Ngày 09/10: Thánh Điônysiô, Giám mục và các bạn tử đạo; Thánh Gioan Lêônarđô, linh mục
Ngày 9 tháng 10
THÁNH ĐIÔNYSIÔ, GIÁM MỤC VÀ CÁC BẠN TỬ ĐẠO;
THÁNH GIOAN LÊÔNARĐÔ, LINH MỤC
I. ĐÔI HÀNG TIỂU SỬ
1. Thánh Điônysiô, Giám Mục
Vào năm 251, Đức Giáo Hoàng Fabianô đã sai bảy Giám mục đi truyền giáo tại xứ Gaules. Các vị tông đồ này đã vượt qua mọi gian nguy và thiết lập nên các giáo đoàn Arles, Toulouse, Narbonne, Clermont, Limoges, Tours và Lutèce. Trước hết, các Ngài dừng lại ở Arles, rồi phân tán đi các tỉnh xứ Gaules. Lutèce là tỉnh xa nhất. Vì nhiệt tâm với đức tin, Điônysiô đã muốn tới đó.
Điônysiô đã thực hiện được nhiều cuộc trở lại rất ngoạn mục. Chỉ kêu cầu đến danh Chúa, Ngài đã làm lật nhào pho tượng thần Hỏa (Mars) khổng lồ. Chứng kiến cảnh tượng này, nhiều người đã phục dưới chân Ngài xin theo đạo. Cùng với linh mục Eleutheeiô và phó tế Rusticô, Điônysiô tiến xa về hướng Bắc và dừng lại tại Lutèce. Ngài thiết lập giáo đoàn Paris và làm Giám mục tiên khởi của giáo đoàn này.
Phần đông thính giả tin theo ánh sáng Kitô giáo. Một trong số những người trở lại là lãnh chúa miền Montmorency. Tên ông là Lisiniue. Ông đã cho thánh Điônysiô trú ngụ và biến gia thất thành nơi hội họp của các Kitô hữu. Dân chúng đổ xô đến nghe rao giảng, từ bỏ tà thần và lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Thánh Điônysiô phong chức cho nhiều thừa tác viên mới. Dùng của cải dân Gaules dâng hiến, Ngài dựng nên bốn nhà nguyện: một dâng hiến Chúa Ba Ngôi (nơi này sẽ thánh thánh đường kính thánh Bênêđictô).
Thánh Điônysiô vui mừng vì thành quả gặt hái được. Nhưng các người ngoại, nhất là các tư tế dân ngoại bực tức. Họ than phiền với quan chức của vương quốc. Khi hoàng đế Maximilianô mang quân qua xứ Gaules, lệnh bách hại Kitô giáo được ban hành nghiêm nhặt. Vị tông đồ cùng với hai vị bị điệu ra tòa. Ngài trả lời rằng:
- Chúng tôi là tôi tớ Chúa Kitô.
Thánh Điônysiô cùng hai bạn bị tống ngục, nơi sẽ trở thành thánh đường thánh Điônysiô thành Chartres. Bị đánh đòn, bị hành hạ đến chảy máu, thánh nhân không hề than trách kêu la. Thay tiếng rên xiết, Ngài nói lên niềm tin và lời ca tụng. Bọn lý hình giương búa, múa roi trước mặt Ngài, nhưng lão già 110 tuổi đầu bạc vẫn đầy tin tưởng và êm dịu trả lời:
- Chớ gì tôi phải chịu tất cả mọi cực hình này cùng một lúc để tôi sớm được hạnh phúc với Chúa Kitô.
Ngài bị ném cho thú vật xâu xé. Nhưng những thú dữ chỉ liếm chân Ngài. Bị treo lên Thập Giá, nhưng từ trên cao, Ngài giảng về cuộc khổ nạn của Chúa khiến cho nhiều người trở lại. Vừa sợ vừa giận, quan tòa ra lệnh xử trảm con người đầy dũng cảm này. Nơi hành hình là một ngọn đồi dâng kính Thủy thần (Nercure), nhưng sau này được coi là núi các thánh tử đạo (Montmartre). Xác các thánh tử đạo không được chôn cất, nhưng phải để làm mồi cho súc vật. Nhưng có huyền thoại kể rằng: thánh Điônysiô sau khi bị chặt đầu, đã chỗi dậy cầm lấy đầu mình, đi xa khoảng hai dặm về hướng đông. Một sử gia nói rằng: Ngài dừng lại ở nơi Ngài muốn chôn cất và là tu viện của Ngài.
Có một phụ nữ tên là Catulla đã chôn xác Ngài ở một ngôi làng (làng này sẽ mang tên Điônysiô) bà dựng một nguyện đường bằng gỗ, nhưng rồi thánh Ghenevière đã xây lại bằng đá. Dagobert sẽ xây cất một thánh đường và một tu viện ở đó.
2. Thánh Gioan Lêônarđô, Linh Mục
Thánh Gioan Lêônarđô sinh năm 1541 tại Luca miền Tuscia. Từ nhỏ thánh nhân đã theo học ngành thuốc, nhưng rồi bỏ nghề, Ngài muốn làm linh mục. Năm 25 tuổi, Ngài mới bắt đầu học tiếng Latinh, triết học và thần học. Năm 1571, Ngài được thụ phong linh mục.
Hồi đó tại Tuscia, tinh thần đạo đức của dân chúng bị hoang mang vì lạc thuyết mà Bêrnađinô thành Sienna gieo vãi. Là linh mục trẻ đầy nhiệt huyết, cha Gioan đã tìm cách chấn hưng bằng việc chăm lo giảng dạy và ngồi tòa. Hơn nữa, cha còn lập “hội giáo lý” qui tụ những người có thiện chí lo việc dạy giáo lý cho các trẻ em.
Tuy nhiên, là giáo dân, các hội viên của hộ giáo lý còn bị nhiều giới hạn và không thể làm được hết mọi việc. Năm 1574, thánh Gioan Lêônarđô thành lập một hội dòng, đặt trụ sở tại nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi. Đức Giáo Hoàng Clêmentê VIII đã châu phê luật dòng mới, đặt tên cho hội dòng là “Giáo Sĩ Mẹ Thiên Chúa”. Năm 1621, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XV đặt tu hội ngang hàng với các dòng tu kỳ cựu khác.
Nhiệt tình của thánh Gioan Lêônarđô và của dòng do Ngài sáng lập, đã mang lại nhiều thành quả tốt đẹp. Nhưng cũng vì thành công này, mà Ngài phải chịu rất nhiều thử thách. Cuối cùng, Ngài đành phải chịu rời Tuscia để về Rôma. Tại đây, Ngài được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô XIII tiếp đón ân cần. Ngài cũng có dịp làm quen với thánh Philipphê Nêri, là một người hiền hoà tận tụy. Thánh Gioan Lêônarđô được nhiều người tín nhiệm, Ngài còn giải quyết được nhiều cuộc tranh chấp khó khăn.
Tại Rôma, thánh Gioan Lêônarđô vẫn nuôi mộng truyền giáo. Cùng với Đức Hồng Y Baotixita Vivès, năm 1603, Ngài góp phần đào tạo nhiều giáo sĩ các xứ truyền giáo. Năm 1627, Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII chính thức thiết lập ngôi trường mà thánh Gioan Lêônarđô đặt nền móng thành “trường truyền giáo”, quy tụ các chủng sinh từ các nước xa xăm.
Ngày 09 tháng 10 năm 1609, Gioan Lêônarđô từ trần, trong khi nhiệt thành chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh dịch. Năm 1706, Giáo Hội lập hồ sơ phong thánh cho Ngài. Năm 1861, Ngài được nâng lên hàng Á thánh và năm 1938 được phong hiển thánh.
II. BÀI HỌC
Bài học của thánh Diônysiô Giám mục và Thánh Gioan Lêônarđô, Linh Mục để lại là lòng khao khát cho mọi người được nhận biết Thiên Chúa là nguồn tình yêu. Chính vì thế mà các ngài đã dùng mọi khả năng và sức lực của cuộc đời mình cho để lo cho việc truyền giáo làm cho mọi người được nhận biết Chúa.
Dù trong cương vị của một Giám mục hay một linh mục các ngài cũng đã dùng hết sức lực và khả năng Chúa ban cho mình để làm cho Chúa được hiểu biết và yêu mến hơn.
Chúng ta hãy cầu xin cho hai thánh Giáo hội cho chúng mừng kính hôm nay ban ơn cho chúng ta để chúng ta cũng biết dùng đời sống mình mà làm cho những người chưa biết Chúa được trở nên môn đệ của Người .
Vào năm 1965, dư luận tại Italia ngỡ ngàng trước tin dược sư Marcello Candia, 59 tuổi, là giám đốc và là chủ nhân hai viện bào chế có tiếng ở Bắc Italia đã bán hết hai viện, nhà cửa, đất đai và tất cả sản nghiệp của mình rồi sau đó mang tiền sang miền Amazone Brazil, với sự đồng ý của Đức Tổng Giám mục Aristide Pirovano, giáo phận Maccapa thuộc Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Milano. Ông Candia đã xây cất một nhà thương gồm 120 giường để tiếp đón và chữa trị cho các người nghèo trong vùng. Nhiều người cho rằng ý định của vị mục sư là một việc làm điên rồ. Nhưng ông đã nói:
“Ngay từ thời gian còn ở trung học, tôi vẫn thường tiếp xúc với dân nghèo ở khu vực ngoại ô Milano dưới sự hướng dẫn của một vị linh mục dòng thánh Phanxicô Capuciano. Lòng yêu mến công tác truyền giáo đã nảy sinh trong tôi từ dạo đó. Một lần kia, thày Kecillio, người giữ cửa tu viện đã nhờ tôi giúp phân phát cháo cho người nghèo, tôi đã vui lòng nhận lời. Tại phòng khách nơi nhiều người đang chờ tới phiên mình, tôi nhìn thấy tấm hình của cha Damiane de Samarate, người đã chết vì bệnh cùi năm 1924 tại thành phố Belem bên Brazil, sau khi đã tận tụy chăm sóc các người bệnh tại đây và chính người cuối cùng đã lây bệnh, rồi chết. Mỗi lần nhìn lên tấm hình vị linh mục, tôi lại cảm thấy một lời mời gọi văng vẳng bên tai: “Tại sao mình lại không bán hết tài sản để phục vụ người nghèo ?
Sau khi đã đến thăm miền Amazone, tôi đã quyết định bán tất cả sản nghiệp và đến làm việc tại đây để phục vụ và giúp đỡ những người nghèo.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh