Kiến trúc tôn giáo trong văn hoá Việt
A. Phong thủy và công trình
I. Phong thủy trong kiến trúc Việt
Từ xa xưa, nơi xây dựng đình, đền, chùa ở Bắc Bộ và Trung Bộ được chọn lựa cẩn thận và theo các yêu cầu sau:
– Đắc địa về mặt phong thủy: Thuật phong thủy của người Việt bị ảnh hưởng nhiều bởi thuật phong thủy của Trung Hoa, chẳng hạn: tiền án hậu chẩm (phía trước là bàn, phía sau là gối). Phong thủy xưa đòi hỏi thế đất xây dựng đình, đền, chùa, lăng cần hai yếu tố cơ bản, đó là TRIỀU 朝 và ÁN 案.
Triều 朝 có nghĩa là quay về, viết tắt của từ triều sơn 朝山 (núi quay về chầu và bao bọc công trình, tựa như sự đối ứng giữa chủ thể và khách thể). Triều sơn để chỉ những ngọn núi ở phía xa và phía trước công trình. Triều sơn có nhiều loại: đỉnh nhọn, đỉnh tròn, đỉnh bằng. Thuật phong thủy chỉ chuộng loại núi tròn hay bằng. Bởi vì núi đỉnh nhọn thường phát ra khí chẳng lành. Triều sơn chỉ thường áp dụng cho những công trình lớn, mang tầm vóc quốc gia. Án 案 có nghĩa là cái bàn, bàn thì phải đặt trước mặt của người ngồi. Tiền án 前案 dùng để chỉ ngọn núi phía trước gia trạch hay mộ phần. Người xưa rất coi trọng hai yếu tố triều và án. Người ta tin rằng triều và án có khả năng ngăn chặn những ảnh hưởng xấu hay hỏa khí xâm nhập từ phía trước và cũng để tạo thế tàng phong tụ khí 藏風聚氣 (tránh gió, tích khí. Nghĩa là làm cho bầu không khí của công trình phía sau được ổn định).
Tuy nhiên, triều và án phải phù hợp với thế đất. Vào năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan (1635‐1648) – chúa thứ ba của nhà Nguyễn – xây dựng dinh thự dưới chân chùa Thiên Mụ, thuộc làng Kim Long (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên) (Hình 1: chùa Thiên Mụ). Về sau, nhận thấy ngọn núi Ngự Bình cao 105 mét, có thể làm bình phong tốt cho một công trình lớn, năm Đinh Mão (1687), chúa Nguyễn Phúc Thái (1687‐1691) – chúa thứ năm của nhà Nguyễn – đã cho dời dinh các chúa Nguyễn từ làng Kim Long vào làng Phú Xuân vị trí kinh thành Huế hiện nay. Năm 1802, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long thắp một nén hương từ chùa Thiên Mụ và đi dọc theo sông Hương từ phía Tây về phía Đông. Đến khi nén hương tàn, nhà vua cắm chân hương tại vị trí Phu Văn Lâu hiện nay. Núi Ngự Bình và điểm cắm hương (Phu Văn Lâu: lầu trưng bày văn thư) sau này tạo thành trục thần đạo để xây dựng kinh thành Huế. Dãy Trường Sơn phía xa chính là triều sơn, che chắn cho kinh thành Huế (Hình 2: dãy Trường Sơn nhìn từ Kim Long). Núi Ngự Bình là tiền án, là bình phong cho kinh thành Huế (Hình 3: núi Ngự Bình nhìn từ Kỳ Đài).
(Hình 1: Chùa Thiên Mụ)
(Hình 2: Phía xa là dãy Trường Sơn nhìn từ Kim Long)
(Hình 3: Núi Ngự nhìn từ Kỳ Đài-Huế - ảnh chụp thời Khải Định)
– Tự tạo ra phong thủy:
+ Bình phong: Núi Ngự Bình không chỉ làm bình phong cho kinh thành Huế mà còn làm triều cho lăng các vua nhà Nguyễn. Tuy nhiên, những công trình ở đồng bằng, việc tìm đủ triều sơn và tiền án quả là khó khăn. Nếu không có triều sơn, chỉ có tiền án cũng được. Thận chí nếu không có sẵn tiền án, người ta dùng hàng rào, hòn giả sơn, bình phong để thay thế. Bình phong ra đời từ đây. Ban đầu nó chỉ làm bằng tre nứa, gỗ… sau được xây bằng đất, gạch kiên cố. Hình thức của bình phong cũng thay đổi từ đơn giản đến việc có nhiều họa tiết cầu kỳ. Bình phong được dùng nhiều nhất ở khi vực miền Trung, đặc biệt ở kinh thành Huế. Có lẽ do khí hậu miền Trung khắc nghiệt, nắng gắt, mưa dầm, gió quẩn nên bình phong trở nên quan trọng trong công trình kiến trúc. Hình thức bình phong ở Huế cũng phong phú và đa dạng hơn các vùng miền khác. Tại sao người ta lại quan trọng thuật Phong Thủy? Bởi vì có chủ thuyết cho rằng, Phong Thủy là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc được sử dụng trong những công trình kiến trúc lớn nhỏ nhằm đem lại một không gian sinh hoạt, làm việc có lợi cho con người. Không chỉ vậy, chủ thuyết ấy cho rằng, Phong Thủy còn đem lại sự thịnh vượng cho gia chủ, cũng như những người sinh sống trong công trình đó. Ban đầu, phong thủy chỉ dựa trên thế đất, thế nước mà định ra các nguyên tắc xây dựng công trình, cũng như các hạng mục có tác dụng phụ trợ cho công trình.
+ Minh đường: Một thế đất “đắc địa” cần có: “Minh đường thủy tụ” – trước nhà có nước trong tụ lại như gương để tạo độ ẩm cho công trình. Nếu không có “thủy tụ” tự nhiên, người ta thường đào ao trước nhà hoặc xây hòn non bộ để tượng trưng cho yếu tố đó.
– Cách chọn hoặc tạo ra phong thủy:
Cách chọn hoặc tạo ra triều sơn và tiền án theo lập luận sau:
+ Tiền án hậu chẩm 前案後枕 (phía trước là bàn, phía sau là gối). Nghĩa là phía trước có bình phong án ngữ để ngăn chặn điều xấu và phía sau cao chẩm vô ưu 高枕無憂 – gối cao không lo lắng);
+ Thủy tụ sơn triều 水聚山朝 (nước tụ núi chầu, ý nói ý nói nơi có núi quay về bao bọc, có nước hội tụ sẽ vững ngàn đời, cuộc sống dân cư sẽ ấm no, thanh bình)…
+ Long tàng hổ cứ 龍藏虎踞 (rồng ẩn mình, hổ tựa vào);
+ Tả phụ hữu bật 左傅右弼 (trái giúp, phải giúp – phụ bật 輔弼 là chức quan tể tướng, chuyên giúp việc cho nhà vua);
+ Tiền tam thai hậu thất tinh 前三台後七星 (sao Tam Thai phía trước, sao Thất Tinh phía sau – phụ bật 輔弼 là chức quan tể tướng, chuyên giúp việc cho nhà vua). Sao Tam Thai 三台 còn gọi là Sao Thai, sao Tam Công 三公. Vì Tam Công là ba bậc quan cao nhất thời xưa, đó là: Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo, cho nên trong khi giao dịch, tôn xưng ai thì gọi người ấy là thai. Trong đó: 1. Sao Tam Thai thuộc hành Thủy, loại Cát Tinh ở các cung Phụ Mẫu (cha mẹ danh giá), cung Phúc Đức (sự nghiệp, danh giá), cung Điền Trạch (nhà cửa, đất đai). Quan Lộc (thi cử, công danh), Tật Ách (giải trừ bệnh tật), cung Tài Bạch (tiền tài), cung Tử Tức (con cái), cung Phu Thê (vợ chồng), cung Huynh Đệ (anh em). ‖ 2. Sao Thất Tinh là từ gọi tắt của Bắc Đẩu Thất Tinh thuộc hành Kim. Trong Đạo giáo, Bắc Đẩu thất tinh tức là Bắc Thần, được gọi là Thiên Cương, ở phía cực Bắc và có hình dáng giống cái đấu đo lường. Bắc Đẩu là cụm sao trong chòm sao Đại Hùng (khác với sao Bắc cực), mỗi ngôi sao có một vị Tinh quân trông coi, mỗi vị Tinh quân đó lại có một tên riêng, đó là: Thiên Xu 天枢 (Tham Lang), Thiên Tuyền 天璇 (Cự Môn), Thiên Cơ/Ky 天玑 (Lộc Tồn), Thiên Quyền 天权 (Văn Khúc), Ngọc Hoành 玉衡/ Thiên Hành (Liêm Trinh), Khai Dương 开阳/ (Vũ Khúc), Dao Quang 摇光 (Phá Quân).
Thật ra trong phép phong thủy, Tam Thai và Thất Tinh không phải là tinh tú, ý nói những gò, đồi, núi trông tựa như một ngôi sao. Do vậy, tiền tam thai hậu thất tinh cũng tựa như tiền án hậu chẩm (trước có tiền án, sau có triều sơn).
+ Tả thanh long hữu bạch hổ 左青龍右白虎 (bên trái rồng xanh, bên phải hổ trắng). Theo thiên văn của Đạo giáo, Trung Hoa: Tứ Tượng là bốn chòm sao biểu trưng bằng bốn linh vật: Chu Tước 朱雀 (chim trĩ đỏ) ở hướng Nam, Huyền Vũ 玄武 (loài vật kết hợp giữa rắn và rùa, nói lên sự mạnh mẽ, oai phong) ở hướng Bắc, Thanh Long 青龍 ở hướng Đông, Bạch
Hổ 白虎 ở hướng Tây);
Tìm hiểu thêm về Tứ Tượng hay Nhị Thập Bát Tú:
Tứ Tượng là bốn chòm sao nằm ở bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Mỗi chòm sao ứng với một linh vật và có bảy ngôi sao. Như vậy Tứ Tượng chính là Nhị Tập Bát Tú – hai mươi tám vì sao quan trọng trong thiên văn, triết học và phong thủy của Trung Hoa. Trong đó:
+ Chòm sao Huyền Vũ ở hướng Bắc thuộc hành Thủy (nước) – tương ứng với mùa Xuân, có bảy ngôi sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất và Bích. Vũ là linh vật màu đen, kết hợp giữa rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Tương truyền, Phục Hy là Tổ phụ có hình rắn, Nữ Oa là Tổ mẫu có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa là totem xưa của Trung Hoa, tượng trưng cho Trí Tuệ và sự Trường Tồn. Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Tại Đền Quán Thánh, Hà Nội, có bức tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ với hai con vật thiêng là Linh Quy và Thần Xà, tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ.
