Nối thêm những nhịp cầu huynh đệ: sinh hoạt định kỳ của Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn TGP.
Sáng ngày 12.6.2010, cuộc họp mặt Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn (BMVĐTLT) TGP lần thứ tư tại TTMV, chủ yếu tập trung vào kinh nghiệm gặp gỡ anh chị em Muslim.
Tiếp cận tín đồ đạo Islam
Tuy không sống trong một đất nước mà Islam là quốc giáo và ít có cơ hội tiếp xúc với người muslim, vì số tín đồ Islam tại Việt Nam là thiểu số, nhưng anh chị em thành viên BMVĐTLT vẫn muốn lắng nghe cảm nghiệm của những người đã gặp gỡ người Muslim (quen gọi là Hồi giáo).
Ước mong này phù hợp với tinh thần Năm Thánh cũng như hướng dẫn của Công đồng Vaticanô II, qua Tuyên ngôn Về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo:
“Giáo hội cũng tôn trọng các tín đồ Hồi giáo, là những người thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, hằng sống và hằng hữu, xót thương và toàn năng, Đấng Tạo Thành trời đất, Đấng đã ngỏ lời với con người. Họ chuyên chăm tuân phục cả những phán quyết bí nhiệm của Thiên Chúa với tất cả tâm hồn, như Abraham đã tuân phục, người mà niềm tin Hồi giáo sẵn lòng noi theo. Dù không nhìn nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa, nhưng họ tôn kính Người như vị Tiên tri, kính trọng Mẹ đồng trinh của Người là Đức Maria và đôi khi cũng sốt sắng cầu khẩn Mẹ” (Nostra aetate, số 3).
* * *
Hiện nay ở Việt Nam có 40 Thánh đường Islam và 21 surao (nơi cầu nguyện nhỏ hơn thánh đường) tập trung ở các tỉnh An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trà Vinh, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai ở miền Nam, tỉnh Ninh Thuận ở miền Trung. Thủ đô Hà Nội có thánh đường duy nhất ở miền Bắc ngụ tại số 12 Hàng Lược gọi là Masjid Al-Noor.
Người Muslim nói tiếng Việt hiện nay có thể tìm hiểu ý nghĩa của Kinh Qur’an bằng tiếng Việt qua bản dịch Việt ngữ do học giả Hassan Bin Abdul Karim (Từ Công Thu) chuyển ngữ. Cuốn “Thiên kinh Qur’an – Ý nghĩa và nội dung” đã được nhà xuất bản Tôn giáo ấn hành lần đầu vào năm 2001 và tái bản lần thứ hai. Cuốn này cũng được nhà vua Fahad bin Abdul Aziz Al-Saud của vương quốc Ả Rập Xê-út cho xuất bản tại đây.
(x. Fatiha, Islam ở Việt Nam, Islamhouse.com, 2009/1430 niên lịch Islam)
Anh chị em đã được nghe một nữ tu dòng thánh Phaolô thành Chartres từng phục vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ và một nữ tu dòng Đức Bà, chia sẻ cảm nhận và suy tư về các cuộc tiếp xúc với người muslim.
Chúng tôi được biết tại Giáo phận nhà, Ban MVĐTLT đã có quan hệ với Ban Đại diện cộng đồng Islam tại Tp. HCM. Học viên tại các Học viện Thần học LDN Phaolô Nguyễn Văn Bình và Học viện Mục vụ cũng được học hỏi về Islam và từng có dịp tiếp xúc với tín đồ của đạo này tại Mosque.
Những nhịp cầu mới trong tương giao liên tôn
Nhìn lại 6 tháng hoạt động, anh chị em cảm nhận được sự khích lệ và đồng hành của Đức Hồng y và cha Tổng Đại diện. Đức Cha Phêrô, Giám đốc TTMV cũng nâng đỡ và dành mặt bằng cho hoạt động Mục vụ giáo phận còn mới mẻ này. Được sự đồng thuận của các mục tử Giáo phận, Ban MVĐTLT đã tạo lập vài “nhịp cầu” cho tương quan giữa các đạo hữu thuộc các tôn giáo khác với người Kitô hữu:
1. Tập san “Nhịp cầu Tâm giao”: nơi chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ tín đồ các tôn giáo khác và thu tập thư mục, tài liệu giúp hiểu biết cơ bản về các tôn giáo, đồng thời tạo một diễn đàn đối thoại liên tôn qua văn bút giữa Kitô hữu và các đạo hữu khác.
2. Văn phòng Mục vụ Đối thoại Liên tôn
Phòng 5 D - 6 bis Tôn Đức Thắng
P. Bến Nghé - Q. 1
E-mail: doithoailienton@gmail.com
Văn phòng này là nơi gặp gỡ, trao đổi và tham vấn cho người Kitô hữu về niềm tin và đời sống tín đồ các tôn giáo chính đang có mặt trong giáo phận.
Văn phòng MVĐTLT duy trì mối quan hệ bằng hữu với các Ban đại diện, Ban Trị sự cũng như với những chức sắc của các tôn giáo bạn.
3. “Tủ sách liên tôn” đang được hình thành để mọi người có nhu cầu hiểu biết thêm về Kitô giáo và các tôn giáo bạn có thể tham khảo tại Văn phòng MVĐTLT.
* * *
ĐHY Gioan Baotixita đã đến thăm và ban huấn từ khích lệ anh chị em dấn thân trên lộ trình còn “ít người đi” này, như xưa kia Chúa Giêsu đến gặp gỡ người phụ nữ xứ Samaria tại giếng Giacóp. Đồng thời, ngài cũng cầu xin Chúa thánh hóa các cuộc hội ngộ sẽ diễn ra tại Văn phòng này.
bài liên quan mới nhất
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 26-12-2021 đến 1-1-2022
-
Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúc mừng Giáng sinh 2021 -
Phái đoàn chính quyền thành phố chúc mừng Giáng Sinh 2021 và năm mới 2022 đến đồng bào Công Giáo -
Thánh lễ Tạ ơn của Đức cha Giuse Đỗ Quang Khang tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Sài-Gòn ngày 19.12.2021 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 20-12-2021 đến 25-12-2021 -
Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng vụ mừng 50 năm hiện diện (1971-2021) -
70 Tình nguyện viên tu sĩ đến phục vụ tại 4 bệnh viện điều trị covid 19 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến Chúa nhật 4 mùa Vọng năm C (2021) -
Hội nghị ‘tri ân’ các tôn giáo tham gia hỗ trợ tuyến đầu chống Covid -
Phái đoàn Nhà Nước chúc mừng Giáng Sinh đồng bào Công giáo Thành phố
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Đại diện Tổng Giáo phận Sài Gòn đón Tân Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Năng -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến từ ngày 20.4.2020 đến 26.4.2020 -
Tổng Giáo phận Sài Gòn: Phụng vụ trực tuyến từ 01-8-2020 đến 08-8-2020 -
Khóa Thường huấn Linh mục Sài Gòn 2019 -
Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn: Chương trình Lễ đêm Giáng sinh 2020