Ngày 09/08: Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh giá, nữ tu, tử đạo
Ngày 9 tháng 8
THÁNH TÊRÊSA BÊNÊĐICTA THÁNH GIÁ,
NỮ TU DÒNG KÍN OCD, TỬ ĐẠO
I. ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ
Thánh Tê-rê-xa Bê-nê-đíc-ta Thánh Giá sinh năm 1891 tại Breslau, nước Đức. Tên khai sinh của Chị là Édith Stein. Chị sinh trưởng trong một gia đình Do Thái khá giả ở Breslau (nay là Wroclaw, Ba Lan). Sinh thời, Chị là một triết gia giỏi và là giáo sư Triết Học, tuy nhiên lúc khi lên 14 tuổi, Chị từng từ bỏ niềm tin truyền thống vào Thiên Chúa trong Đạo Do Thái Giáo của Gia Đình
Khi là sinh viên ĐH Göttingen, Chị bị thu hút vào hiện tượng học (phenomenology), một phương pháp tiếp cận triết học. Đặc biệt khi được Edmund Husserl - một triết gia hiện tượng học hàng đầu vào thời điểm ấy - bảo trợ, Chị đã lấy được bằng tiến sĩ Triết Học năm 1916. Sau đó, Chị tiếp tục là giáo sư Đại Học tới năm 1922 thì chuyển sang dạy ở trường của các Cha Đa Minh ở Speyer, và cuối cùng Chị được bổ nhiệm làm giảng sư tại Viện Giáo dục Munich cho tới khi bị áp lực của Đức quốc xã (Nazis) trên người Do Thái buộc chị phải dừng việc giảng dạy.
Về sau này, Chị được đánh động bởi những người bạn Ki-tô Hữu tốt lành của mình, và đặc biệt là sau khi đọc xong cuốn Tiểu Sử Tự Thuật của Thánh Nữ Têrêsa Avila. Chị bắt đầu tái khám phá ra hành trình tâm linh của mình, rồi Chị xin được rửa tội năm 1922 lúc bản thân đã 30 tuổi đời. Năm 1934, Chị muốn theo bước Thánh Têrêsa Avila trên đường trọn lành qua việc từ bỏ mọi sự thuộc về thế gian đằng sau để bước vào Dòng Kín, và lấy tên Dòng là Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá.
Sau khi sống ở Cologne Carmel (1934-1938), vì thời cuộc, vâng lời Bề Trên, Chị chuyển sang Dòng Kín ở Echt, Hà Lan một đất nước đã bị Đức quốc xã chiếm giữ từ năm 1940. Ngày 2, năm 1942 chị Teresa Benedicta Thánh giá bị các mật vụ người Đức, trong cuộc truy tìm và tiêu diệt người Do thái phát hiện, và chị bị bắt giải đến các trại diệt chủng Auschwitz-Birkenau, nơi đó chị đã qua đời ngày 09 tháng 8 trong phòng hơi ngạt.
Trong tác phẩm lớn “Khoa Học Thập Giá” của Chị, Chị viết: “Sự nhập thể thực sự của Chúa Ki-tô được thể hiện nơi người Ki-tô Hữu, cùng với một cuộc phục sinh thực sự, từ cái chết trên thập giá…”
Cuộc đời chị là gương mẫu của một người sống cho chân lý, tìm thấy chân lý đó nơi thập giá Đức Ki-tô và rồi ôm ấp thập giá cho đến khi đón nhận cái chết tử đạo vị danh Chúa.
Chị được phong chân phước bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 1 tháng 5 năm 1987 tại Cologne nước Đức, và cũng chính vị Thánh Giáo Hoàng này nâng Chị lên bậc Hiển Thánh vào ngày 11 tháng 10 năm 1998 tại đền thánh Vatican.
II. BÀI HỌC
Bài học quí báu nhất thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá để lại cho mọi người là bài học say sưa đi tìm Chân lý: “Tôi đi tìm Chúa Kitô và Ngài là Chân Lý của đời tôi” (Edith Stein)
Có thể nói đây không phải là mục đích của một cuộc sống bình dân bình thường như nhiều người trong chúng ta mà đây phải được coi là ước muốn của một triết gia.
Trong lễ phong hiển thánh cho chị tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 11/10/1998, ĐTC GP II đã trực tiếp nói về chị thánh với những lời cảm động sau đây:
“Một người nữ trẻ trung tìm kiếm chân lý đã trở thành một vị thánh và vị tử đạo nhờ những việc làm thầm lặng của ân sủng thần linh: đó là Têrêsa Benedicta Thánh Giá, vị từ trời lập lại cho chúng ta hôm nay đây tất cả những lời làm nên cuộc sống của chị: ‘Tôi không còn vinh dự gì ngoài Thập Giá của Chúa Giêsu Kitô” (đoạn 1)
“Anh chị em thân mến! Tình yêu của Chúa Kitô là một ngọn lửa đã thiêu đốt cuộc đời của Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá. Một thời gian dài trước khi ngài nhận ra nó thì ngài đã bị chiếm đoạt bởi ngọn lửa này rồi. Thoạt đầu ngài dấn thân vào cuộc đời tự do. Qua một thời gian dài, Edith Stein đã là một kẻ tìm kiếm. Trí khôn của cô không bao giờ ngừng nghỉ tìm kiếm và lòng của cô luôn khát khao hy vọng. Cô đã trải qua cuộc hành trình khó khăn vất vả triết lý đầy nhiệt huyết. Thế rồi cô đã được tưởng thưởng, ở chỗ, cô đã chiếm được chân lý. Đúng hơn, cô đã bị chân lý chiếm đoạt. Bấy giờ cô đã khám phá ra rằng chân lý có một danh xưng, đó là Giêsu Kitô. Từ lúc ấy trở đi, Lời nhập thể đã Đấng Duy Nhất và là Tất Cả của cô. Khi nhìn lại thời gian này, với tư cách là một chị dòng Carmelo, chị đã viết cho một nữ tu Benedict như sau: ‘Ai tìm kiếm chân lý là tìm kiếm Thiên Chúa, dù ý thức hay vô thức” (đoạn 5)
“Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá đã hiểu được rằng tình yêu của Chúa Kitô và tự do của con người đi liền với nhau, vì tình yêu và sự thật có một mối liên hệ tự bản chất… Trong thời đại của chúng ta đây chân lý thường được lầm lẫn với ý kiến của đa số. Ngoài ra, còn một thứ tin tưởng đang lan tràn là người ta cần phải sử dụng chân lý kể cả việc chống lại yêu thương hay ngược lại. Thế nhưng chân lý và yêu thương cần lẫn nhau. Thánh Têrêsa Benedicta là chứng nhân cho điều này… Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá nói với tất cả chúng ta rằng: Đừng chấp nhận bất cứ điều gì như chân lý nếu nó thiếu yêu thương. Cũng đừng chấp nhận điều gì như yêu thương mà lại thiếu sự thật! Có điều này mà lại thiếu điều kia là một thứ gian dối hủy hoại” (đoạn 6).
Tại một trung tâm bài phong, Đa số các bệnh nhân đều buồn chán vì cảm thấy bị bỏ rơi và bị mọi người xa lánh. Chỉ có một người vẫn còn biết cười và vẫn tiếp tục tạ ơn khi được giúp đỡ.
Nữ tu coi sóc trung tâm muốn được tìm hiểu là nguyên nhân của phép lạ này. Sau nhiều ngày theo dõi, nữ tu ấy khám phá ra rằng ngày ngày có một người đàn bà đến vách tường của trung tâm nhìn qua một lỗ nhỏ và mỉm cười rất trìu mến.
Đó là tất cả sức mạnh và niềm hy vọng của người đàn ông xấu số. Mỗi ngày ông chờ đợi nụ cười ấy. khuôn mặt của người đàn bà chỉ chợt xuất hiện, mỉm cười rồi biến mất. Người đàn ông giải thích cho chị nữ tu như sau:
“Người đàn bà ấy chính là vợ tôi. Trước khi tôi đến đây, nàng đã tìm đủ mọi cách để kiếm chạy cho tôi. Mỗi ngày nàng ân cần chăm sóc tôi và luôn tỏ ra vui tươi trìu mến. Nhưng nàng đã không thể giữ tôi ở nhà lâu hơn được. Người ta đã đến đưa tôi vào đây.
Nhưng vợ tôi vẫn không bỏ tôi. Mỗi ngày nàng đến nhìn qua lỗ hổng ở vách tường và mỉm cười với tôi. Nhờ nàng tôi biết rằng tôi còn sống. Và nhờ nàng tôi vẫn còn muốn sống”.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh