Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ Lắng Nghe
MỤC VỤ LẮNG NGHE
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
Hai Câu chuyện mở đầu.
- Kinh nghiệm bản thân. Chúng tôi có treo “Sơ đồ cơ chế mục vụ giáo xứ” trong văn phòng.
Mục đích thực hiện đường lối của Công đồng Vat. II, xây dựng một Hội thánh tại gia và một Hội thánh: “Tham gia, hiệp thông, đồng trách nhiệm vì sứ vụ”, theo gương hai Thánh linh mục Phêrô Quí và thánh giáo dân, Ông trùm Emmanuel Phụng và hội nhập văn hóa Việt Nam, tính cộng đồng. Vào năm 2017, giáo xứ trưng cầu giáo dân ba mô hình về cổng. Phiên họp chung kết, tôi đề nghị: xây cổng giáo xứ, không nên để hàng chắn ngang trên đầu cổng, tôi lấy lý do thời đại bình đẳng, tự do, dân chủ, người ta không muốn mặc cảm bị áp đặt và đè nén, khi đi vào giáo xứ. Cuối cùng biểu quyết, họ chọn mô hình cổng có đà đè trên. Tôi cảm thấy mất sĩ diện. Nhưng tôi chấp thuận. Sự kiện này, tôi không bao giờ quên, vì nó gây ra trong tôi một sự đau đớn xung đột quyền lực vì “Chiếc cổng theo ý Dân mà không theo ý cha sở”.
- Có một vị vua vi hành, trên một con đường đầy chông gai và sỏi đá. Sau đó, vì thương Dân,
Ông quyết định dùng da trâu bò trải trên đường để mọi người đi được êm đẹp. Ông nghĩ: “Đây là một việc làm phước đức vĩ đại, Ông làm cho mình và cho đời”. Sau, thấy quá nhiều trâu bò bị giết, ảnh hưởng tới nền kinh tế nông nghiệp. Ông trăn trở, suy nghĩ: “Một đằng vì thương Dân một đằng thì kinh tế sa sút”. Ông lắng nghe một người nô bộ: “Nhà vua chỉ nên cắt một miếng da, úp vừa đôi bàn chân là đủ rồi”. Nhà Vua nhận ra sự thật này và nghề đóng giầy bắt đầu từ đây.
Dẫn nhập
Thượng hội đồng Giám mục thế giới, sẽ chính thức tổ chức tại Vatican vào tháng 10. 2023. Với chủ đề: “Vì một giáo hội hiệp hành, tham gia và sứ vụ”. Đây là một phương thức sinh hoạt rất mới trong giáo hội. Áp dụng sinh động đường lối Công đồng Vat. II: “Giáo hội là Dân Thiên Chúa”. Bao gồm cả hàng Giáo phẩm và cả hàng Giáo dân, cùng hiệp hành, đồng trách nhiệm vì sứ vụ. Một trong những bước đầu tiên là gặp gỡ và lắng nghe. Đức Thánh cha khuyến khích mọi người lắng nghe Chúa Thánh Thần và lắng nghe nhau. Sau đây tôi xin chia sẻ ít điều về: “Mục vụ lắng nghe”.
Nội dung
Lắng nghe là chú ý, tập trung vào người đối diện, muốn nghe và thấu hiểu những gì mà sứ điệp họ muốn trình bày. Theo Kinh thánh: “Dấu chỉ của người khôn ngoan là biết lắng nghe”[1]. Kinh nghiệm lãnh đạo: “Nghe nhiều, không cần suy nghĩ lâu, trực giác đưa ra giải pháp, đúng lúc, hợp lý, thành công”. Ví dụ, nhiều tướng lãnh ở trận địa, chỉ nghe báo cáo, dựa vào tình huống mà quyết thắng; và một số doanh nhân nổi tiếng, cũng đã có những quyết đáp thành công lớn, chỉ nhờ lắng nghe. Thực ra nghe mệt hơn nói. Vì nghe đòi ta phải kiên nhẫn và biết kiềm chế. Nghe thấu cảm, mới có thể đáp trả và chia sẻ đúng mức. Nghe bao giờ cũng có lời hơn nói, vì ta học hỏi được nhiều điều mới lạ.
Trong Kinh thánh, Samuel lắng nghe Chúa kêu gọi, qua sự hướng dẫn của Heli, tư tế thượng phẩm, ba lần trong đêm, để trở thành tiên tri[2]. Salomon: “ Xin cho con một âm hồn biết lắng nghe, để lãnh đạo dân Chúa và phân biệt phải trái. Chúa hài lòng, vì ông không xin trường thọ, giàu sang phú quý, tiêu diệt quân thù. Nên Ngài đã ban cho ông một tâm hồn khôn ngoan và tri thức, minh mẫn, độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu. Cả điều Ông không xin, Chúa cũng ban, như giàu sang, vinh quang”[3]. Chúa Giêsu vào tuổi 12, lên đền thờ cùng với cha mẹ. Sau đó Ngài kín đáo ở lại. Ngồi giữa các thầy thông thái, trong đền thờ: “Nghe, đặt câu hỏi, đối đáp thông minh”[4]. Thánh Giuse lắng nghe sứ thần nhiều lần, trong giấc mơ về sứ mệnh và hành động cứu sống gia đình thánh của mình[5].
Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn một “huấn quyền lắng nghe”. Lắng nghe những gì Thần Khí nói với giáo hội của Chúa Kitô. Hàng giáo phẩm không chỉ xác quyết và thi hành giáo lý của giáo hội, nhưng còn lắng nghe và đáp trả cách hiểu của giáo dân với ý Chúa[6]. Nghĩa là có quan điểm, nhưng chỉ sau khi lắng nghe. Khái niệm này, đã được Công đồng đề cập và nêu lên một cách nổi bật. Tuy nhiên, chỉ là “khởi đầu cho khởi đầu”[7]. Đức Bênêđictô XVI khẳng định: “Công đồng Vatican II không hủy bỏ các giáo huấn hay truyền thống giáo hội”. Còn Đức Phanxicô mong muốn một giáo hội không ngừng tiến tới. Một giáo hội trở về nguồn thì cũng là hướng tới tương lai, một cách liên tục, vững bền và cải cách. Đức Hồng y Kasper nhận xét: “Toàn thể thì hơn là bộ phận, và toàn thể không phải tổng cộng của các bộ phận. Nhưng sự độc nhất, đa dạng, góp phần cho vẻ đẹp của toàn thể”. Đức Thánh Cha cho biết, Ủy ban Thần học Quốc tế tuyên bố rằng: “Trong Giáo hội Công giáo, tính hiệp hành theo nghĩa rộng của nó, có thể được coi là sự kết nối của ba chiều kích: tất cả, một số và một”. Theo cách hiểu này, “tính hiệp hành liên quan đến việc thực thi cảm thức đức tin của toàn thể tín hữu (tất cả), sứ vụ lãnh đạo của Giám mục đoàn, mỗi vị với quyền niên trưởng của mình (một số), và sứ vụ hiệp nhất của Giám mục Roma. (một) [8]”. Vì vậy, Đức Thánh Cha nói tiếp, “quyền tối thượng là một yếu tố nội tại của sự năng động của tính hiệp hành, cũng như khía cạnh cộng đồng bao gồm toàn thể Dân Thiên Chúa và chiều kích tập thể là một phần của việc thực thi thừa tác vụ giám mục.”
Đào luyện
Xin ơn khôn ngoan can đảm và tầm nhìn của Chúa Thánh Thần. Rồi lắng nghe bằng hai tai, nghe bằng hai mắt, nghe bằng cả khối óc con tim. Nghe nhiều hơn nói. Nghe để thấu cảm, thì 100% phải gạt bỏ định kiến và sĩ diện. Định kiến là thành kiến quan điểm cố định có sẵn trong đầu, nên không nghe đủ. Thực tế, con người học nói ba năm, nhưng học nghe cả đời vẫn còn thiếu. Sĩ diện: “Ta biết rồi, ta đã từng dạy và làm rồi”, nhất là những người có cấp bằng cao, nhiều kinh nghiệm, có chức vụ cao, không muốn ai dạy khôn mình. Kiêu căng, tự nghĩ bản thân mình tốt, không thích nghe góp ý. Tâm lý thích nghe những lời tâng bốc, sợ sửa sai. Kinh nghiệm: Dè dặt nghe tâng bốc, nhưng thích nghe những người đối nghịch, nghe cả những chỉ trích của kẻ nghịch. Nên khuyến khích cho người phe nghịch nói. Trong thửa ruộng, không nên diệt hết sâu rầy, vì thiên địch không còn. Kinh nghiệm: “Người nói thật là bạn, người chê ta mà chê đúng là thầy ta”. Ai cũng thích khen nên dễ nghe những lời nịnh hót và khó chịu nghe những lời chói tai. Trong Phúc âm cũng có câu: “Chói tai qua”. Thường những lời góp ý nghịch, ta mới học được những cái mới ở mặt trái. Người có nhân đức: Biết cám ơn những lời cay chua chỉ trích, như một liều thuốc giải độc. Kinh nghiệm đời sống tu đức, Thiên Chúa dùng để mài giũa cho thỏi vàng nhân đức được sáng bóng lên. Nếu lời nào khó nghe, mà ta không chịu được thì phải trả tiền. Thời gian sẽ quen, mất tiền sẽ xót. Kinh nghiệm: “Tính xấu mau chìm xuống và nhân đức mau bóng lên”.
Nghe nhiều: sẽ đỡ mất thời gian suy nghĩ để đưa ra phán quyết. Phần lớn thời gian của lãnh đạo là nghe. Nghe báo cáo. Nghe sáng kiến. Nghe qua điện thoại, nghe qua tiếng nói của mạng xã hội. Các lãnh đạo và giám đốc thời nay, đều có thói quen lắng nghe tiếng nói của dân và của những người thợ cấp dưới, vì họ tiếp cận với thực tiễn, khi thực hành. Tôi biết có những nhà lãnh đạo xí nghiệp lớn thuê người, chỉ đi nghe khách hàng, vì khách hàng là thượng đế và họ trả lương những người này rất cao, cao hơn cả lương những người thợ làm việc trong nhà máy. Nắm bắt, xử lý và định hướng thông tin. Lắng nghe làm thay đổi và đem lại hiệu quả. Con đường mới: “Lắng nghe, chân thành, không tự ái, đỏ mặt. Vui buồn, thuận nghịch, không lộ”. Tối kỵ, “Nghe chưa hết đã vội tỏ ra biết rồi, không muốn nghe”.
Kết luận
Đức Thánh Cha xác tín rằng “trong một Giáo hội hiệp hành, việc thực thi quyền tối thượng của Phêrô sẽ được rõ ràng hơn. Ngài cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng tiến trình công nghị, sẽ bắt đầu trong những ngày tới đây tại mỗi giáo phận sẽ là một cơ hội để suy tư sâu hơn về khía cạnh quan trọng này, cùng với các Kitô hữu khác”[9].
“Một tinh thần yêu thương, gặp gỡ, lắng nghe và thân ái là những gì chúng ta đang cần”[10]. Nghe bao giờ cũng tốt và có lợi hơn. Im lặng là vàng. Nói là bạc. “Nói đúng lúc là kim cương”[11].
Truyền thông TGPSG tháng 10 2021
Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)
[1] 1 V 3, 4-15
[2] 1 SM 3
[3] 1 V 3,4-15 và II Sử Ký 1, 1-13
[4] Lc 2: 41-52
[5] Mt 2, 13-18
[6] Hồng y Kasper – Đức Phanxicô muốn một hàng giáo phẩm lắng nghe "cảm thức đức tin", 5/29/2015 6:08:40 PM
[7] Karl Rahner
[8] Tính hiệp hành trong Đời sống và Sứ mệnh của Giáo hội, 2018, số 64
[9] CSR_6783_2021
[10] Hồng y Kasper
[11] Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng (D.Min)
bài liên quan mới nhất
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe giới lao động
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo xứ Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tiến trình tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe Giới trẻ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng Nghe Giới Trí Thức Nhân Tài -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe Giới Phụ nữ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng Nghe Chúa Thánh Thần
bài liên quan đọc nhiều
- Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Một thoáng bên thềm Thượng Hội đồng 2023
-
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Tiến trình tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới, 2023 -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe người nghèo, bệnh tật, đau khổ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe Giới trẻ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo dân Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Giáo xứ Hiệp Hành -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe giới lao động -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng Nghe Giới Trí Thức Nhân Tài -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Lắng nghe Giới Phụ nữ -
Người Giáo dân của Thiên niên kỷ mới: Mục vụ cảm thức đức tin