Mozambique rất cần được hỗ trợ
“Chúng tôi mất tất cả và chỉ còn mỗi cách chạy trốn,” Alexandre Uate cho biết. Anh nằm trong số hàng trăm ngàn người ở Mozambique vẫn cần đến sự trợ giúp khẩn cấp sau cơn lốc xoáy Cyclone Idai, cơn bão đã tàn phá khu vực xảy ra vào 15 tháng Ba.
Ký ức sống động nhất về trận lụt của Alenxandre là giây phút khi bức tường nhà của anh ta đã sập trong khi anh và gia đình anh ta vẫn còn ở bên trong. “Đó là lúc tôi biết chúng tôi đã mất mọi thứ,” anh ta nhớ lại. “Nếu bạn không có nhà, thì tương lai mù mịt.”
Hơn 1000 người đã chết bởi cơn bão và trận lụt trên khắp những vùng nôn thôn ở Mozambique, Zimbabwe và Malawi. Ngân hàng Thế giới ước tính những nước bị ảnh hưởng này cần phải có trên hai tỉ USD để khôi phục lại.
Cho đến nay Caritas đáp lại
Mozambique một nước nghèo bị bão đánh nặng nhất, với số người chết chính thức là 602 người, 240, 000 ngôi nhà bị thiệt hại hoàn toàn hay một phần, 237, 789 gia đình phải di dời và 715, 300 ha màu bị thiệt hại. Mất hơn 39 triệu USD lợi tức.
Mozambique với dân số 30 triệu người cũng phải đối diện với căn bệnh dịch tả sau cơn bão quét sạch các hệ thống nước. Hơn 1,3 triệu người cần trợ giúp lương thực khẩn cấp; sự phá huỷ trường học làm ảnh hưởng đến hơn 382, 000 học sinh sinh viên; và 433, 000 các gia đình làm nông cần hạt giống để gieo vụ mùa.
Caritas Mozambique và các cộng sự trên toàn cầu đang hỗ trợ cho hàng ngàn gia đình bị ảnh hưởng, phân phối lương thực, bạt căng lều, thuốc men, bộ dụng cụ vệ sinh, áo quần, chăn gối, hỗ trợ kỹ thuật, công cụ và hạt giống. Caritas cũng có kế hoạch xây nhà cho những người phải di dời.
Sau cơn bão, Alexandre 45 tuổi và vợ anh ta là Gina 35 tuổi, và hai đứa con trai đang độ tuổi vị thành niên phải chạy trốn khỏi cộng đồng nơi họ đã sống cả đời và định cư ở chỗ mới mà anh ta bắt đầu làm tại một trang trại nhỏ.
Lương thực và Sinh kế
“Cây ngô mà bạn thấy đang trồng trên cánh đồng được trồng vào tháng Tư mà hạt giống tôi nhận được do Caritas phân phối,” anh ta cho biết. “Vì chúng tôi chẳng có thứ gì nên mọi thứ chúng tôi nhận được thì thật sự rất quan trọng.”
“Chúng tôi nhận được bộ công cụ bao gồm các công cụ để làm việc và bộ bếp núc,” anh ta nói thêm.
Có rất nhiều người khác thậm chí còn kém may mắn hơn Alexandre và gia đình của anh ta.
Julianna Haine, người mẹ 5 đứa con ở độ tuổi 60, nói rằng từ khi gia đình bà ta mất hết lương thực và mùa màng trong cơn bão, họ đã vĩnh viễn bị đói, họ lo làm thế sao họ sẽ kiếm được bữa ăn tiếp theo.
“Chúng tôi phải đi để tìm một số công việc cho người khác sau đó kiếm một chút tiền và có thể tự nuôi thân. Nhưng điều này không bao giờ đủ,” bà ta nói. “Một ngày làm việc, tôi kiếm được một kg gạo. Ngay cả nếu chồng tôi cũng kiếm được một kg gạo thì cũng không đủ để nuôi bảy người cho một ngày. Đôi khi chúng tôi đi ngủ với cái bụng đói.”
Caritas đã phân phát lương thực cho Julianna và gia đình bà. “Lương thực tôi nhận được hôm nay sẽ giúp tôi nuôi gia đình mình vì tôi chẳng có gì ở nhà,” bà cho biết.
“Tôi hạnh phúc và biết ơn vì nhận được lương thực, nhưng đau khổ quá sức,” bà nói thêm. “Đừng bỏ, hãy tiếp tục cho chúng tôi thực phẩm thậm chí áo quần hay chăn mền vì chúng tôi thực sự không có chỗ nào chúng tôi có thể mong đợi giúp đỡ.”
Nhu cầu cấp thiết về nước sạch và vệ sinh
Kể từ khi cơn bão, Sơ Marli Terezinha Teixeira, từ Brazil đã tiên phong trong cuộc chiến chông lại bệnh tật. Từng có kinh nghiệm về vấn đề vệ sinh và làm việc với các gia đình, Sơ đã đi lại giữa các cộng đồng, trò chuyện với người dân về vệ sinh, dinh dưỡng và chăm sóc trẻ em để tránh nguy cơ bệnh dịch tả và các bệnh do nước hay vấn đề vệ sinh.
“Chúng tôi đã phân phối những gì chúng tôi gọi là bộ dụng cụ dịch tả cho người dân và tôi thực sự thấy nhu cầu cấp thiết của cộng đồng,” Sơ cho biết. “Tôi đã nhìn thấy nhiều gia đình bị tổn thương và nhiều người không hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh.”
Sơ Marli đã đưa ra ví dụ một phụ nữ không chịu nói chuyện với Sơ hay từ chối không cho Caritas bước vào nhà cô, không nhận thuốc lọc nước. “Tôi vẫn quay trở lại gặp cô ấy và chỉ nói chuyện bình thường với cô ấy,” Sơ Marli cho biết. “Tôi đã thể hiện tình yêu của mình dành cho cô ấy và đã ôm cô ấy và dần dà cô ấy đã thừa nhận mình bị bệnh.”
“Hoá ra cô ấy bị bệnh dịch tả và tiêu chảy,” Sơ cho biết. “Tôi đã có thể giúp cô ấy khi cần và giờ cô ấy đã khoẻ lại.”
Sơ Marli cũng giúp đỡ bà Cecilia Anthonio Quihane, 71 tuổi có nhà bị hư hại và gia đình bà mất tất cả đồ dự trữ lương thực trong trận lụt. “Thật khó để giữ đồ đạc sạch sẽ trong vài tuần đầu,” Cecilia cho biết. “Sau trận lụt Sơ Marli đến và nói với chúng tôi về lý do quan trọng giữ gìn môi trường xung quanh và thân thể chúng ta sạch sẽ. Chúng tôi dùng những gì họ cho chúng tôi để lọc nước sạch.”
Nhưng giống như hàng trăm ngàn người khác bị ảnh hưởng bởi cơn bão, Cecilia và gia đình cô sống trong tình trạng khó khăn. “Chúng tôi thực sự đau khổ sau khi mất đi mọi thứ,” cô nói. “Chúng tôi cần sự giúp đỡ để có tiền để mua thức ăn, quần áo và xây một căn nhà mới. Không chỉ tôi nhưng cả cộng đồng.”
“Mozambique đang phải đối diện với những tác động của biến đổi khí hậu, với những người bị tổn thương nhất đang phải gánh chịu một hiện tượng mà họ không không tạo ra. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ đất nước này.”
Chuyển ngữ: BTT – Caritas Việt Nam
(Nguồn Caritas Quốc tế)
bài liên quan mới nhất
- Cộng đoàn Bác ái Cao Thái: Lịch cấm phòng năm 2022
-
Phát quà Giáng sinh cho trẻ em và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt -
Giáo Xứ Chợ Đũi phát học bổng Mẹ Têrêsa Calcutta -
Văn phòng Ủy Ban Nhân Dân Phường 6 quận Gò Vấp đến thăm và tặng quà Mái Ấm Hà Đông -
Doanh nhân Công Giáo: Tĩnh tâm Mùa Vọng năm 2021 -
Doanh nhân Công giáo: Thư mời Tĩnh tâm mùa Vọng ngày 19-12-2021 -
Cùng thắp lên ngọn lửa Hòa bình Niềm tin và Tình yêu -
Caritas Việt Nam: Thánh lễ cầu nguyện nhân dịp phát động chiến dịch ‘Together we – Chúng ta cùng nhau’ -
Giới Y tế Công giáo TGP.SG: Tĩnh tâm Mùa Vọng 5-12-2021 -
Nội san Lửa Mến tháng 12.2021
bài liên quan đọc nhiều
- Giáo dân trong mùa dịch: Những điều Nên và Không Nên
-
Bổ nhiệm cha Tân Giám đốc Caritas Việt Nam và tri ân cha nguyên giám đốc -
Chuyên đề 185: Tư duy phản biện, nhân tố phát triển xã hội -
Caritas TGP Sài Gòn: chung tay lan tỏa yêu thương giữa đại dịch covid-19 -
Chuyên đề 150: “Xác định sứ mệnh mục tiêu cuộc đời” -
Thư ngỏ v/v kế hoạch “Mục vụ Chăm sóc các em mồ côi” -
Dòng Đa Minh Việt Nam -
Caritas Tổng Giáo phận Sài Gòn: Hưởng ứng lời kêu gọi cứu trợ nạn nhân lũ lụt miền Trung -
Chương trình Lan Tỏa Yêu Thương đợt 4 -
Họp mặt Di dân Phát Diệm tại miền Nam lần thứ 12