Ly dị tái hôn - 5 điều kiện của ĐHY Kasper
Dịp khai mạc công nghị Hồng y về gia đình, ngày 20/2/2014, ĐHY W. Kasper đã phác thảo những đường hướng lớn về việc tái nhận họ vào việc rước lễ sau khi kết thúc một chặng đường sám hối.
Nhật báo tiếng Ý «Il Foglio», hôm thứ Bảy 1.3.2014, đã phổ biến toàn bộ bài tham luận này trong đó thần học gia người Đức này đã mời gọi Giáo Hội có «sự thay đổi lối suy nghĩ».
Bài thuyết trình dài 2 tiếng đồng hồ này đã phải vẫn giữ kín, cho đến khi nhà xuất bản Queriniana cho phổ biến nó. Chỉ một vài trích đoạn đã lọt ra ngoài. Tuy nhiên, hôm thứ Bảy, nhật báo Il Foglio đã phổ biến toàn bộ bài phát biểu của ĐHY Kasper, mà phân nửa của nó dành riêng cho vấn đề gai góc liên quan đến người ly dị tái hôn trong Giáo Hội.
Trong phần mở đầu, ĐHY đã nói rõ là chỉ muốn «đặt ra những câu hỏi»: «Mang lại câu trả lời sẽ là nhiệm vụ của Thượng Hội Đồng, trong sự đồng thuận với Đức Thánh Cha».
Nhìn nhận sự rộng lớn của những cuộc ly dị, nhưng cả «vực thẳm đã được tạo ra giữa giáo lý của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình và những xác tín được sống bởi nhiều kitô hữu», ĐHY mời gọi Giáo Hội giữ mình khỏi một «hình ảnh lãng mạn phi hiện thực» về hôn nhân. «Không phải chỉ Giáo Hội là – như Đức Phanxicô đã nói – một bệnh viện dã chiến; gia đình cũng là một bệnh viện dã chiến với nhiều vết thương cần phải săn sóc và nhiều nước mắt để lau». Xác tín của ngài: «Thiên Chúa cũng có thể viét thẳng trên những đường cong».
Xác tín điều này, ĐHY mời gọi Giáo Hội Công Giáo có một «sự thay đổi lối suy nghĩ» thực sự: «Chúng ta phải, như người Samaritano nhân hậu đã làm, xem hoàn cảnh cũng theo góc độ của người đau khổ và xin trợ giúp».
Tuy nhiên, nó không hệ tại việc làm giảm đi đòi hỏi của Tin Mừng: «Tính bất khả phân ly của một cuộc hôn phối bí tích (…) thuộc về truyền thống đức tin bó buộc của Giáo Hội vốn không thể được bỏ đi hay chấm dứt bằng việc nại đến một sự hiểu biết giả tạo về lòng thương xót rẻ tiền». Vậy thì làm thế nào để liên kết lòng trung thành với Truyền Thống và lòng thương xót đối với những ai đang đau khổ?
ĐHY Kasper nhắc lại rằng «Giáo Hội của các thế kỷ đầu tiên cũng bị đương đâu với những quan niệm này và những mô hình hôn nhân và gia đình rất khác nhau của những người mà Chúa Giêsu đã rao giảng». Đối diện với những vấn đề này, các Giáo Hội địa phương đã đựa ra một luật bất thành văn mở ra con đường cho một chặng đường sám hối cho các kitô hữu đang sống cuộc hôn nhân thứ hai này. Đối với ĐHY, vấn đề không phải chỉ là tính toán những giải pháp quá khứ này vì lợi ích của một «sự thích nghi phóng túng», nhưng là đọc ra «các dấu chỉ của thời đại».
5 điều kiện
Điều đó dẫn ĐHY đến chỗ khai triển 5 điều kiện cho phép hình dung một sự rước lễ đối với các cặp ly dị tái hôn: «nếu người ấy sám hối về sự thất bại của mình; nếu người ấy làm sáng tỏ những nghĩa vụ đối với cuộc hôn nhân thứ nhất của mình, nếu người ấy dứt khoát không quay đầu lại đằng sau (revenir en arrière); nếu người ấy không thể từ bỏ, mà không thêm những lỗi khác, những cam kết mà mình đã đưa ra trong khuôn khổ hôn nhân dân sự mới của mình; tuy nhiên nếu người ấy nỗ lực sống tốt hơn theo những khả năng của mình cuộc hôn nhân thứ hai của mình từ đức tin và nuôi dưỡng con cái trong đức tin; và sau cùng nếu người ấy ao ước các bí tích như là nguồn sức mạnh trong hoàn cảnh của mình».
Con đường nay, được hình dung như là một «cuộc hoán cải», sẽ không phải là «một giải pháp chung chung», cho «đám đông», nhưng là «con đường hẹp», cho những ai «chân thành quan tâm đến các bí tích».
ĐHY cũng nghĩ đến một con đường thứ hai, cổ điển hơn, được đề nghị cho các cặp ly dị tái hôn: việc nhìn nhận tính vô hiệu của hôn nhân. Cho biết rằng ta không thể giam hãm vấn đề có tính cách thiêng liêng và mục vụ cao độ này vào phạm vi pháp lý, ngài gợi lên ý tưởng rằng Giám mục có thể giao phó nhiệm vụ này cho một linh mục có một kinh nghiệm thiêng liêng và mục vụ.
Trong bài phát biểu vốn không tạo nên được sự đồng thuận giữa các Hồng y này, ĐHY Kasper đã vận dụng phương pháp thông thích học được khai triển bởi các Nghị Phụ của Công đồng Vatican II đối với các vấn đề, rất gai góc vào thời đó, về đại kết hay tự do tôn giáo.
Khởi đi từ nghịch lý này – những gì phải mang lại ánh sáng và sức mạnh cho các gia đình đã trở thành một gánh nặng, «một bộ luật pháp lý» -, ngài xem xét lại truyền thông của các thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo để «trở về nguồn nơi đó phát sinh ra giáo thuyết». «Giáo thuyết của Giáo Hội không phải là một thứ nước tù, nhưng trái lại là một dòng nước chảy từ nguồn mạch Tin Mừng».
Vào ngày hôm sau bài phát biểu của ĐHY Kasper, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chúc mừng «tư tưởng bình tâm này của thần học». Cả hôm thứ Sáu 28/2/2014, trong bài giảng ở nhà nguyện Thánh Mát-ta, Đức Thánh Cha đã mời gọi các mục tử đề phòng thứ luân lý giải ca và đừng kết án những ai bị thất bại trong hôn nhân.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh