Người nữ tu bênh vực và trợ giúp những người thuộc giai cấp Dalit Ấn Độ
Sống cho Chúa không chỉ là khép kín mình trong tu viện nhưng còn là sống như Chúa Kitô. Sơ Alphonse nhận ra rằng lời cầu nguyện thực sự là hoạt động vì những người nghèo khổ, đặc biệt là những người Dalit bị phân biệt đối xử, ngay cả trong Giáo hội. Mặc dù ban đầu sơ khó hòa hợp với đời sống trong tu viện, sơ vẫn trung thành với ơn gọi tu trì của mình.
Dòng các nữ tu Phan sinh thánh Aloysius Gonzaga được thành lập chủ yếu là cho những người nữ giai cấp Dalit, để thúc đẩy ơn gọi giữa những người thuộc giai cấp Dalit, vì người Dalit không được phép gia nhập các hội dòng khác. 44 năm trước đây, đời sống trong tu viện nghiêm nhặt hơn nhiều so với hiện nay. Các nữ tu không được ra khỏi tu viện. Sơ Alphonse, một người thuộc giai cấp Dalit, đã gia nhập dòng thánh Gonzaga vào năm 1974 và dấn thân hoạt động, giúp đỡ cho cộng đồng những người giặt giũ.
Khi còn là một đứa trẻ, sơ Alphonse đã đi cùng với ông của mình đến các cuộc họp với nhà cải cách xã hội vĩ đại Periyar; sơ đã hiểu hơn về khái niệm công bằng xã hội. Khi được yêu cầu kết hôn với một người họ hàng gần, sơ đã chọn trở thành một nữ tu; sơ nghĩ sẽ hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa Kitô và cho xã hội.
Một nữ tu giai cấp Dalit vì những người thuộc giai cấp Dalit
Các nữ tu Dalit bị những lãnh đạo Giáo hội đối xử phân biệt. Họ không được phép dọn bàn thờ hoặc nấu ăn cho các giám mục và các linh mục đẳng cấp cao, vì bị xem là sẽ làm ô uế môi trường. Các nữ tu Dalit được cho thức ăn trong các đĩa riêng biệt và được rước lễ sau khi mọi người đã rước lễ. Sơ Alphonse đã can đảm nêu lên tất cả các thực hành bất công xảy ra xung quanh. Một ngày nọ khi đi mua rau, sơ thấy rất nhiều người phản đối vì một số vấn đề đất đai và sơ đã ở đó, ngồi biểu tình cùng với mọi người cho đến tối. Đó là trải nghiệm đầu tiên của sơ như là một nữ tu ở bên cạnh mọi người.
Ơn gọi vì người nghèo và người bị áp bức
Dân chúng cũng chào đón sơ đến nhà của họ. Đã có lúc sơ bắt đầu nhận ra ơn gọi tu trì của mình. Nếu chúng ta không vì người nghèo và người bị áp bức, thì ơn gọi tu trì của chúng ta không có ý nghĩa gì cả. Sơ được dòng cho phép đặc biệt làm việc trong cộng đồng những người thợ giặt giũ ở quận Villupuram, Tamil Nadu.
Sơ đã thực hiện một điều tra về tình trạng của phụ nữ Dalit ở đó. Sơ đến và ở lại giữa những người Dalit trong gia đình dhobi. Sơ trở thành một người ở giữa họ; ăn những gì người ta cho khi đi khất thực từ nhà này sang nhà khác. Ban đêm sơ được gia đình nơi sơ tá túc cho bữa ăn tối. Sơ ăn mặc giống như những phụ nữ của cộng đồng đó.Mặc dù gia đình chủ nhà không có đủ tiện nghi để cung cấp cho sơ sự thoải mái, nhưng họ đã cung cấp những gì tốt nhất họ có. Nhiều lúc gia đình lo lắng cho sự an toàn của sơ trong vùng. Đó không phải là nơi để một nữ tu ở đó.
Đấu tranh chống bất công
Có một phong tục, khi những người phụ nữ này kết hôn, họ phải đi và trải qua đêm tân hôn với người được gọi là lãnh đạo thuộc đẳng cấp thống trị của làng. Vụ việc đặc biệt này diễn ra tại một ngôi làng tên là Palayanoor, huyện Triuvanamalai, Tamil Nadu. Nếu phụ nữ Dalit từ chối, họ sẽ không được cung cấp thực phẩm từ những người thuộc đẳng cấp thống trị. Người Dalit phải đối mặt với sự loại trừ bởi giai cấp thống trị.
Khi sơ Alphonse biết về sự tàn bạo này, sơ đã cố gắng xóa bỏ phong tục này và sơ đã bị những người thuộc đẳng cấp cao đe dọa. Sơ Alphonse đã phải đối mặt với rất nhiều rắc rối trong hành trình hướng tới việc mang lại sức mạnh cho phụ nữ Dalit. Họ không cho phép sơ làm việc trong cộng đồng các thợ giặt. Sơ đã bị đánh đập và các cảnh sát đã lập hồ sơ chống lại sơ. Sơ bị đi tù nhiều lần. Sức khỏe của sơ bị ảnh hưởng nhưng sơ không dừng công việc của mình.
Hoa trái trổ sinh
Trong khi làm việc cho cộng đồng này, sơ cố gắng giáo dục các trẻ em nam nữ. Kết quả là, một thiếu niên và một thiếu nữ đã tìm thấy ơn gọi tu trì và được nhận vào giai đoạn đào tạo. Cộng đồng này từng bị coi là những người không thể nhìn thấy, bây giờ đã tìm lại được phẩm giá và quyền của họ nhờ công việc cao quý của sơ Alphonse và cha Valan, một linh mục dòng Salêdiêng.
Sơ Alphonse là người phụ nữ có ngoại hình đơn giản nhưng mạnh mẽ trong xác tín của mình. Sơ là nguồn cảm hứng cho nhiều nữ tu và nhân viên xã hội. Mặc dù sơ phải đối mặt với sự phân biệt đẳng cấp trong Giáo hội và xã hội, sơ vẫn tiếp tục công việc cao quý của mình.
Sr. Alphonse đã được vinh danh với bảy giải thưởng của bang và ba giải thưởng quốc gia vì sự phục vụ không mệt mỏi của sơ.
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất
- Phái đoàn UB Mặt Trận Tổ Quốc chúc mừng Giáng Sinh các cơ sở Dòng Tu
-
Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức: Tân Giám mục Giuse Đỗ Quang Khang dâng lễ tạ ơn -
Cáo phó: Linh mục Giuse Lưu Công Chỉnh, OP về Nhà Cha -
Cáo phó: Nữ tu Marie Pia Thánh Têrêsa Chúa Giêsu qua đời ngày 4-12-2021 -
Thư mời gọi tham gia thiện nguyện ngày 29-11-2021 -
Thư mời hiệp thông: Lần chuỗi Mân Côi trong tháng Mười -
Cáo phó: bà cố Rosa Maria - thân mẫu Lm Barnaba Giám tỉnh Dòng Don Bosco Việt Nam - qua đời ngày 23-9-2021 -
Văn phòng Đặc trách Tu sĩ: Thư mời gọi tham gia chương trình tu sĩ thiện nguyện -
Thư ngỏ Liên Tu sĩ về hiệp thông cầu nguyện và khai giảng năm học mới 2021 -
Dòng Đức Bà Truyền Giáo đáp lời “Thương quá Sài Gòn ơi!”
bài liên quan đọc nhiều
- Cung hiến nhà nguyện Dòng Kín Cát Minh Sài Gòn
-
Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp: Lễ an táng nữ tu Têrêsa Phan Thị Thanh Nhì và nữ tu Maria Trần Thị Kim Chi -
Lễ Truyền Chức phó tế và linh mục tại Học viện Phanxicô Thủ Đức -
Đan viện Cát Minh Sài Gòn: Lễ Thánh Têrêsa Hài đồng & Lễ Thánh Têrêsa Avila -
Văn phòng Đặc Trách Tu Sĩ Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo hướng dẫn cử hành Phụng vụ -
Tân Giám tỉnh Dòng Salêdiêng Bosco Việt Nam -
Dòng Mến Thánh Giá VN khai mạc Năm Thánh mừng 350 năm thành lập -
Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán: Thông báo về việc tin giả mạo ngày 4-8-2021 -
Tu Đoàn Thừa Sai Các Thánh Tông Đồ: Thông báo Tuyển sinh Ơn gọi đợt I năm 2020 -
Có thật là có “quỷ nhập” và “trừ quỷ”?