qua, giáo phận Hưng Hoá đã hết sức quan tâm đến thành phần anh chị H’mông, bằng cách gửi nhiều linh mục tới ở trực tiếp với họ, để chăm sóc mục vụ phát và phát triển cộng đoàn. Họ luôn là những người thiệt thòi và nghèo đúng nghĩa, về cả tinh thần lẫn vật chất, nhưng họ luôn khao khát hướng đến đời sống đức tin, tìm đến với Chúa. Vì vậy mà con số muốn gia nhận đạo mỗi ngày một gia tăng, nhưng Giáo Hội dường như chưa đáp ứng được nhu cầu của những anh chị em này, một phần vì thiếu nhân sự, phần khác vì trở ngại bởi ngôn ngữ. Chính vì thế, nhu cầu học tiếng H’mông để phục vụ anh chị em dân tộc H’mông hiện nay đang rất cấp bách.
Được biết mỗi năm, Ủy ban Dân tộc vẫn mở các khóa học tiếng H’mông cho các chủng sinh lớp Triết Học trong một tháng hè, để các thầy có sự hiểu biết căn bản về ngôn ngữ này, sau đó có một tháng đi đến sống trực tiếp tại các bản làng, để thực tập giao tiếp với bà con; qua đó muốn khơi gợi nên nơi các thầy tinh thần truyền giáo, đặc biệt cho anh chị em dân tộc H’mông.
Để tiếp cận và thành thạo một ngôn ngữ không phải một sớm một chiều, nhưng những gì giáo phận Hưng Hoá đang làm, đã đem lại kết quả phần nào, cho dù còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của bề trên giáo phận qua Ủy ban Dân tộc, và tinh thần dấn thân của các linh mục, tu sĩ đang phục vụ anh chị em đồng bào H’mông, chúng ta có quyền hy vọng một tương lai tốt đẹp cho công cuộc truyền giáo này.
Xin Chúa chúc lành và hoàn tất những gì Ngài đã khởi sự nơi chúng con.
Nguồn: BTT Giáo hạt Lào Cai
WGPHH: Thực hiện Phương hướng Mục vụ của Giáo phận năm 2019, từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 1 tháng 3 năm 2019, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức khóa tập Nghi thức Thánh lễ tiếng H’mông dành cho các linh mục đang phục vụ tại các cộng đoàn Công giáo H’mông. Tham dự khóa học này có 16 linh mục đến từ các hạt Nghĩa Lộ, Lào Cai, Hà - Tuyên - Hùng, Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên…, bao gồm cả các linh mục giáo phận và các linh mục thuộc các hội dòng khác nhau trong và ngoài giáo phận. Khóa học được tổ chức tại giáo xứ Sapa, do linh mục Phêrô Nguyễn Trường Giang hướng dẫn.
Mục đích của khóa học này là giúp các linh mục nhận dạng mặt chữ, cách phát âm tiếng H’mông và tập đọc Nghi thức thánh lễ để có thể cử hành thánh lễ bằng tiếng bản xứ cho các cộng đoàn H’mông; đồng thời, cũng giúp cho các cha tiếp cận với phong tục tập quán và bản sắc văn hóa của những anh chị em giáo hữu này. Sau mỗi ngày học, các cha chia nhau đi thăm và dâng lễ ở các bản làng để có dịp làm quen và thực hành những gì mình đã học.
Đây là khoá học thứ nhất kể từ khi bề trên giáo phận công bố phát hành cuốn Sách Nghi Thức Thánh Lễ Tiếng H’mông - COV KAB KE UA THAJ TXI NTUJ (ngày 7 tháng 12 năm 2018), là cuốn Nghi thức đầu tiên được phát hành với sự chuẩn nhận (Imprimatur) của đức cha Francis Xavier Vira Arpondratana, giám mục giáo phận Chiang Mai, Thái Lan. Điều này đã đáp ứng nhu cầu rất thiết thực của các cộng đoàn H'mông trong việc cử hành thánh lễ bằng tiếng bản xứ. Các khoá thực tập sau sẽ được tổ chức ở những nơi khác nhau, để thuận tiện cho việc tham dự của quý cha.
Ngoài ra, Uỷ ban Dân tộc còn phổ biến một số bản văn khác như Kinh Thánh, Sách Bài đọc, Thánh vịnh Đáp ca, Thánh ca cộng đồng, Sách Kinh… để sử dụng trong sinh hoạt của các cộng đoàn, đặc biệt trong việc cử hành phụng vụ, cho có sự thống nhất không riêng gì với các vùng miền trong giáo phận, mà còn cần có sự thống nhất chung trong tất cả các cộng đoàn H’mông Công giáo tại Việt Nam, từ đó mới có cơ hội liên kết hợp nhất với cộng đồng H’mông Công giáo quốc tế.
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc Giáo phận Hưng Hóa, trong số hơn 1 triệu người H’mông tại Việt Nam, thì có khoảng gần 25 ngàn người Công giáo, đang sinh sống tại các giáo phận: Hưng Hoá, Bắc Ninh, Lạng Sơn - Cao Bằng, Thanh Hoá, Ban Mê Thuột và Đà Lạt; trong đó, giáo phận Hưng Hóa chiếm phần lớn (khoảng 20 ngàn người), tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La…
Việc truyền giáo cho người H’mông đã bắt đầu từ hơn một trăm năm qua, cùng với sự hình thành của giáo xứ Sapa (thành lập năm 1902); tuy vậy đến nay mới chỉ có 8 chủng sinh, 4 tu sĩ nam nữ và một số em đang tìm hiểu ơn gọi. Hy vọng trong năm 2020, Giáo Hội Việt Nam sẽ có một linh mục người H’mông đầu tiên thuộc giáo phận Hưng Hoá.
Trong những năm qua, giáo phận Hưng Hoá đã hết sức quan tâm đến thành phần anh chị H’mông, bằng cách gửi nhiều linh mục tới ở trực tiếp với họ, để chăm sóc mục vụ phát và phát triển cộng đoàn. Họ luôn là những người thiệt thòi và nghèo đúng nghĩa, về cả tinh thần lẫn vật chất, nhưng họ luôn khao khát hướng đến đời sống đức tin, tìm đến với Chúa. Vì vậy mà con số muốn gia nhận đạo mỗi ngày một gia tăng, nhưng Giáo Hội dường như chưa đáp ứng được nhu cầu của những anh chị em này, một phần vì thiếu nhân sự, phần khác vì trở ngại bởi ngôn ngữ. Chính vì thế, nhu cầu học tiếng H’mông để phục vụ anh chị em dân tộc H’mông hiện nay đang rất cấp bách.
Được biết mỗi năm, Ủy ban Dân tộc vẫn mở các khóa học tiếng H’mông cho các chủng sinh lớp Triết Học trong một tháng hè, để các thầy có sự hiểu biết căn bản về ngôn ngữ này, sau đó có một tháng đi đến sống trực tiếp tại các bản làng, để thực tập giao tiếp với bà con; qua đó muốn khơi gợi nên nơi các thầy tinh thần truyền giáo, đặc biệt cho anh chị em dân tộc H’mông.
Để tiếp cận và thành thạo một ngôn ngữ không phải một sớm một chiều, nhưng những gì giáo phận Hưng Hoá đang làm, đã đem lại kết quả phần nào, cho dù còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, với sự quan tâm của bề trên giáo phận qua Ủy ban Dân tộc, và tinh thần dấn thân của các linh mục, tu sĩ đang phục vụ anh chị em đồng bào H’mông, chúng ta có quyền hy vọng một tương lai tốt đẹp cho công cuộc truyền giáo này.
Xin Chúa chúc lành và hoàn tất những gì Ngài đã khởi sự nơi chúng con.
Nguồn: BTT Giáo hạt Lào Cai
bài liên quan mới nhất
- Ủy ban Giáo dục Công giáo: Thư gửi sinh viên, học sinh Công giáo nhân dịp mừng lễ Chúa Giáng sinh 2021
-
Bổ nhiệm Giám mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa -
Truyền hình trực tuyến dịp lễ tấn phong Giám mục Giuse Đỗ Quang Khang -
Nghi thức tuyên xứng đức tin của Đức Giám mục tân cử Giuse Đỗ Quang Khang -
Phỏng vấn Đức Giám mục tân cử Giuse Đỗ Quang Khang -
Thư gởi anh chị em giáo chức Công giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.2021 -
Vẻ đẹp của tử đạo Kitô giáo -
Học viện Công giáo Việt Nam: Thông báo mở lại các lớp Mục vụ, Đào tạo, Ngoại ngữ -
Bổ nhiệm Giám mục phó giáo phận Bắc Ninh -
Thư Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi cộng đồng dân Chúa: Sống đức tin thời đại dịch
bài liên quan đọc nhiều
- Bổ nhiệm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Sài Gòn - TP.HCM
-
Thông báo khẩn về Thánh lễ cầu nguyện trong thời gian đại dịch -
Tòa Giám mục Bà Rịa: Thông báo khẩn về việc phòng tránh dịch bệnh -
Học viện Công giáo Việt Nam: Khai giảng Niên khóa 2019-2020 -
Ủy ban Phụng Tự giải thích quy định về Giảng lễ, Đặt tay và Rảy nước phép -
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Thư Gửi Cộng Đồng Dân Chúa (05-05-2020) -
Danh sách trang web và mạng xã hội chính thức của Hội đồng Giám mục và các giáo phận tại Việt Nam -
Bổ nhiệm Giám quản Tông tòa giáo phận Hà Tĩnh -
Cầu nguyện cho đôi trẻ song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi -
Vạ huyền chức đối với linh mục Đaminh Nguyễn Chu Truyền