+ Chòm sao Chu Tước ở hướng Nam thuộc hành Hỏa (lửa) – tương ứng với mùa Hạ, có bảy ngôi sao: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực và Chẩn. Trong đó sao Tỉnh là mỏ chim, sao Quỷ là mào chim, sao Liễu là diều chim, sao Tinh là cổ chim, sao Trương là bụng chim, sao Dực là cánh chim và sao Chẩn là đuôi chim.
+ Chòm sao Bạch Hổ ở hướng Tây thuộc hành Kim (kim loại) – tương ứng với mùa Thu, có bảy ngôi sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy và Sâm.
+ Chòm sao Thanh Long ở hướng Đông thuộc hành Mộc (cây) – tương ứng với mùa Xuân, có bảy ngôi sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ và Cơ. Trong đó sao Giác là hai sừng của rồng, sao Cang là cổ của rồng, sao Đê là chân trước của rồng, sao Phòng là bụng của rồng, sao Tâm là tim của rồng, sao Vĩ là đuôi của rồng và sao Cơ là phân của rồng.
– Chọn hướng cho công trình: Ban đầu, các công trình kiến trúc tôn giáo xưa ở miền Bắc và miền Trung thường chọn hướng Nam. Bởi vì Trong Dịch Kinh, Hậu thiên Bát quái, tiết 1 và 2 có câu:
+ Tiết 1:
帝 出 乎 震. 齊 乎 巽. 相 見 乎 離. 致 役 乎 坤. 說 言 乎 兌. 戰 乎 乾. 勞 乎 坎. 成 言 乎 艮.
Đế xuất hồ Chấn. Tề hồ Tốn. Tương kiến hồ Ly. Trí dịch hồ Khôn. Duyệt ngôn hồ Đoài. Chiến hồ Kiền. Lao hồ Khảm. Thành ngôn hồ Cấn.
Dịch nghĩa:
Trời từ cung Chấn ngự ra. Tốn cung: làm cho vạn vật điều hòa. Ly cung: vạn vật tương phùng. Khôn cung: làm nên việc vô chừng lớn lao. Đoài cung: vui vẻ xiết bao. Kiền cung: đấu chiến, tiêu hao công trình. Khảm cung: vất vả, điêu linh. Đến nơi cung Cấn, hoàn thành công lao.
+ Tiết 2:
萬 物 出 乎 震. 震. 東 方 也. 齊 乎 巽. 巽.東 南 也. 齊 也 者. 言 萬 物 之 潔 齊 也. 離 也 者. 明 也. 萬 物 皆 相 見. 南 方 之 卦 也. 聖 人 南 面 而 聽 天 下. 嚮 明 而 治. 蓋 取 諸 此 也. 坤 也 者. 地 也. 萬 物 皆 致 養
焉. 故 曰. 致 役 乎 坤. 兌. 正 秋 也. 萬 物 之 所 說 也. 故 曰. 說 言 乎 兌. 戰 乎 乾. 乾. 西 北 之 卦 也. 言 陰 陽 相 薄 也. 坎 者 水 也. 正 北 方 之 卦 也. 勞 卦 也. 萬 物 之 所 歸 也. 故 曰. 勞 乎 坎. 艮. 東 北 之 卦 也. 萬 物 之 所 成 終 而 所 成 始 也. 故 曰. 成 言 乎 艮
Vạn vật xuất hồ Chấn. Chấn. Đông phương dã. Tề hồ Tốn. Tốn. Đông Nam dã. Tề dã giả. Ngôn vạn vật chi khiết tề dã. Ly dã giả. Minh dã. Vạn vật giai tương kiến. Nam phương chi quái dã. Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ. Hưởng minh nhi trị. Cái thủ tri thử dã. Khôn dã giả. Địa dã. Vạn vật giai trí dưỡng yên. Cố viết: Trí dịch hồ Khôn. Đoài. Chính thu dã. Vạn vật chi sở duyệt dã. Cố viết: Duyệt ngôn hồ Đoài. Chiến hồ Kiền. Kiền. Tây bắc chi quái dã. Ngôn Âm Dương tương bác dã. Khảm giả thủy dã. Chính bắc phương chi quái dã. Lao quái dã. Vạn vật chi sở qui dã. Cố viết: Lao hồ Khảm. Cấn. Đông bắc chi quái dã. Vạn vật chi sở thành chung nhi sở thành thủy dã. Cố viết: Thành ngôn hồ Cấn.
Dịch nghĩa:
Muôn loài từ Chấn phát ra, / Chấn cung, ấy chính cũng là phương Đông.
Muôn loài hòa điệu Tốn cung, / Đông Nam phương: Tốn lẽ ưng xưa rầy,
Điều hòa, tề chỉnh đó đây, / Sửa sang cho vẹn, cho ngay muôn loài.
Ly là rực rỡ, sáng ngời, / Làm cho vạn vật, tỏ soi rõ rành.
Cùng nhau gặp gỡ, phân minh, Ly, là quẻ vốn đã dành phương Nam.
Thánh nhân, Nam diện đường đường. / Tiếp nhân, trị quốc, đường đường sáng soi.
Đưa dân về chốn rạng ngời, / Hướng về sáng láng, âu thời theo Ly.
Đất Khôn, đáng mặt mẫu nghi, / Dưỡng nuôi vạn vật, chẳng khi nào ngừng.
Việc Khôn, trọng đại vô cùng...
Trời thu bảng lảng, Đoài cung vui mừng, / Nên rằng vui vẻ Đoài cung,
Kiền, thời ngùn ngụt bừng bừng đấu tranh. / Quẻ Kiền, Tây Bắc chênh vênh, / Âm
Dương, xô xát tranh dành ấy nơi.
Khảm cung, là nước đành rồi. / Quẻ này chính Bắc, phân ngôi đàng hoàng.
Cho nên vất vả, nhiễu nhương, / Là nơi vạn vật, muôn phương quay về.
Cho nên, Khảm mới nhiêu khê. / Cho nên, Khảm mới ê chề, gian lao. Cấn, phương Đông Bắc đóng vào, / Là nơi đầu cuối, tương giao muôn loài. Nên rằng: Cấn ấy xong xuôi, / Xong xuôi công việc, cơ ngơi thành toàn.
Nghĩa là:
Bát quái gợi nên một chu kỳ biến hóa, từ cung Càn (Trời) đi đến chỗ thành toàn là cung
Cấn. Bởi vì:
Vạn hữu chào đời nơi quẻ Chấn. Chấn ở phía Đông, nơi mặt trời mọc mỗi buổi bình minh.
Vạn hữu trở nên tốt đẹp nơi cung Tốn. Tốn ở phía Đông Nam. Nơi đây, vạn hữu sẽ trở nên tinh thuần, cao khiết.
Vạn hữu sẽ nhận biết nhau trong sự rực rỡ của quẻ Ly. Ly là quẻ ở phương Nam, phương trời tràn ngập ánh sáng, khi mặt trời rạng rỡ giữa khung trời khi chính Ngọ. Vua chúa khi xưa, trị dân quay mặt về hướng Nam, phía ánh sáng, tức là ước muốn đem muôn dân đến văn minh, đến ánh sáng, đến lý tưởng, đến chân lý. Khôn tức là Đất. Đất lo nuôi dưỡng vạn loài.
Đoài là giữa Thu, lúc ấy Trời trong xanh, vạn vật hết sức hữu tình.
Kiền ở về phía Tây Bắc, tức là nơi Âm Dương tương tranh. Sáng tối, nóng lạnh, kèn cựa lẫn nhau. Vì thế nên nói: Chiến hồ Kiền.
Khảm ở phương Bắc, là quẻ thấp nhất của chu kỳ biến hóa. Tới khi đó, vạn vật phải qua một thời kỳ điêu linh vất vả.
Cấn là quẻ ở Đông Bắc. Đó là cuối chu kỳ biến hóa, và đồng thời cũng là khởi điểm của một chu kỳ mới,mà biến hóa thời phải đi đến thành toàn. Nên cuối chu kỳ, mới nói rằng: Thành toàn là ở Cấn.
Người xưa đã biết tận dụng hướng Nam này để chống nóng và chống rét: phần lớn hang động xưa đều có cửa quay về hướng Nam hoặc Đông Nam.
Trong tục ngữ Việt cũng nói về việc chọn nhà hướng Nam: Lấy vợ hiền hòa, xây nhà hướng Nam. Trong đạo Phật, hướng Nam là hướng của Bát Nhã, đồng nhất với trí tuệ để diệt trừ sự ngu tối, diệt trừ mầm mống tội ác. Ở miền Bắc và miền Trung, công trình xây dựng quay về hướng Nam hưỏng mát mẻ về mùa Hạ và tránh lạnh lẽo về mùa Đông. Riêng ở miền Nam, hướng tốt nhất là Đông Nam – Tây Bắc, tránh được gió mùa và nắng chói rọi vào trong. Tuy nhiên, với thói quen chọn nơi cư trú nhất cận thị nhị cận giang 一近市二近江, làng xã của người Việt thường nằm gần sông, gần lộ lớn. Tất nhiên các kiến trúc tôn giáo xưa cũng ở gần làng xã. Bởi vậy có nhiều kiến trúc tôn giáo hiện nay không theo hướng Nam hay hướng Đông Nam nhưng vẫn có hai dãy công trình phụ gọi là Đông
Lang, Tây Lang; bàn thờ hai bên được gọi là Đông Hiến và Tây Hiến.
– Ảnh hưởng của phong thủy đến việc bố trí mặt bằng kiến trúc:
Phong thủy chi phối khá nhiều trong việc bố trí mặt bằng kiến trúc. Ngoài việc triều, án, bình phong, minh đường, tụ thủy… còn có:
+ Việc bố trí bàn thờ: Kiến trúc công trình của người Việt thường quay về hướng Nam phản ánh truyền thống coi trọng bên Trái (phía Đông – hướng Mặt Trời mọc) của văn hóa nông nghiệp. Từ cây thượng lương có đầu gốc ở phía trái (phía Đông) đến bàn thờ chính bên trái (phía Đông) và bàn thờ còn lại đặt bên phải (phía Tây).
+ Việc sắp đặt cửa ra vào: Kiến trúc chùa, đền, đình xưa không làm cửa cao nhưng làm cửa rộng. Cửa không làm cao vì để tránh cái nắng xiên khoai hắt vào nhưng cửa rộng để đón gió mát và tránh nóng cho công trình.
+ Hình thức kiến trúc công trình Việt Nam xưa thường tuân thủ nguyên tắc coi trọng số lẻ theo truyền thống. Bước vào cổng là cổng tam quan hay ngũ quan; bước lên bậc là bậc tam cấp, cửu cấp; kiến trúc lớn đều dựng theo lối nhà tam tòa. Số gian của một ngôi nhà, số bậc của cầu thang trong nhà bao giờ cũng lẻ. Số chẵn chỉ thường dùng cho mộ phần. Bởi vì số lẻ là dương (biểu trưng cho sự sống, sự sinh sôi nảy nở), số chẵn là số âm (biểu trưng cho sự chết).
II. Cây xanh trong kiến trúc Việt
Cây xanh trong kiến trúc Việt được thể hiện qua thành ngữ: trước cau, sau chuối. Nghĩa là phía trước công trình trồng cây cao để lấy bóng mát và để cho gió mát hướng Nam hay Đông Nam lùa vào bên trong, phía trước công trình trồng cây thấp, có tán để ngăn gió mùa lạnh thổi vào từ hướng Bắc hay Tây Bắc. Ngoài ra cây xanh có mang ý nghĩa tâm linh nào đó, vì nó tạo cho công trình tôn giáo một cảnh quang vẻ u tịch và cảm giác dễ chịu, thanh thoát cho người viếng nơi thờ phượng. Cây xanh trồng xung quanh thường giữ một khoảng cách nhất định với chủ thể công trình, nhằm để tôn vẻ đẹp và tạo sự chu ý cho chủ thể. Xung quanh kiến trúc tôn giáo thường trồng các loại cây xanh cao vút và có tán rộng như đa, đề, si, gạo, dầu, sao… để làm cho chủ thể kiến trúc hài hòa với thiên nhiên.
III. Bố cục không gian công trình
Cây xanh trong kiến trúc Việt được thể hiện qua thành ngữ: trước cau, sau chuối. Nghĩa là phía trước công trình trồng cây cao để lấy bóng mát và để cho gió mát hướng Nam hay Đông Nam lùa vào bên trong, phía trước công trình trồng cây thấp, có tán để ngăn gió mùa lạnh thổi vào từ hướng Bắc hay Tây Bắc. Ngoài ra cây xanh có mang ý nghĩa tâm linh nào đó, vì nó tạo cho công trình tôn giáo một cảnh quang vẻ u tịch và cảm giác dễ chịu, thanh thoát cho người viếng nơi thờ phượng. Cây xanh trồng xung quanh thường giữ một khoảng cách nhất định với chủ thể công trình, nhằm để tôn vẻ đẹp và tạo sự chu ý cho chủ thể. Xung quanh kiến trúc tôn giáo thường trồng các loại cây xanh cao vút và có tán rộng như đa, đề, si, gạo, dầu, sao… để làm cho chủ thể kiến trúc hài hòa với thiên nhiên.
B. Kiến trúc và mỹ thuật nơi thờ phượng
I. Bố cục không gian công trình
1. Kiến trúc đình, đền, chùa Việt thường được bố trí theo dạng:
– Chữ nhất 一: với kiến trúc này, chính điện được đặt ở giữa, ban thờ chính ở bên trái, ban thờ còn lại ở bên phải.
– Chữ nhị 二: với kiến trúc này, tiền điện hoặc bái đường được đặt ở nét nằm trên, hậu điện hay chính điện được đặt ở nét nằm dưới.
– Chữ tam 三: với kiến trúc này, phương đình hay tiền điện hoặc bái đường được đặt ở nét nằm trên, trung điện được đặt ở nét nằm giữa, hậu điện hay chính điện được đặt ở nét nằm dưới. Ngoài ra có thể được bố trí theo cách đặt nhà bái đường ở nét nằm trên, chính điện được đặt ở nét nằm giữa, nhà tăng đường được đặt ở nét nằm dưới.
– Chữ đinh 丁: với kiến trúc này, tiền điện hoặc bái đường được đặt nằm theo nét ngang, hậu điện hay chính điện được đặt ở nét dọc.
– Chữ công 工: với kiến trúc này, phương đình hay tiền điện hoặc bái đường được đặt ở nét nằm trên, chính điện được đặt ở nét dọc, nhà trù được đặt ở nét nằm dưới. Ngoài ra có thể được bố trí theo cách đặt nhà bái đường ở nét nằm trên, chính điện được đặt ở
Mặt bằng chữ công 工 Mặt bằng chữ công 工 có sân thiên tỉnh
Đình Minh Hương Q.5, Tp.HCM Đình Nghĩa Thuận Q.5, Tp.HCM
– Chữ môn 門: với kiến trúc này, chánh điện hoặc tiền điện được đặt nằm ở giữa, hậu sở ở phía sau. Tây lang bên phải, Đông lang bên trái.
NHÀ TRÙ
NHÀ THỜ TỔ
điện hoặc bái đường được đặt ở nét nằm trên, chính điện được đặt ở nét dọc, nhà trù được đặt ở nét nằm dưới. Ngoài ra có thể được bố trí theo cách đặt nhà bái đường ở nét nằm trên, chính điện được đặt ở nét dọc, nhà tăng đường được đặt ở nét nằm dưới.
NHÀ
HÀNH
LANG
TĂNG PHÒNG
NHÀ
HÀNH LANG
TÂY
LANG
BÁI ĐƯỜNG
BÁI ĐƯỜNG
NHÀ
HÀNH
LANG
NHÀ
HÀNH LANG
ĐÔNG LANG
TĂNG PHÒNG
DẠNG BỐ TRÍ MẶT BẰNG NỘI CÔNG NGOẠI QUỐC
Kiến trúc nhà thờ Công giáo thường được xây dựng theo dạng chữ ∣, chữ T, chữ †:
Trong kiến trúc nhà thờ Công giáo, cung thánh được đặt ở vị trí trung tâm (vị trí của
2
1
3
trái tim).
Trong đó: 1 – cung thánh; 2 – phòng thánh; 3 – vị trí của những người dự thánh lễ.
2. Một số dạng không gian kiến trúc đình:
Trong văn hóa Trung Hoa, đình là nơi nghỉ chân của khách thập phương, nơi canh gác... Theo nếp sống của người Việt, Đình có các chức năng: nơi thờ tự, trung tâm hành chính, nơi sinh hoạt văn hóa, lễ hội của địa phương. Việc bố trí không gian kiến trúc đình thường theo các dạng sau:
– Dạng chung:
10 8 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CỦA NGÔI ĐÌNH
7
6
1. Bia Ông Hổ
2. Miếu thờ thần
3. Võ ca (xưa là nơi dùng để múa hát)
4. Võ quy (nơi hội họp, tiền điện)
5. Chánh điện (nơi thờ Thành hoàng bổn cảnh) 6. Đông lang (nhà hành lang)
7. Tây lang (nhà hành lang)
8. Nhà trù (nhà bếp)
9. Nhà cối (nhà kho)
2 2
10. Nhà túc (nhà khách, cũng là nơi thờ Tiên Sư,
Tiên viên, Hậu viên)
– Dạng nửa chữ Môn 門 hay chữ Thi 尸:
Công dụng của một số cấu trúc đình:
– Trụ biểu: Trụ biểu hay trụ cổng thường tạo thành tam quan.
– Bình phong: Bia Ông Hổ, hay bia Long Mã Hà Đồ, hay thờ Thần Nông, thường được dùng với chức năng như bình phong ở ngay trước sân đình để ngăn chặn những
Bia Long Mã Hà Đồ ở đình thần Bình Mỹ
– Miếu thờ thần: Hai bên bình phong là miếu thờ thần, hay thờ nhị vị công tử, hay thờ ngũ hành nương nương.
– Sân đình: Sân đình là tụ đường, đem ánh sáng và những điều may mắn đến cho ngôi đình.
Trụ biểu, hai miếu thờ hai bên, bình phong và sân đình làng Vĩ Dạ. Huế
– Nhà Thảo bạt: nhà hội đồng. – Nhà Võ ca: nơi biểu diễn tuồng hát vào ngày lễ hội. – Nhà Võ quy: nơi hội họp hay tiền điện thờ các bộ hạ của Thành hoàng. – Chánh điện: nơi thờ Thành hoàng bổn cảnh. – Đông lang và Tây lang: nhà hành lang, thường dùng làm nhà truyền thống. – Nhà Trù: nhà bếp. – Nhà cối: nhà kho. – Chánh điện: nơi thờ Thành hoàng bổn cảnh. – Nhà túc: nhà khách, có thể là nơi thờ Tiên Sư, Tiên viên, Hậu viên.
3. Một số dạng không gian kiến trúc chùa:
“Đất vua, chùa làng” điều đó cho thấy hầu hết các ngôi chùa xưa đều thuộc về cộng đồng làng xã. Ngoài những kiến trúc như đình dạng chữ công, nhất, nhị, tam (chùa chữ tam phổ biến nhất ở miền Nam,… chùa còn có dạng kiến trúc khác phong phú hơn, như:
– Dạng hình ngôi sao:
Cấu trúc của Sóc Trăng Đại Tự có hình ngôi sao năm cánh. Ở giữa là hồ nước hình tròn tượng trưng cho Thái Cực. Phía ngoài hồ nước là khu vườn hình ngũ giác, tượng trưng cho ngũ hành. Vườn ngũ giác và hồ tròn đóng vai tròn Minh Đường nội. Năm cánh của ngôi sao là năm điện thờ. Các điện thờ được nối với nhau bằng dãy hành lang.
+ Tại đỉnh của ngôi sao là Đại Hùng Bảo Điện gồm có Tiền Điện và Hậu Điện nối nhau thành hình chữ công 工. Tiền Điện có 13 gian (số lẻ) kích thước 36mx10m. Hậu Điện có 9 gian (số lẻ) kích thước 24mx7,2m.
+ Bốn đỉnh còn lại là: Thiền Điện, Pháp Chủ Đảo Điện, Tăng Chủ Bảo Điện, Lầu
– Dạng chữ Môn 門:
Cấu trúc chính của Trung Tâm Phật giáo Đông Hải.
Cấu trúc tổng thể:
1. Chánh điện
2. Nhà khách
2. Nhà khách
3. Trai đường
4. Nhà cốt
5. Nhà tăng
6. Đài Quan Thế Âm Bồ Tát
Công dụng của một số cấu trúc chùa:
– Tam quan: Cổng vào chùa. Chùa có thể có hai tam quan, một tam quan nội và một tam quan ngoại. Tầng trên của Tam quan thường dùng làm gác chuông.
– Sân chùa: Qua Tam quan là đến sân chùa. Sân của nhiều chùa thường được bày đặt các chậu cảnh, hòn non bộ với mục đích làm tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên cho ngôi chùa. Diện tích của sân chùa phụ thuộc vào những điều kiện và đặc điểm riêng của từng chùa. Trong sân chùa, đôi khi có các ngọn tháp được xây dựng ở đây như ở chùa Dâu, chùa Thiên Mụ.
– Bái đường: Từ dưới sân chùa, lớp kiến trúc đầu tiên của ngôi chùa là nhà bái đường (hay còn là tiền đường, nhà thiêu hương). Để đi được đến đây thường phải đi lên một số bậc thềm. Ở nhà bái đường thường đặt một số tượng, bia đá ghi sự tích của ngôi chùa, có thể đặt cả chuông, khánh nếu như ngoài cửa Tam quan không xây gác chuông. Giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính. Thông thường người đến lễ chùa thắp hương ở đây. Số gian của bái đường tùy thuộc vào quy mô của chùa, nhỏ nhất là 3 gian, thông thường là 5 gian.
– Chính điện: Qua nhà bái đường là chính điện. Giữa bái đường và chính điện có một khoảng trống không rộng lắm, để cho ánh sáng tự nhiên chiếu sáng. Nhà chính điện là phần quan trọng nhất của ngôi chùa vì nơi đây bày những pho tượng Phật chủ yếu của điện thờ Phật ở Việt Nam.
– Hành lang: Chạy song song với chính điện, nối chính điện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành một nhà ba gian.
– Hậu đường: Hậu đường cũng còn gọi là nhà tổ. Hậu đường ở một số chùa trong miền Nam liền sát sau nhà chính điện, ngay sau phía bàn thờ Phật.
– Tăng đường: Tăng đường ở phía bên của Chính điện theo trục Thần đạo.
Trong thực tế, do để dễ du nhập Phật giáo vào đất nước, chùa Việt có nhiều biến thể khác nhau. Ở một số chùa, phía sau điện thờ Phật còn có điện thờ Thần, đó là loại chùa tiền Phật hậu Thần phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Có chùa có gác chuông ở phía trước, có chùa có gác chuông ở phía sau, có chùa gác chuông ở ngay trên cửa Tam quan, có chùa gác chuông lại ở trên nhà tổ. Một số chùa có ngôi tháp lớn ở trước mặt, như chùa Dâu ở tỉnh Bắc Ninh, chùa Phổ Minh ở tỉnh Nam Định, nhưng một số chùa khác lại đặt các tháp ở hai bên chùa hay có vườn tháp riêng như chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh, Chùa Bổ Đà ở tỉnh Bắc Giang...
C. Đình, đền, chùa, nhà thờ theo kiến trúc nhà Việt xưa
I. Chi tiết kiến trúc công trình
Cổ diêm: phần nối ở diềm mái đua ra ngoài tường vách; bờ hồi: lằn ranh đắp cao (hay đốc) chắn hai đầu nhà không chái; bờ nóc: còn gọi là bờ mái – giải xây gạch nối hai mái, hay nối mái với tường bao; đố cửa: khung cứng giúp dựng vách dừng, vì ở trên cửa nên còn gọi là đà cửa; diềm mái: vành mái; đà thượng hữu: xà ngang ở trên bên phải; đà thượng tả: xà ngang ở trên bên trái; đà hạ hữu: xà ngang ở dưới bên phải; đà hạ tả: xà ngang ở dưới bên trái; đà cửa hạ: xà ngang dưới cửa; cửa song khai: cửa có que từng hàng đứng chắn tạo độ mở thông thoáng; mái hiên: phần mái che hè phía trước nhà; mắt cửa: mắt cửa là nét đặc thù của nhà xưa ở Hội An.
2. Tên gọi cấu kiện khung sườn:
Trong đó:
1. cột hàng ba: hàng cột thứ ba đỡ mái hiên. Vì vậy, trong dân gian còn gọi mái hiên là hàng ba; 2. cột hàng nhì: còn gọi là cột quân, cột hàng hai để dừng vách; 3. cột hàng nhất: hàng cột thứ nhất hay cột cái, cột chính; 4. đà cây xuyên: xà ngang xoi qua cột; 5. xuyên mái: xà ngang xoi qua cột hàng nhì, nơi bắt đầu của mái hiên; 6. cây trính: còn gọi là trến, câu đầu, quá giang – bộ phận kết cấu vì kèo, dưới dạng thân gỗ nằm ngang liên kết hai đầu cột cái với nhau và thường là thanh nằm ngang ở vị trí đáy của tam giác vì kèo; 7. cây trổng: còn gọi là trụ, trụ tiêu – truyền lực từ cánh dơi xuống cây trính; 8. cánh dơi: tấm đệm nối hai đầu kèo và đầu cây trổng; 9. con nêm: còn gọi là chốt câu đầu – nêm chặt cây trính vào cột hàng nhất (cột cái); 10. kèo: thanh nghiêng, kết nối các đầu cột của vì kèo; 11. đòn dông: còn gọi là cây thượng lương – cây xà ngang nằm trên cùng, liên kết các đầu cột cái trong bộ khung gỗ; 12. đòn tay: còn gọi là hoành – xà ngang gác từ vì kèo nọ sang vì kèo kia để đỡ rui; 13. rui: xà dọc đặt trên đòn tay – trên rui đặt song song những cây mè; 14. ngạch cửa: xà ngang nối giữa hai cột hàng nhì, ngay dưới khung cửa; 15. đá tảng: còn gọi là đá táng – đá làm nền đỡ cột; 16. xuyên lụi: xà ngang nối giữa hai cột hàng nhất – nhì – ba trong mặt phẳng của vì kèo; khung nhà xuyên trính: khung nhà rường có cây trổng (7) và cánh dơi (8); khung nhà rường: khung có các kết cấu liên kết cột cái với cột con bằng xà nách và gắn hai cột cái trong vì kèo với nhau bởi cây trính.
3. Tên gọi các phần liên kết bộ khung:
Sơ đồ các phần liên kết của khung nhà xuyên trính
Trong đó:
Liên kết giao nguyên: chỗ nối hai kèo trong vì kèo – đỉnh của tam giác tạo ra vì kèo; liên kết cổ diêm: chỗ nối ở diềm mái đua ra ngoài tường vách; liên kết thừa lưu: chỗ nối mạch dừng ở giữa hai mái dốc; liên kết mái hiên: chỗ nối tạo ra mái hàng ba; cụm liên kết thừa vinh: chỗ nối đầu hàng hiên cong lên.
Trong đó:
Kèo hàng nhất: xà nghiêng nối giữa cột hàng nhất (cột cái) và cột hàng nhì; kèo hàng nhì: xà nghiêng nối giữa cột hàng nhất và cột hàng nhì; kèo hiên: xà nghiêng nối giữa cột hàng nhì và cột hàng ba (cột hiên); xà thượng: cây xà ngang liên kết các đầu cột hàng hai trong bộ khung gỗ; xà hạ: cây xà ngang liên kết các đầu cột hàng ba trong bộ khung gỗ; xà hiên: cây xà ngang liên kết các bẩy hiên; bẩy hiên: còn gọi là con ke bẩy hiên hay con ke – phần con‐xon đỡ xà hiên (hình minh họa phía dưới); đòn tay: còn gọi là hoành – xà ngang gác từ vì kèo nọ sang vì kèo kia để đỡ rui; đá táng: còn gọi là đá tảng – đá làm nền đỡ cột,
Con ke bẩy hiên
Sơ đồ kết cấu phần giao nguyên của vì kèo nhà xuyên trính
Trong đó – Giao nguyên: phần liên kết giữa hai xà nghiêng (kèo mái tiền và kèo mái hậu) và thượng lương; kèo mái tiền: xà nghiêng nối giữa cột hàng nhất tiền và cột hàng nhì tiền; kèo mái hậu: xà nghiêng nối giữa cột hàng nhất hậu và cột hàng nhì hậu; xà đầu cột nhất: đà ngang nối giữa hai cột hàng nhất; trụ tiêu: còn gọi là trụ, cây trổng – truyền lực từ cánh dơi xuống cây trến; trến: còn gọi là trính, câu đầu, quá giang – bộ phận kết cấu vì kèo, dưới dạng thân gỗ nằm ngang liên kết hai đầu cột cái với nhau và thường là thanh nằm ngang ở vị trí đáy của tam giác vì kèo; con đội: phần đệm giữa trụ tiêu (cây trổng) và trến; dầm trần: xà ngang đỡ ván trần; ván trần: ván trần nằm trên dầm trần; đà trần: xà nhỏ liên kết các tấm ván trần lại thành mảng; xuyên tiền: xà ngang nối hai cột phía trước; xuyên hậu: xà ngang nối hai cột phía sau; ấp quả: cánh dơi – tấm đệm nối hai đầu kèo và trụ tiêu; vì kèo: bộ phận kết cấu khung nhà, có dạng hình tam giác cân để đỡ hai mái dốc về hai phía. Vì kèo cùng với các cột trong cùng mặt phẳng tạo thành bộ phận chính của khung nhà. Với căn nhà nhỏ, vì kèo có 2 ‐ 3 cột, nhà vừa có 4 ‐ 5 cột, nhà khá giả có 6 ‐ 7 cột. Hai vì kèo liên tiếp được kết nối bởi các thanh vuông góc với mặt phẳng vì tạo thành khung của gian nhà. Trong hình tam giác của vì kèo, cạnh đáy là trến (quá giang), cạnh nghiêng là kèo.
Vì kèo chồng với trang trí điêu khắc
Vì mái thừa vinh Vì mái với trang trí điêu khắc
6. Tên gọi các chi tiết phần mái:
Ngói được mái làm từ đất sét nung chín hoặc bằng sành trắng phủ men màu (ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly). Theo hình dạng và cách chế tạo, ngói có các loại sau:
1) Ngói âm dương (ngối ống hay ngói lòng máng): thân ngói hình cong, có mặt cắt là nửa vòng tròn – bên ngửa là ngói âm, bên úp là ngói dương. Khi lợp, kết thúc ở bờ chảy hay bờ hồi phải là ngói dương để không bị tràn nước. Loại ngói âm dương thích hợp với mái có độ dốc nhỏ.
2) Ngói dẹt, có nhiều hình dạng: chữ nhật (ngói màn), chữ nhật vát cạnh (ngói mũi vát), vảy cá, vảy rồng. Ngói vảy cá: đầu ngói hình vòng cung, lợp chồng lên nhau, tạo nên lớp vảy cá; dùng lợp các đình chùa xưa.
3) Ngói mũi hài: đầu ngói có nhô lên, nhọn như hình mũi hài thường dùng để lợp đền, đình, chùa. Ngói cỡ to đặc biệt gọi là mũi hài kép, đầu ngói có hai nấc cong như hai mũi hài chồng so le nhau. Ngoài ra còn có ngói có mũi con sò, ngói có mũi hình mắt rồng.
4) Ngói lưu ly: loại ngói đất nung phủ men chì, óng ánh như lưu ly; dùng lợp cung điện Huế, có hai loại: thanh lưu ly và hoàng lưu ly. Trong thời nhà Nguyễn, ngói hoàng lưu ly chỉ dành cho nơi vua ngự.
Ngói âm dương Ngói mũi hài
Ngói phẳng có gân Ngói vảy cá
Ngói mũi con sò Ngói mũi vát Ngói sóng
Ngói mũi mắt rồng Ngói mũi ri
Ngoài ra còn có các loại ngói viền, ngói nóc, ngói cuối nóc, ngói bò, ngói riềm, ngói
Ngói nóc hai đầu Ngói rìa
Ngói chạc ba Ngói nóc tròn
Ngói chạc ba chữ T
Ngói chạc bốn
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh