Ngày 05/08: Lễ cung hiến Đền thờ Đức Bà cả, ở Rôma

Ngày 05/08: Lễ cung hiến Đền thờ Đức Bà cả, ở Rôma

Ngày 05/08: Lễ cung hiến Đền thờ Đức Bà cả, ở Rôma

Ngày 5 tháng 8
CUNG HIẾN ĐỀN THỜ ĐỨC BÀ CẢ

I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ

Hôm nay chúng ta cử hành thánh lễ cung hiến Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả một trong những đại thánh đường ở Rôma. Vương cung Thánh đường này được xây dựng để dâng kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Đây là Đền thờ kính Đức Mẹ đầu tiên và lớn nhất được xây cất ở Tây Phương. Đền thờ này cũng được coi là tột đỉnh lòng sùng kính của Dân Chúa, đặc biệt là dân chúng thành Roma đối với Đức Maria. Lòng sùng kính Đức Maria là một trong những đặc điểm lòng đạo đức của dân chúng Roma ngay từ lúc khởi đầu Kitô giáo. Người ta vẫn thường gọi đây là “Hang đá Belem ở Roma”. Năm 1853, tại Rôma người ta đếm được có 1.421 những khánh nhỏ có để hình Đức Mẹ. Đến năm 1939 thì chỉ còn lại 530 khánh nhỏ ở rải rác khắp nơi trong thành phố Roma.

Thánh đường Đức Maria được xây cất vào thế kỷ thứ 4 dưới thời đức giáo hoàng Libêriô. Truyện kể rằng chính Đức Mẹ đã chọn nơi này để người ta xây ngôi thánh đường tôn kính Mẹ. Mẹ đã thân hiện ra với đôi vợ chồng sở hữu mảnh đất cũng như với Đức Giáo Hoàng, bảo họ rằng khoảng đất trên ngọn đồi được bao phủ đầy tuyết kia chính là nơi Đức Mẹ đã chọn. Sáng hôm sau, nhằm ngày mùng 5 tháng Tám, một thời điểm rất nóng trong năm ở Rôma, có một lớp tuyết bao phủ ngọn đồi Esquiline. Đôi vợ chồng đã xin dâng phần đất cũng như tiền bạc cần thiết để xây ngôi thánh đường như là món quà dâng kính Đức Mẹ.

Thoạt tiên, ngôi thánh đường này mang tên là vương cung thánh đường Libêriô, theo tên của đức giáo hoàng Libêriô. Nó cũng được gọi là thánh đường Đức Mẹ Xuống Tuyết để nhắc nhớ sự kiện Đức Mẹ đã chỉ cho biết mảnh đất dành cho việc xây cất. Sau đó, ngôi thánh đường được đức thánh cha Sixtô III cung hiến cho Đức Maria sau khi Công đồng chung Êphêsô năm 431 tuyên bố tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Ngôi thánh đường chính là một nhắc nhở tuyệt đẹp về tình yêu và lòng tôn kính mà Giáo hội dành tặng cho Mẹ Thiên Chúa. Danh xưng “CẢ” được thêm vào danh hiệu “thánh đường Đức Bà” bởi vì đây là ngôi thánh đường đầu tiên được xây cất ở Tây phương để tôn kính Đức Mẹ.

Bên trong thánh đường có máng cỏ Bêlem nơi Đức Maria đã đưa nôi Chúa Hài Nhi Giêsu. Điều này biểu lộ lòng tôn kính ngày Chúa giáng sinh, với hình Chúa Hài Nhi nhỏ bằng bạc đang nằm trong máng cỏ.

Giáo hội tôn kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa với những ngôi đền và thánh đường rất đặc biệt để các Kitô hữu có thể đến viếng nhằm bày tỏ lòng yêu mến đối với Đức Mẹ và cầu xin Người ban cho ơn lành. Hành hương đến một trong các đền thờ hay thánh đường này chính là một cảm nghiệm đức tin thú vị.(tinmung.net)

II. LÒNG SÙNG KÍNH ĐỐI VỚI ĐỨC MẸ

* Mẹ làm gương ẩn dật khiêm cung nhưng đồng thời Mẹ luôn luôn hiện diện phục vụ; Mẹ không ra mặt, chúng lên tiếng, nhưng Mẹ hằng ở gần bên Chúa Giêsu: sống trọn vẹn cho Chúa và Chúa trong con. (ĐHV 926)

* Chúa Giêsu đang tiếp tục sống và hành động trong  Hội Thánh, vì thế Mẹ Maria hiện diện trong Hội Thánh và trong con, Mẹ Hội Thánh và Mẹ con. (ĐHV 927)

Mỗi vị thánh đều có những, nét đặc thù hoàn toàn khác biệt nhau, “mỗi thánh mỗi thể” mà! Nhưng nếu ta nhìn kỹ, ta sẽ thấy tất cả các ngài cùng có một điểm chung: “Vị thánh nào cũng yêu mến đức Mẹ”

* Thánh Gioan Tông đồ thì kể từ giây phút Chúa trối dưới chân Thánh Giá, ngài đã đưa Đức Mẹ về nhà mình và sống thảo hiếu với Mẹ.

* Thánh Bênađô nổi tiếng về lòng sùng kính Mẹ Maria. Người ta nói cạnh ngài đã đặt ra kinh “Hãy nhớ” (Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria...). Những câu cuối cùng trong kinh “Lạy Nữ Vương” cũng do ngài thêm vào vì lòng quá mến yêu Đức Mẹ: “Ôi khoan thay! nhân thay! dịu thay! Thánh Maria trọn đời đồng trinh!”

* Thánh Anphongsô đã nhiệt thành rao truyền lòng thành kính Đức Mẹ hằng cứu giúp và soạn một tác phẩm gồm hai cuốn nhan đề là “Vinh quang của Đức Mẹ” để cổ võ mọi người yêu mến Đức Mẹ.

* Thánh Đaminh lãnh nhận sứ mệnh phổ biến việc lần hạt Mân côi như là một phương thế hiệu nghiệm để cứu rỗi bản thân và thế giới.

Ngoài ra còn không biết bao nhiêu là vị thánh đã chép sách, đã cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ cách này hoặc cách khác; đã được Mẹ hiện ra; đã lập các dòng tu nam nữ với tước hiệu của Mẹ...

Các Đức Giáo hoàng cũng luôn luôn nhắc nhở toàn thể Hội thánh phải yêu mến, cậy trông và bắt chước gương Mẹ. Như Đức Piô V, Đức Grêgôriô XIII, Đức Clêmentê XI, Đức Bênêđictô XIV, đức Lêô XIII đều xác nhận: nhờ ơn Đức Mẹ mà Hội thánh thoát khỏi nhiều cơn gian nan nguy hiểm không thể tưởng tượng được. Các ngài cũng thúc giục giáo dân lần hạt Mân côi, chạy đến cùng Mẹ trong hết mọi dịp.

Gần ta hơn, Đức Piô IX đã công bố Tín điều ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM ngày 8-12-1854. Đức Lêô XIII lập tháng Mân côi (tháng 10) trong toàn thể Hội thánh. Đức Piô XI dạy xây một hang đá Lộ Đức trong vườn Vatican và mỗi chiều ngài đều xuống dạo vườn đến trước hang kính viếng Đức Mẹ. Đức Piô XII thì do một sự quan phòng đặc biệt đã thụ phong Giám mục vào chính ngày Đức Mẹ hiện ra mân đầu tiên tại Fatima (13-5-1917). Ngài đã tuyên bố Tín điều ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI ngày 1-11-1950. Chính chiều hôm ấy, ngài được xem thấy phép lạ mặt trời xoay vần ngay trên khung trời Vatican y hệt như ở Fatima. Ngài đã dâng loài người cho Trái Tim Mẹ và công bố Năm Thánh kính Đức Mẹ (1945).

Đức Gioan XXIII thì có ra một Thông điệp về việc sùng kính Đức Mẹ (29-9-1961). Ngài đã đi đến tận Loretto, nơi tục truyền có nhà của Đức Mẹ để cầu nguyện và phó dâng Công đồng Vatican II Cho Đức Mẹ.

Đức Phaolô VI đã đích thân sang chủ tọa lễ kỷ niệm 50 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917-1967), gặp chị Lucia. Ngài cũng đã ban hành một Tông huấn nói về việc sùng kính đức Mẹ (Manalis cultu), đặc biệt nhấn mạnh về kinh Truyền tin, chuỗi Mân Côi và Kinh Cầu Đức Mẹ.

Trong Hiến chế Tín lý về Hội Thánh, Đức Phaolô VI và cùng các nghị Phụ công bố Đức Mẹ là “Mẹ Hội Thánh” vào ngày lễ Đức Mẹ dâng mình vào Đền thánh 21-11-1964. Ngài cũng đã chọn ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12-1965) để bế mạc Công đồng Vatican II.

Đức Gioan Phaolô II là một “Tâm hồn Thánh Mẫu”.

Nhìn lên huy hiệu của ngài, ta thấy trên nền xanh, chỉ có một Thánh giá và một chữ M(Maria) màu vàng núp ẩn dưới cánh thập tự thực là đơn sơ và giàu ý nghĩa! Khẩu hiệu của ngài càng vắn tắt, thâm thúy và bộc lộ rõ ràng hơn nữa tâm hồn Thánh Mẫu: “Totus Tuus”. một khẩu hiệu rất khó mà diễn tả hết mọi ý nghĩa: “Tận hiến cho Mẹ, toàn thân thuộc về Mẹ, tất cả đều là của Mẹ...”

Thánh tích máng cỏ được lưu giữ bên trong Đền thờ Đức Bà cả
Thánh tích máng cỏ được lưu giữ bên trong Đền thờ Đức Bà cả


Nhà nguyện Thánh Thể bên trong Đền thờ Đức Bà cả


ĐTC Phanxicô cầu nguyện trước bàn thờ tượng ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma
bên trong Đền thờ Đức Bà cả


Bên trong Đền thờ Đức Bà cả ở Rôma

Top