Ngày 28/12: Kính Các thánh Anh hài (+video)
Mt 2,13-18
“Ở Rama, vẳng nghe tiếng khóc than rền rĩ:
tiếng bà Rakhen khóc thương con mình”.
(Mt 2,18)
1. Lịch sử cho chúng ta biết rằng, Hêrôđê là một bậc thầy trong nghệ thuật ám sát. Vừa lên ngôi ông đã thủ tiêu các thành viên trong Tòa Án Tối Cao của người Do Thái. Sau đó ông tàn sát các nhân viên trong tòa án mà không cần suy tính trước. Về sau ông lại giết vợ là Mariamne và mẹ nàng là Alexandra. Ông giết luôn con trưởng là Antipater, hai con trai thứ là Alexandre và Aristobolus. Ông cũng đã sắp đặt trước để khi ông lâm chung thì cuộc tàn sát các nhân sĩ tại thành Jêrusalem sẽ được thực hiện. Vì thế Hêrôđê không thể nào lặng lẽ chấp nhận một ấu vương nào đó mới ra đời. Ông đã cẩn thận tra hỏi các nhà thông thái về thời điểm ngôi sao xuất hiện và đã quỉ quyệt suy tính tuổi của Hài Nhi thánh để trù tính biện pháp sát nhân và bây giờ ông mau chóng thi hành kế hoạch man rợ của mình. Ông truyền lệnh giết tất cả bé trai từ hai tuổi trở xuống tại thành Bêlem và các vùng phụ cận. Có điểm cần lưu ý, Bêlem không phải là một thành phố lớn và số bé trai dưới hai tuổi không quá 20-30 hài nhi. Chúng ta không nên nghĩ đến con số hàng trăm em. Thế nhưng, việc này cũng không khiến tội ác của Hêrôđê kém phần khủng khiếp.
2. Trong thư gởi các thiếu nhi thế giới ngày 3/12/1994 Đức Gioan Phaolô II viết: “Những ngày tiếp theo ngày sinh của Chúa Giêsu cũng là những ngày lễ”. Vâng! Ngay từ những ngày đầu sau khi sinh hạ, Hài nhi Giêsu đã phải đương đầu với một đe dọa trầm trọng: bạo vương Hêrôđê ra lệnh tàn sát các trẻ thơ dưới hai tuổi, và vì lý do này Chúa Giêsu bị bắt buộc cùng với cha mẹ trốn sang Ai Cập…” Như vậy, chúng ta thấy mầu nhiệm Giáng sinh đã được gắn liền với mầu nhiệm tử nạn ngay từ lúc Chúa Giêsu mới chỉ là một hài nhi.3. Chính từ biến cố này mà chúng ta hiểu được một phần nào về vấn đề đau khổ, đau khổ của những kẻ vô tội, đặc biệt là đau khổ của những trẻ thơ. Việc các thánh Anh Hài chịu chết hé mở cho chúng ta thấy một phần nào giá trị của những cái chết. Cái chết của các thánh anh hài đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch Thiên Chúa cứu độ muôn người. Người ta kể rằng: Một hôm Đức Ala gọi một thiên sứ đến và truyền lệnh: “Ngươi hãy xuống trần gian và đưa về đây cho Ta người đàn bà góa có 4 đứa con thơ”. Thiên sứ ra đi, gặp ngay người đàn bà góa đang cho đứa con nhỏ nhất bú. Ngài nhìn người đàn bà với 4 đứa con còn non dại, rồi trở lại với Đức Ala và tha thiết nài xin Người rút lại lệnh truyền. Làm sao có thể nhẫn tâm tách lìa người mẹ khỏi những đứa con thơ ấy ? Nhưng lời van xin của sứ thần chẳng đánh động được Đức Ala. Cuối cùng, sứ thần đành phải vâng lệnh Đức Ala mà cướp người mẹ góa khỏi bầy con thơ và đưa về trời. Hoàn thành công tác xong, nhưng xem chừng vị thiên sứ lại có vẻ buồn. Phải, làm sao vui được trước cảnh chia ly giữa mẹ và con ? Thấy sứ thần buồn, Đức Ala gọi đến và đưa vào sa mạc. Ngài chỉ cho sứ thần thấy một tảng đá lớn và bảo đập nó ra. Tảng đá vừa vỡ đôi, thì sứ thần hết sức ngạc nhiên, vì từ trong tảng đá đó có một con sâu nhỏ từ từ bò ra. Chợt hiểu được ý nghĩa của sự kiện ấy, sứ thần bỗng thốt lên:- Ôi lạy Đấng Tối Cao, mầu nhiệm thay công cuộc sáng tạo của Ngài. Với sự khôn ngoan thượng trí và tình yêu vô biên, Ngài đã không bỏ mặc một tạo vật bé nhỏ như con sâu kia, thì hẳn Ngài cũng sẽ không quên được 4 đứa trẻ mồ côi là con cái của Ngài. (Trích “Món quà giáng sinh”)4. Vâng, sẽ thật là khó hiểu khi chúng ta thấy các em bé vô tội Bêlem phải chết cách oan ức như thế! Phải chờ cho đến ngày chiến thắng Phục Sinh, chúng ta mới có thể hiểu được giá trị những cái chết của các em bé sơ sinh này: chết vì Chúa thì sẽ được sống với Người. Phải, nếu không có biến cố Phục Sinh thì cái chết của các em bé Bêlem hôm nay, cũng như cuộc sống đầy đau khổ của chúng ta thật phi lý, vô nghĩa. Và cuộc đời Chúa Giêsu chỉ là một thất bại đắng cay mà thôi.
Như vậy, từ cuộc tử đạo của Các Thánh Anh Hài, chúng ta có thể rút ra được một bài học quý giá này: trong đức tin, những đắng cay và đau khổ luôn có giá trị của nó. Nếu cái chết của Các Thánh Anh Hài xem ra khó hiểu, thì cuộc đời của chúng ta cũng có những cái khó hiểu: sao Chúa lại chọn một người như tôi nhỉ ? Sao Chúa lại thương một người như tôi ? Chỉ có tình thương của Chúa mới biết được điều đó.
Lạy Chúa, thế giới con đang sống còn đầy những thảm họa do con người đã lạm dụng tự do của mình. Xin cho con biết sử dụng tự do để làm vinh danh Chúa và mang lại niềm vui hạnh phúc cho mọi người.
bài liên quan mới nhất
- Chúa nhật Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa năm A (+video)
-
Ngày 26/12: Thánh Stêphanô, tử đạo tiên khởi (+video) -
Thứ Bảy tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Sáu tuần 26 Thường niên (+video) -
Thứ Ba tuần 21 Thường niên (+video) -
Thứ Năm tuần 16 Thường niên (+video) -
Chúa nhật Lễ Lá năm C (+video) -
Chúa nhật 5 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 4 mùa Chay năm C (+video) -
Chúa nhật 3 mùa Chay năm C (+video)
bài liên quan đọc nhiều
- Thứ Năm tuần Thánh: Thánh lễ Tiệc Ly (+video)
-
Thứ Tư Lễ Tro (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa Nhật 5 Mùa Chay - Năm A (Lm.ĐTQ) -
Thứ Ba tuần 15 Thường niên (+video) -
Thứ Bảy tuần Thánh (+video) -
Thánh lễ Giao thừa Kỷ Hợi (2020) (+video) -
Suy niệm Lời Chúa: Chúa nhật XII Thường Niên năm A -
Thứ Năm sau Lễ Tro (+video) -
Thứ Sáu tuần Thánh (+video) -
Thứ Năm tuần 23 Thường niên (+video)