Ngày 20/07: Thánh Apôllinarê, Giám mục, tử đạo
Ngày 20 tháng 7
THÁNH APÔLLINARÊ,
GIÁM MỤC, TỬ ĐẠO
I. ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ
Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng kính thánh Apôllinarê, Giám Mục, Tử Đạo.
Chúng ta không có nhiều tài liệu lịch sử về vị Giám Mục này.
Tài liệu chỉ cho chúng ta biết: Vị thánh này sống ở thế kỷ thứ nhất và những điều chúng ta biết được về thánh nhân được đều được trích từ các tài liệu và bài giảng của hai thánh Bêđa và Phêrô kim ngôn. Đây là hai vị thánh tiến sĩ nổi tiếng của Giáo Hội. Tuy nhiên các tài liệu này cũng rất hạn chế.
Một cách vắn gọn thì tài liệu cho chúng ta biết Thánh Apôllinarê sinh tại Antiôkia. Ngài là môn đệ của thánh Phêrô Kim Ngôn. Thánh Phêrô đã đặt Apôllinarê làm Giám mục và sai ngài tới truyền giáo tại Ravenna, nước Ý. Ở đó, Apôllinarê đã làm cho nhiều người trở về với Giáo hội bằng gương sáng đời sống thánh thiện cũng như bằng những lời ngài rao giảng. Nhân danh Đức Kitô, thánh Apôllinarê có thể chữa lành những người đau bệnh.
Thánh Apôllinarê làm Giám mục trong thời trị vì của hoàng đế Vespasianô. Vì những cuộc bách hại các Kitô hữu, Apôllinarê đã bị đi đày bốn lần. Thực sự, không chắc là Apôllinarê đã bị chết vì đức tin, nhưng thánh nhân đã bị giam cầm và bị hành hạ rất nhiều lần trong suốt 20 năm làm Giám mục Giáo phận Ravenna. Thánh nhân được dân chúng tôn kính như vị thánh tử đạo bởi những cuộc bách hại ngài phải chịu vì Chúa Kitô.
Tóm lại đời sống của thánh Apôllinarê đã cho chúng ta thấy thánh nhân là người đã can đảm làm chứng cho Chúa Kitô, Ngài can đảm hy sinh cả mạng sống để nói lên lòng trung thành của mình đối với Tin Mừng của Chúa suốt trọn cuộc đời.
II. BÀI HỌC.
Kính thưa anh chị em,
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà nhiều người không còn muốn tin vào Thiên Chúa nữa.
Một câu truyện như một minh họa cho sự việc này:
“Một hôm thần dữ Satan triệu tập tất cả các sứ giả của mình lại để sai đến trần gian với sứ mạng duy nhất này là giải thích cho con người biết Thiên Chúa đã chết rồi.
Các sứ giả ra đi. Nhưng không bao lâu sau tất cả đều trở về. Thần dữ Satan ngạc nhiên hỏi:
-Tại sao các ngươi thực hiện công tác nhanh như thế? Hay là có chuyện gì trục trặc chăng?
Các sứ giả đồng thanh đáp:
- Thưa Ngài, chúng tôi không còn việc gì để làm nữa. Bởi vì tất cả những nơi chúng tôi đi qua trên trần gian, nơi nào con người cũng sống như thể Thiên Chúa đã chết rồi. Họ hận thù, chém giết nhau, gian tham, trộm cắp. Không có gì xấu mà con người không làm. Dù nhiều người vẫn còn xưng mình là kẻ tin Thiên Chúa, nhưng cách sống của họ không hề biểu lộ niềm tin này mà ngược lại như là loan báo Thiên Chúa đã chết rồi. Như vậy chúng ta đâu cần tốn công thuyết phục con người nữa.
Con người sống như Thiên Chúa đã chết. Đó là một lời cảnh tĩnh nghiêm trọng đáng cho chúng ta, những đồ đệ của Chúa Giêsu, suy nghĩ để kiểm điểm lại đời sống mình hôm nay.
Thánh Apôllinarê ngày xưa bằng lời rao giảng và nhất là bằng cuộc sống tốt lành, thánh thiện của ngài đã cho mọi người như đang được gần gũi với một Thiên Chúa đầy lòng thương xót đang hiện diện giữa con người và làm cho con người biết sống yêu thương nhau cũng như được sống một cuộc sống hạnh phúc hơn.
Mỗi người chúng cũng hãy làm cho Chúa được lớn lên trong cuộc sống của chúng ta cũng như trong cuộc sống của mọi người trên thế giới này để mọi người đang sống trên thế giới đầy đau khổ này tìm được niềm vui và ý nghĩa cho cuộc sống của mình.
