Ngày 30/07: Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh

Ngày 30/07: Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh

Ngày 30/07: Thánh Phêrô Kim Ngôn, Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh

Ngày 30 tháng 7
THÁNH PHÊRÔ KIM NGÔN
Giám mục Tiến sĩ Hội Thánh

I. ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ

Thánh Phêrô có biệt hiệu là Chrysôlôgô (nghĩa là kim ngôn). Lý do bởi vì ngài có biệt tài hết sức nổi tiếng về hùng biện trong việc rao giảng Lời Chúa.

Ngài sinh vào khoảng năm 405, tại miền Imola, nước Ý. Đức Giám mục giáo phận Imola là Cornêliô phong chức phó tế cho Ngài. Dưới sự hướng dẫn của Đức giám mục, Ngài thực hiện những bước tiến lạ lùng trên con đường trong tu viện.

Năm 430, Đức tổng giám mục Gioan của giáo phận Ravenna từ trần. Trong khi tìm vị chủ chăn mới, hàng giáo sĩ và giáo dân đã xin Đức giám mục Iomola nhập đoàn phải họ để đi Roma yết kiến Đức giáo hoàng Sixtô III coi Phêrô như người được tiền cử để làm giám mục Ravenna. Ngài liền đặt Phêrô làm giám mục Ravenna, kế vị Đức giám mục Gioan năm 433. Các đại biểu của Giáo phận này lúc đầu tỏ ý bất bình, nhưng rồi đã đổi thái độ khi được đức giáo hoàng Sixtô III cho biết thị kiến của mình.

Vâng theo ý Chúa, Phêrô thụ phong giám mục và trở về Ravenna. Trong bầu khí tiếp đón nồng nhiệt, Ngài nói:

- Tôi đến với anh chị em như một y sĩ đến chữa trị, như một mục tử để dẫn dắt, như một người mẹ để nuôi dưỡng, như một người cha để bảo vệ và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh chị em. Vậy anh chị em hãy mau mắn vâng phục cách thích đáng đối với tác vụ rất thánh của tôi.

Đầy nhiệt thành bứng rễ các việc thờ ngẫu tượng còn rớt lại, cũng như lên án sự giả hình của giáo dân. Trong một cuộc lễ vào đầu năm, Ngài đã phá những cuộc diễn hành không được lành mạnh trên đường phố:

- Ai muốn vui chơi với ma quỉ thì không thể vui hưởng với Chúa Kitô.

Ngài đã nhiệt tâm rao giảng.

Ngày nay chúng ta còn giữ lại được khoảng 180 bài giảng của Ngài. Lời lẽ đơn sơ nhưng đầy nhiệt huyết. Người ta không thể quên được những lời như:

- Nằm trong thói hư tật xấu, chúng ta sẽ bị tiêu diệt. Chúng ta sẽ thực sự đứng thẳng khi biết chỗi dậy để tiến thẳng tới bằng các việc lành.

- Ai biết tìm kiếm trong đức tin, sẽ thấy ngay rằng là Cha đang ở đó, vì họ.

- Mọi sự dữ cha mẹ làm cho con cái, Thiên Chúa là Cha hết người sẽ trả lại cho họ.

- Các tiền nhân sống cho chúng ta. Chúng ta sống cho thế hệ mai sau. Không ai sống cho mình cả.

Người ta cũng còn nhớ lời Ngài kêu gọi sống bác ái:

- Biết nói sao về niềm tin lễ Giáng sinh, nếu người nghèo than khóc tù nhân rên siết, dân tị nạn than thở, người lưu đày thổn thức, người Do thái mừng lễ bằng thuế thập phân, còn người Kitô hữu nghĩ sao khi họ không mừng bằng một phần trăm của cải ? Tôi đau buồn, phải, tôi đau buồn vì các đạo sĩ trải vàng trên nôi Chúa Kitô trong khi các Kitô hữu để cho thân thể Chúa Kitô trống trải, khi mà những người nghèo than khóc. Đừng nói rằng tôi không có gì. Thiên Chúa muốn xin cái anh em có chứ không phải cái anh chị em không có, khi mà Ngài thương nhận hai đồng tiền của bà góa. Hãy tận tâm với Đấng tạo thành và tạo vật cũng sẽ tận tâm với anh chị em.

Thánh Phêrô Chrysôlôgô đã trở thành danh tiếng, đến nỗi Đức giáo hoàng Lêô I đã trao cho Ngài đọc tại công đồng Chalcedonia một luận án chống lại lạc thuyết của Eutychèr, Ngài cũng còn viết một bức thư cho kẻ lạc giáo này để khuyên ông ta vâng phục Giáo hội.

Sau cùng, sau khi cai quản giáo phận Ravenna trong 18 năm, thánh giám mục biết rằng mình sắp tới hồi kết thúc các nỗ lực. Ngài muốn lui về Imola để dọn mình chết. Ngày 3 tháng 12 năm 450 Ngài đã từ trần và năm 1729 được đặt làm tiến sĩ Hội Thánh.

II. BÀI HỌC

Khi bắt đầu cuộc đời Giám Mục thánh Phêrô Kim Ngôn đã rất thẳng thắn chia sẻ với giáo dân của ngài những lời rất chân thành và cảm động như sau:

“Tôi đến với anh chị em như một y sĩ đến chữa trị, như một mục tử để dẫn dắt, như một người mẹ để nuôi dưỡng, như một người cha để bảo vệ và chăm sóc phần rỗi đời đời của anh chị em”

Chúng ta có thể coi đây là châm ngôn hay đường lối của ngài trong mối tương quan đối với mọi người và quả thực ngài đã luôn sống như thế. Ngài không đến để cai trị, để thống trị nhưng đến để phục vụ như một y sĩ, như một mục tử, như một người mẹ như một người cha Công việc phục vụ là chữa trị, là dẫn dắt, là nuôi dưỡng là chăm sóc bảo vệ. Toàn là nhưng công việc vất vả. Thế nhưng đó là công việc làm nên vinh quang cho người môn đệ của Thầy Chí thánh Giêsu.

Năm 1950, một hội nghị đại diện 17 quốc gia đã bầu Abbert Schweitzer làm “người hùng của thế kỷ” Hai năm sau, tức năm 1952, Abbert Schweitzer được thưởng giải Nobel hòa bình. Schweitzer được toàn thế giới tuyên dương là một thiên tài đa dạng: ông vừa là một triết gia lừng danh, một thần học gia tăm tiếng, một sử gia đáng kính, một nhạc công sôlô trong dàn nhạc, và còn là một bác sĩ thừa sai.

Nhưng điểm nổi bật nhất nơi ông là niềm tin này đã khiến ông thành “người hùng của thế kỷ”.

Năm 21 tuổi, Schweitzer tự hứa với mình là sẽ nghiên cứu nghệ thuật và khoa học cho đến năm 30 tuổi, rồi sẽ cống hiến cuộc đời còn lại cho những người thiếu thốn bằng một hình thức phục vụ trực tiếp nào đó.

Và thế rồi, vào sinh nhật thứ 30 của ông, nhằm ngày 13-0-1905 ông đến một hộp thư ở Paris gởi một số thư từ về cho bố mẹ và bè bạn thân thiết nhất báo cho họ biết ông sắp sửa ghi tên vào đại học để lấy bằng y khoa, sau đó ông sẽ đi Phi Châu sống như một bác sĩ thừa sai làm việc giữa đám dân nghèo.

Những lá thư ấy lập tức bị phản đối ngay.

Trong cuốn sách của ông nhan đề “Bên ngoài đời sống và tư tưởng của tôi”, Schweitzer viết: “bà con và bè bạn tôi đồng loạt phản đối dự tính mà họ cho là điên rồ của tôi. Họ bảo tôi là một người đem chôn dấu tài năng đã được ủy thác cho mình...M phu nhân đầy tinh thần tiến bộ nọ chứng tỏ cho tôi rằng tôi có thể sinh ích lợi hơn nhiều bằng cách là một giảng sư đại học để phục vụ cho ngành y khoa bản xứ hơn là lao mình vào hành động mà tôi đang toan tính”

Tuy nhiên, Schweitzer vẫn khăng khăng thực hiện những dự định của mình. Năm 38 tuổi, ông trở thành một bác sĩ y khoa thực thụ. Năm 43 tuổi, ông đến Phi Châu mở một bệnh viện cạnh bờ rừng của khu vực lúc bấy giờ được gọi là phi châu xích đạo. Sau cùng, ông đã chết ở đó vào năm 1965 hưởng thọ 95 tuổi.

Tại đây ròng rã suốt hơn bốn mươi năm trời, ông dùng hết tài năng và sức lực để ngày đêm tận tụy săn sóc những người dân bản xứ nghèo nàn bệnh tật, với tất cả tình yêu thương và lòng nhân ái.

Top