Ngày 30/04: Thánh Piô V, giáo hoàng (1504-1572)
THÁNH PIÔ V GIÁO HOÀNG
I. CUỘC ĐỜI
Giáo hoàng Piô V, là vị giáo hoàng thứ 225 của Giáo Hội Công giáo. Ngài đã được Giáo Hội suy tôn là thánh sau khi qua đời.
Theo niên giám tòa thánh năm 1806 thì ngài đắc cử Giáo hoàng năm 1566 và ở ngôi Giáo hoàng trong 6 năm 3 tháng 25 ngày. Niên giám tòa thánh năm 2003 xác định ngài đắc cử Giáo hoàng ngày 7 tháng 1 năm 1566, ngày khai mạc chức vụ mục tử đoàn chiên chúa là ngày 17 tháng 1 và ngày kết thúc triều đại của ngài là ngày 1 tháng 5 năm 1572.
Giáo hoàng Piô sinh ngày 17 tháng 1 năm 1504 tại làng Bosco (xứ Piémont) Alêsan, Khi còn nhỏ ngài có tên thật là Ghiliêri. Khi rửa tội, ngài có tên mới là Antôniô Micae. Ngài được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhưng không khá giả, chỉ đủ ăn, từ lúc nhỏ ngài đã phải góp sức vào việc lao động giúp đỡ cha mẹ, Ngài phải đi chăn chiên, cừu. Ghiliêri chỉ được tới trường khi ông lên 13 tuổi. Trong dịp gặp gỡ hai tu sĩ dòng Ða Minh, vì thấy sự thông minh cũng như nhân đức của ngài, họ đã xin phép đưa ngài về sống với họ và ngài đã xin gia nhập Dòng Đa Minh và sau những thời gian tu luyện, nhà tập, ngài đã được nhà Dòng chấp nhận cho khấn trọng thể.
Sau đó ngài đã theo đuổi những năm triết học và thần học theo giáo luật. Mãn thần học ở đại học Bologne, ngài đã được nhà Dòng cho lãnh nhận sứ vụ linh mục năm 1528 qua tay Giám mục. Ngài đã làm giáo sư triết và thần học ở đại học Bologne suốt 15 năm.
Với lòng nhiệt thành, sự thông minh và lòng nhân ái nhưng đầy quả cảm, năm 1555, Giáo hoàng Piô IV đã đặt ngài làm bộ trưởng thánh vụ, Giám mục Népi và Sutri. Chỉ hai năm sau đó, Giáo hoàng Piô IV lại cất nhắc ngài lên chức Hồng Y. Năm 1559, Giáo hoàng lại giao cho ngài tòa Mondovi trong xứ Piémont. Dù trên ngôi cao, ngài vẫn giữ sự khắc khổ, khó nghèo: ăn mặc thô sơ và từ chối mọi của cải, gia tài cha mẹ chia cho ngài.
Trong lòng hồng y đoàn, ngài mạnh mẽ chống lại Piô IV là người muốn chấp nhận Ferdinand de Médicis, vừa mới 13 tuổi vào hồng y đoàn, cũng như chống lại Maximilianô II là người muốn loại bỏ sự độc thân của linh mục.
Ngày 7 tháng 1 năm 1566, ngài được cơ mật viện bầu vào ngôi tòa Giáo hoàng khi ngài được 62 tuổi. Ngài trở thành người kế nhiệm Giáo hoàng Piô IV và lấy tên là Piô V.
Giáo hoàng Piô V được xem là người rất khiêm tốn, hiền lành nhưng đầy quả cảm, cương quyết. Ngài đã mở rộng lãnh vực hoạt động và đã đem lại nền hòa bình cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngài rất thương người nghèo và bệnh nhân, kiên trì phục vụ họ và người đau yếu qua việc xây cất các bệnh viện, cung cấp thực phẩm cho người nghèo đói và lấy tiền của dùng để tổ chức tiệc tùng cho đức Giáo hoàng mà giúp đỡ các người tân tòng nghèo ở khó ở Rôma. Đây là lòng nhân đức nổi bật của Giáo hoàng Piô V.
Ngài cũng có lòng sùng kính Đức mẹ, làm mọi việc dưới sự che chở, phù hộ của Đức Maria.
Giáo hoàng Piô V qua đời ngày 1 tháng 5 năm 1572, sau một cơn bệnh nặng, hưởng thọ 68 tuổi. Người kế nhiệm ông là Giáo hoàng Grêgôriô XIII (1572 - 1585). Năm 1696, quá trình phong thánh cho Piô V đã bắt đầu thông qua những nỗ lực của Master of the Order of Preachers, Antonin Cloche.
Đức Giáo hoàng Clêmentê X đã cất nhắc ngài lên bậc chân phước, Giáo hoàng Clêmentê XI (1700 - 1721) đã tôn phong ngài lên bậc hiển thánh vào ngày 24 tháng 5 năm 1712.
Trong năm sau, 1713, ngày Lễ Thánh Bổn Mạng của ngài đã được đưa vào Lịch Rôma. Năm 1969, ngày lễ kính của ngài đã được chuyển thành ngày 30 tháng 4, một ngày trước ngày kỷ niệm về cái chết của ngài.
II. SỰ NGHIỆP
Thánh Pio V GH đã để lại nhiều một sự nghiệp vô cùng ý nghĩa cho Giáo Hội.
Trước hết ngài ngài thực hiện đầy đủ các quyết định của Công Đồng Triđentinô, trong công việc cải tổ lại phong tục của Giáo hội. Ngài mạnh mẽ buộc các chủng viện phải đảm bảo các linh mục tương lai có được trình độ học vấn tốt. Ngài sử dụng rộng rãi toà án Pháp Đình đối với những trường hợp chống đối. Ngài củng cố, thánh hóa hàng giáo sĩ, cẩn thận, cân nhắc việc đề bạt Giám mục và rất cẩn thận trong việc truyền chức cho các đại chủng sinh.
Đăng quang Giáo hoàng xong, ông bắt tay ngay vào việc thánh hóa hàng giáo sĩ. Ngài là vị Giáo hoàng đầu tiên được bầu sau Công đồng Triđentinô. Ngài đã đem các sắc lệnh của Công đồng áp dụng vào cuộc sống.
Ngài canh tân các phong tục ở Rôma, bài trừ các tệ nạn ở ngay trong Tòa thánh. Ngài được thánh Carôlô Borrômêô ở Milan và dòng Oratiô của thánh Philipphê Nêri giúp đỡ trong công việc này; ngài đã tái lập kỷ luật trong nhiều Dòng tu.
Để thống nhất phụng vụ, ngài cho thiếp lập quyển Sách lễ Rôma (1570) và sách Nhật tụng Rôma (1568) trong bản in điển hình, được sử dụng cho đến Công đồng Vatican II; và để phát triển việc giáo huấn đức tin, ngài đã cho ra đời quyển sách giáo lý giáo hoàng của Công đồng Triđentinô, cuốn Kinh bổn công đồng (1566). Nghi thức Triđentinô đã được thiết lập bằng sắc chỉ Quo Primum ngày 14 tháng 7 năm 1570. Các luật chữ đỏ do Đức Piô V đưa ra đã gây ảnh hưởng sâu rộng trên phụng vụ toàn thế giới, bắt buộc mọi nơi phải theo sách này khi dâng thánh lễ.
Vị Giáo hoàng Dòng Đaminh này đã công bố thánh Tommaso d'Aquino là Tiến sĩ của Giáo hội. Ông cho xuất bản toàn bộ Tổng luận thần học và bắt buộc phải dùng trong các trường đại học.
Để ngăn chặn sự bành trướng của lạc giáo, ngài cổ vũ nền văn hoá cho quần chúng, cương quyết bảo vệ, củng cố đức tin cho mọi người và tìm mọi cách chống lại các trào lưu, các tư tưởng nghịch với giáo lý công giáo cũng như các bè rối, ly giáo,… Trong cố gắng cải tổ Giáo hội và Tòa Thánh Vatican. Giáo hoàng Piô đã ra đoản sắc In Coena Domini nhắc đến nhiệm vụ của bậc vua chúa.
Một sự kiện lịch sử rất đặc biệt có tầm ảnh hưởng đến cả thế giới đó là trận chiến Lepanto năm 1571,
Hồi ấy các nước Hồi Giáo liên minh với nhau. Đứng đầu là nước Thổ. Họ đem hàng ngàn chiến thuyền với một đạo quân hùng hậu định tiến về Roma thủ đô của Giáo hội Công giáo. Họ đe dọa sẽ biến đền thờ thánh Phêrô thành cái chuồng ngựa.
Trước cuộc tiến công như vũ bão của quân địch, các nước Âu Châu Công giáo bó buộc đã phải hiệp lực lại, chiêu mộ các binh sĩ tình nguyện để đi chiến đấu chống lại với quân xâm lược. Họ đã lập được một phòng tuyến ngăn chặn quân địch tại Vịnh Lépante.
Bên cạnh công việc có tính cách quân sự, Giáo hội còn mở thêm một mặt trận thiêng liêng bằng việc kêu gọi các tín hữu ở khắp mọi nơi tham gia vào việc lần chuỗi Mân Côi.
Nhờ ơn Chúa giúp, qua lời cầu bầu của Đức Mẹ mà đạo quân Công giáo mặc dầu với một số lượng ít hơn đồng thời cũng là một đạo quân rất ô hợp, thế nhưng họ đã chiến thắng như một phép lạ cuộc chiến tại Lépante. Hôm đó là ngày 7-10-1571. Để tỏ lòng biết ơn Đức Mẹ, Đức Thánh Cha Piô V đã truyền lập lễ kính Đức Mẹ Mân côi vào ngày 7-10 mỗi năm.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 23/02: Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
-
Ngày 22/02: Lập Tông Tòa Thánh Phêrô -
Ngày 21/02: Thánh Phêrô Đamianô, Giám mục, tiến sĩ (1007-1072) -
Ngày 17/02: Bảy anh em lập dòng Tôi tớ Đức Mẹ -
Ngày 14/02: Thánh Cyrillô, tu sĩ & Thánh Mêtôđiô, giám mục -
Ngày 11/02: Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức -
Ngày 10/02: Thánh Scholastica, trinh nữ -
Ngày 08/02: Thánh Giêrônimô Êmilianô -
Ngày 06/02: Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo -
Ngày 05/02: Thánh Agata, đồng trinh, tử đạo
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, bổn mạng các xứ truyền giáo -
Bảy sự đau đớn và vui mừng Thánh Giuse -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Ngày 04/08: Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục, bổn mạng các cha sở -
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, tông đồ -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 27/08: Thánh nữ Monica -
Ngày 28/08: Thánh Augustinô, Giám mục, Tiến sĩ Hội thánh