Linh mục Anthony de Mello có kể một câu chuyện sau đây:
Có gia đình kia đi nghỉ hè ngoài bờ biển. Hôm đó mấy đứa con đang nô đùa, xây lâu đài bằng cát trên bãi biển, thì thấy một cụ bà xuất hiện. Tóc bà rối bời trong gió, áo quần tả tơi. Bà vừa đi vừa cúi xuống nhặt những vật gì đó trên mặt cát và cho vào giỏ.
Cha mẹ các trẻ thấy bà nghèo xơ nghèo xác như thế thì cấm các trẻ đến gần bà. Nhưng khi đi ngang họ, bà mỉm cười với họ, nhưng họ quay mặt đi chỗ khác. Ít hôm sau, cả gia đình biết bà cụ đó là người tình nguyện đi lượm các mảnh thủy tinh rơi rớt trên bãi biển, để các trẻ em đi trên cát khỏi bị đứt chân.
“Giữa các ngươi có một Đấng mà các ngươi không biết” (Ga. l,26)
Cụ bà nghèo khó tình nguyện làm việc âm thầm để cho các trẻ khỏi đứt chân. Phải chăng bà là hình ảnh Chúa Giêsu. Người ở giữa mọi người, ban ơn làm phúc cho mọi người mà loài người không biết, không nhận Người, khinh dễ người. Và gioan Tiền hô, qua lối sống khổ hạnh khác thường, đã làm chứng cho Đấng Cứu Thế. Như Gioan, mỗi người tin hữu cũng là chứng nhân cho Chúa Kitô trong cuộc sống. Teillard de Chardin đã ví: Anh Sáng xuyên qua đám mây, người ta biết là có mặt trời trên đó. Nhìn vào đời sống chúng ta, mọi người đoán được có Đức Kitô “.Và Martin Luther King đã nói: “Chúng ta không chỉ làm chứng bằng lời nói, mà còn bằng cuộc sống của mình” (Theo Như Thầy đã yêu)
Thiên Chúa mà chết đi khỏi tấm lòng con người, thì con người cũng bị hủy diệt theo.
Xã hội chúng ta, đất nước, quê hương chúng ta đang cần những chứng nhân của Chúa.
Mỗi người chúng ta đều có sứ mệnh làm chứng cho Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta phải dùng chính cuộc sống tốt lành của mình để xác quyết Thiên Chúa đang sống và hành động trong trần gian này.
Tự hào là môn đệ Chúa Giêsu, làm sao chúng ta có thể quên được nhật lệnh của Thầy: “Chúng con hãy làm chứng!”
Đó là ơn gọi, là sứ mệnh, là căn tính, là lý do hiện hữu của người Kitô chúng ta.
Ngày nay không ai lại không biết Mẹ Têrêsa thành Calcutta, một nữ tu Bác ái chuyên việc tông đồ bằng cách phục vụ những kẻ mắc bệnh cùi, ốm đau, cùng khổ, đặc biệt là những người đang hấp hối nằm la liệt trên các hè phố tại Calcutta, Ấn Độ.
Trước đây, có lần một vị sư Phật giáo nói với Mẹ: “Tôi biết và yêu mến Đức Kitô lắm, nhưng tôi ghét Hội thánh của Ngài. Nếu các chị làm điều các chị nói, có lẽ các chị sẽ trớ nên nơi hội ngộ để chúng tôi có thể gặp gỡ Hội thánh của Đức Kitô”.
Sau một năm, có dịp cùng làm việc với Mẹ Têrêxa, vị sư đó phát biểu: “Tôi đã quan sát chị. Bây giờ tôi thực sự tin rằng các chị làm việc chỉ cốt để giúp những người nghèo khổ xấu số nhất. Chúng tôi sẽ dâng cho các chị một ngôi nhà trong khuôn viên chùa chúng tôi để làm bệnh xá miễn phí!”
Nhờ các cuộc hoạt động từ thiện, bác ái, Mẹ Têrêsa đã nhận được nhiều giải thưởng của chính phủ Ấn Độ, chẳng hạn như giải “Padna Shri” (Hoa huệ tuyệt vời) năm 1963. Cùng năm đó, chính phủ Philippine tặng Mẹ giải thưởng Magsaysay (giải thưởng dành cho vùng Đông Nam Á về các công cuộc xã hội). Năm 1971, Mẹ lại được vinh dự lãnh giải thưởng “Hoà bình Gioan XXIII” do chính tay Đức Phaolô VI trao tặng tại Rôma. Gần đây nhất, tháng 10 năm 1979, Mẹ Têrêsa lại được hân hạnh nhận giải thưởng Nobel Hòa bình 1 979 là giải thưởng lớn nhất và tiếng tăm nhất Thế giới.
Thế nhưng giải thưởng làm Mẹ Têrêsa thích thú và hãnh diện nhất chính là đưa được nhiều người về với Hội Thánh Công giáo và làm cho nhiều người khác yêu mến Hội Thánh của Đức Kitô hơn.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh